Home > Tin Tức > Sony: ‘Tôi không quan tâm đối thủ cạnh tranh, tôi quan tâm đến khách hàng’
Tin TứcTin Tức Máy Ảnh

Sony: ‘Tôi không quan tâm đối thủ cạnh tranh, tôi quan tâm đến khách hàng’

Sony: 'Tôi không quan tâm đối thủ cạnh tranh, tôi quan tâm đến khách hàng'

Tại Photokina 2018 diễn ra ở Cologne, Đức, vào tháng trước, DPreview có cơ hội trò chuyện với các giám đốc cấp cao từ nhiều hãng sản xuất lớn, trong đó có Sony. Trong cuộc trò chuyện, ông Kenji Tanaka, là Tổng giám đốc cấp cao của Đơn vị kinh doanh 1 thuộc nhóm Hình ảnh kỹ thuật số của Sony, đã có những chia sẻ về cuộc chiến phân khúc máy ảnh mirrorless full frame, về giá trị của APS-C và về kế hoạch tương lai cho dòng a7S.

sonyinterview
Ông Kenji Tanaka – Tổng giám đốc cấp cao của Đơn vị kinh doanh 1 thuộc nhóm Hình ảnh kỹ thuật số của Sony

(T/N: Bài viết trích nguyên văn bài phỏng vấn của DPreview với ông Kenji Tanaka.)

 

Có nhóm khách hàng nào khiến ông cảm thấy có thể tiếp cận hiệu quả hơn không?

Có rất nhiều nhóm khách hàng trong lĩnh vực nhiếp ảnh, và chúng tôi muốn tạo ra sản phẩm cho tất cả những nhóm khách hàng đó. Gần đây, chúng tôi vừa cho ra mắt sản phẩm cho các nhiếp ảnh gia thể thao. Đó là một ví dụ. Chúng tôi muốn mở rộng từng bước một.

Sony đang làm điều gì được xem là độc đáo?

Chúng tôi là hãng sản xuất cảm biến hình ảnh lớn nhất thế giới và đã phát triển được rất nhiều cảm biến độc đáo. Hãy nhìn vào chiếc Alpha 9, cảm biến CMOS stacked là một ví dụ tiêu biểu cho một sản phẩm vừa độc đáo vừa mới mẻ. Những thứ như vậy chính là điểm mạnh khi so sánh với các đối thủ của chúng tôi.

Tuy nhiên cảm biến hình ảnh stacked trên Alpha 9 lại có hơi giống động cơ của một chiếc xe đua công thức 1. Nếu bạn chỉ có động cơ, chiếc xe sẽ không hoạt động được. Bạn còn cần cả những chiếc lốp xe tốt, bộ khung gầm xịn và một tay đua giỏi để điều kiển cả chiếc xe.

Tầm nhìn của chúng tôi là […] mở rộng thị trường.

Các máy ảnh mirrorless full frame đối thủ mới ảnh hưởng như thế nào đến kế hoạch của hãng?

Tôi hoan nghênh sự chuyển mình trên thị trường. Tầm nhìn của chúng tôi không phải là chuyển khách hàng [từ DSLR sang mirrorless], mà là mở rộng thị trường ra.

Tôi không rõ ảnh hưởng [của việc Canon và Nikon tiến vào phân khúc máy ảnh mirrorless full frame] đó sẽ là gì, nhưng chúng tôi vẫn tập trung vào việc tạo ra các khách hàng mới. Đấy là ưu tiên của chúng tôi. Thành thật mà nói, tôi chẳng quan tâm đến đối thủ cạnh tranh của mình đâu, tôi quan tâm đến các khách hàng thôi. Nếu các khách hàng cần nhiều chức năng hơn hoặc chất lượng hơn thì chúng tôi sẽ nỗ lực đáp ứng.

img_0039-acr
Sony a7 III là ảnh máy mirrorless full frame thay đổi ống kính có hiệu suất cao hướng tới các nhiếp ảnh gia và nhà quay phim nhiệt huyết. Theo ông Tanaka, Sony quan tâm đến việc mở rộng thị trường nhiều hơn là việc các đối thủ của ông đang làm gì.

Có bất cứ điều gì khiến ông ngạc nhiên về thông báo từ các đối thủ của mình không?

Không hẳn. Tôi đã dự đoán được là Canon và Nikon sẽ bước chân vào phân khúc này, thậm chí cả Panasonic. Chuyện đấy không có gì đáng ngạc nhiên với tôi. Tuy nhiên xét đến sự đổi mới trong những chiếc máy ảnh thì mỗi hãng đều nên tham gia phân khúc mirrorless, khi mà đây là nơi đang có cơ hội để đổi mới nhất.

Máy ảnh mirrorless có 5 yếu tố cơ bản: ống kính, chất lượng hình ảnh, tốc độ, thời lượng pin – mà một số đối thủ của chúng tôi đang đặc biệt gặp khó khăn – và độ nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ. Mọi người đang cố gắng cải thiện nhiều mảng, nhưng lúc này thì tôi nghĩ Sony đang đứng ở vị trí đẹp nhất.

Ông có thấy khách hàng nào yêu cầu cảm biến lớn hơn full frame chưa?

Hiện tại vẫn còn có rất nhiều chuyện phải làm với cảm biến full frame, do đó lúc này tôi không hề có ý định bắt đầu làm việc với cảm biến hình ảnh mới lớn hơn.

dsc_4051-acr
Sony 24mm F1.4 G Master là ống kính prime full frame nhỏ gọn ấn tượng nhưng đạt độ sắc nét xuất sắc. Trên máy ảnh Sony APS-C, ống kính cho độ dài tiêu cự tương đương là 36mm.

Chúng tôi (T/N: DPreview) rất thích sử dụng ống kính 24mm F1.4 G Master của hãng. Ông có kế hoạch chế tạo thêm các ống kính nhỏ hơn cho dòng ống kính này không?

Tất nhiên là có. Một số khách hàng vừa muốn kích thước nhỏ vừa muốn chất lượng cao, cho nên đó là một trong những mục tiêu của chúng tôi.

Ông có kế hoạch ra mắt các ống kính APS-C mới không?

Có, APS-C là thị trường lớn đối với chúng tôi. Gần đây hầu hết các ống kính mwor của chúng tôi là full frame, tuy nhiên APS-C vẫn là mục tiêu chủ chốt.

Ưu điểm của APS-C là gì?

Tính linh động và dễ sử dụng.

Thị trường APS-C rất quan trọng đối với chúng tôi, […]

nhưng chúng tôi cần hỏi ý kiến khách hàng xem

họ muốn mẫu máy như thế nào.

Chiến lược lâu dài của ông cho APS-C là gì, và liệu chúng tôi sẽ có thể diện kiến một máy ảnh tương tự NEX-7 với bộ điều khiển kép không?

Chúng tôi phải thu được phản hồi của khách hàng. Một số khách hàng đánh giá cao bộ điều khiển kép trên NEX-7, nhưng một số khác thì không. Thị trường APS-C rất quan trọng đối với chúng tôi, do đó chúng tôi sẽ tạo ra nhiều mẫu mới nữa cho thị trường APS-C, nhưng chúng tôi cần hỏi ý kiến khách hàng xem họ muốn mẫu máy như thế nào.

Ông có nghĩ APS-C có thể trở thành định dạng chuyên nghiệp đối với Sony trong tương lai không?

Những người dùng chuyên nghiệp sở hữu rất nhiều máy ảnh. Tất nhiên, máy full frame thường là máy ảnh chính của họ, tuy nhiên về lâu dài, họ sẽ sử dụng APS-C như một máy ảnh sơ cua, cho nên dĩ nhiên là, máy ảnh APS-C cho mục đích sử dụng chuyên nghiệp là tất yếu phải có.

specpage2
Liệu chúng ta có thể nhìn thấy máy ảnh APS-C ‘chuyên nghiệp’ từ Sony không, trong hình dáng của chiếc NEX-7 ngày xưa? Theo ông Tanaka, các ưu điểm của máy ảnh APS-C gồm kích thước – trọng lượng và độ tiện dụng. Tuy nhiên người dùng chuyên nghiệp lại sử dụng máy APS-C như máy ảnh ‘sơ cua’.

Ông có hướng thiết kế khác biệt nào cho ống kính APS-C và full frame không?

Không. Chiến lược của chúng tôi là độc nhất – một ngàm đơn. Ví dụ, các khách hàng APS-C tương lai sử dụng ống G-Master 24mm F1.4 của chúng tôi. Vì vậy thiết kế ống kính của chúng tôi nên phù hợp với mọi loại máy ảnh.

Rất nhiều người dùng APS-C của hãng mua ống kính full frame phải không?

Đúng vậy.

Một số người chụp Sony chia sẻ với chúng tôi là họ muốn cải thiện khả năng kháng thời tiết. Có phải hãng đang làm việc với vấn đề này không?

Tất nhiên là có. Chúng tôi đã nghe được từ rất nhiều khách hàng. Chúng tôi sẽ cố gắng.

Một ngày nào đó máy ảnh a7 III sẽ hạ giá và

bất cứ ai cũng sẽ dễ dàng mua được

Ông có nghĩ giá bán của máy ảnh mirrorless full frame cần hạ xuống không, để người dùng tiếp cận được chúng hơn?

Tôi không thể nói về chiến lược giá bán, nhưng nếu chúng tôi muốn tăng lượng khách hàng, thì dĩ nhiên một số người sẽ phải chấp nhận các máy ảnh trong tầm giá $2000-3000, nhưng một số sẽ ngược lại. Gần đây, máy ảnh a7 II của chúng tôi có giá khoảng $1000. Vậy nên tôi nghĩ là khách hàng của chúng tôi hài lòng với phạm vi giá bán rộng rãi này đối với máy ảnh full-frame.

Một ngày nào đó máy ảnh a7 III sẽ hạ giá vào bất cứ ai cũng sẽ dễ dàng mua được. Rất nhiều khách hàng muốn máy a7 III, nhưng chuyện này sẽ hơi mất thời gian một chút.

Tại sao Sony vẫn trung thành với thẻ nhớ SD?

Hiệu suất thẻ nhớ liên quan đến tốc độ xử lý hình ảnh. Hiện tại thì tốc độ xử lý đang chậm hơn so với SD UHS-II, do đó sử dụng thẻ SD là rất ổn. Tuy nhiên trong tương lai, lấy ví dụ với bất kỳ máy ảnh nào quay video 8K/30p video, thì SD sẽ là không đủ. Nhưng ở thời điểm này, thẻ SD là đủ. Chúng tôi cũng mới công bố thẻ nhớ ‘tough’ SD cho người dùng chuyên nghiệp cần độ bền cao hơn.

Tại sao các máy ảnh của hãng sử dụng hai khe cắm thẻ nhớ?

Có rất nhiều trường hợp sử dụng cho hai khe cắm thẻ nhớ. Ví dụ như sử dụng một thẻ để sao lưu, hoặc một thẻ cho file JPEG và thẻ còn lại cho file RAW. Chúng tôi cho rằng khe thẻ nhớ kép rất hữu dụng đối với khách hàng. Một số khách hàng thấy ổn khi chỉ dùng một khe thẻ nhớ, nhưng từ những nghiên cứu của chúng tôi thì chúng tôi nghĩ, rất nhiều người vẫn sẽ muốn khe kép.

sigma70mm
Ngàm E Sony là ngàm mở, đến mức các hãng sản xuất ống kính khác đều có thể đăng lý sử dụng làm tiêu chuẩn. Sigma 70mm F2.8 Macro là một trong những dòng ống kính đang phát triển từ hãng sản xuất thứ 3, có cả các phiên bản tương thích ngàm FE.

Các hãng sản xuất ống kính thứ 3 quan trọng như thế nào đối với sự phát triển lâu dài của hãng?

Như bạn biết đấy, ngàm E là ngàm mở. Và dĩ nhiên là một cuộc cạnh tranh sẽ nổ ra. Nếu khách hàng có thể chọn giữa các ống kính chất lượng cao, thì đó là chuyện tốt.

Ông có thể mối quan hệ giữa hãng với các hãng sản xuất ống kính thứ 3 không?

Chúng tôi có hợp đồng, và nếu một hãng sản xuất ống kính muốn tạo một ống kính ngàm E thì họ phải đăng ký với Sony. Kế tiếp chúng tôi sẽ tiết lộ các thông số kỹ thuật cho hãng sản xuất đó. Sony không xác nhận thiết kế ống kính, chúng tôi chỉ cho biết thông số ngàm thôi.

Hiện giờ chúng tôi đang lên kế hoạch cho một mẫu a7S tương lai,

nhưng sẽ mất chút thời gian.

Giờ đây 4K đã trở thành tiêu chuẩn trong mọi thể loại, và chiếc a7S II đang trở nên lạc hậu. Ông có còn quan tâm đến phân khúc thị trường này không?

Đương nhiên là có rồi. Các khách hàng a7S II của chúng tôi muốn tạo ra rất nhiều thứ, và để đáp ứng được yêu cầu của họ, chúng tôi đang nghĩ đến việc tạo ra một chiếc máy ảnh nối nghiệp. Tuy nhiên mẫu máy kế tiếp này nên vượt qua cả kỳ vọng của họ. Chính vì vậy hiện giờ chúng tôi đang lên kế hoạch cho một mẫu S tương lại, nhưng sẽ mất chút thời gian.

Các khách hàng a7S II hiện tại của hãng đang muốn thấy điều gì được cải thiện?

Họ muốn 4K/60p, 4:2:2 10-bit, và đương nhiên là thêm thời lượng pin, tăng độ chính xác của AF – nhiều lắm!

p1020405-processed
Sony a7S II hướng đến các nhà quay phim, tuy nhiên trong 3 năm từ khi ra mắt, các khả năng của máy ở một số khía cạnh lại bị thay thế bởi các máy ảnh dòng a7 và chiếc a9 tiện dụng hơn. Theo ông Tanaka, một chiếc a7S III sắp xuất hiện, có khả năng quay 4K/60p, nhưng ‘sẽ mất chút thời gian’.

Ông có nghĩ người kế nhiệm a7S II phải là máy ảnh lai hay đó có thể là mẫu máy chuyên quay video không?

Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi, thì a7S II vẫn là một chiếc máy chụp ảnh tĩnh tuyệt vời. Các điểm ảnh rất lớn, do đó dải tần nhạy sáng cũng rất rộng. Tôi nghĩ cái cần là các tính năng của máy ảnh tĩnh.

Ông từng nói trí thông minh nhân tạo (T/N: AI) sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trên các máy ảnh Sony tương lai. Ông có thể nói thêm về điểm này không?

Tôi không thể trả lời cụ thể được, nhưng chúng tôi cảm thấy là AI rất hữu ích đối với rất nhiều khách hàng. Hiện nay chúng tôi đang có kế hoạch cập nhật các mẫu máy ảnh có sẵn, và tất nhiên là các máy ảnh tương lai sẽ có các tính năng AI mới.

Máy ảnh nên hỗ trợ những người sáng tạo. Lấy nét trên mắt hay lấy nét trên bất kỳ hình dạng nào khác cũng đều là hành động rất phức tạp. Các nhiếp ảnh gia chỉ muốn nghĩ đến bố cục hoặc ghi lại khoảnh khắc. Do đó tôi muốn bỏ đi nhu cầu thao tác lấy nét hoặc bất kỳ thao tác nào khác. Xét về lấy nét tự động thì Sony rất chú trọng việc phát triển AI.

 

Ghi chú của biên tập viên: Barnaby Britton

Cuộc gặp gỡ của chúng tôi (T/N: DPreview) với ông Tanaka vào tháng trước diễn ra sau sự kiện Canon và Nikon bước vào thị trường mirrorless full frame sau một thời gian dài chờ đợi, 5 năm sau khi Sony thành công độc chiếm thị trường này. Khi tôi (T/N: Barnaby Britton) nói chuyện với ông ấy (T/N: Kenji Tanaka) vào đầu năm nay, ông Tanaka đã dự đoán cả hai hãng trên sẽ có sự thay đổi lớn trước cuối năm, và nghe chừng ông ấy cũng không có vẻ ngạc nhiên khi thấy Panasonic cũng tham gia. Như chính ông đã chia sẻ, ‘Tôi không quan tâm đến đối thủ, tôi quan tâm đến khách hàng.’

a7 III sẽ không trở thành một chiếc máy ảnh nghèo nàn

khi phiên bản Mark IV tương lai ra mắt

Đây là một tin đáng mừng đối với những người dùng của dòng máy ảnh a7 và chiếc máy ảnh a9 có tiếng, những người có thể sẽ có sự quan tâm thích đáng trước những gì Canon, Nikon và Panasonic sẽ đem lại trong năm tới. Đồng thời đáng mừng với những người dùng sẵn sàng chờ đợi thêm vài năm nữa trước khi sắm sửa công nghệ mới, có vẻ như Sony sẽ tiếp tục chiến lược giữ lại các mẫu máy cũ của mình trên thị trường với giá bán thấp hơn. Thế hệ mới nhất a7 II đang có giá phải chăng, và chiếc a7 sẽ không trở thành chiếc máy ảnh nghèo nàn nhất khi phiên bản Mark IV tương lai ra mắt, kể cả khi các máy ảnh hỗ trợ AI khiến nhiếp ảnh trở nên dễ dàng hơn cả hiện tại.

Nói đến AI, riêng bình luận này rất đáng chú ý và đáng được trích dẫn lại toàn bộ:

Máy ảnh nên hỗ trợ những người sáng tạo. Lấy nét trên mắt hay lấy nét trên bất kỳ hình dạng nào khác cũng đều là hành động rất phức tạp. Các nhiếp ảnh gia chỉ muốn nghĩ đến bố cục hoặc ghi lại khoảnh khắc. Do đó tôi muốn bỏ đi nhu cầu thao tác lấy nét hoặc bất kỳ thao tác nào khác. Xét về lấy nét tự động thì Sony rất chú trọng việc phát triển AI.

Ông Tanaka cũng mang lại tin tốt cho những người hâm mộ máy ảnh APS-C, cũng như những người dùng a7S II. Về APS-C, ông thừa nhận full frame là mục tiêu chính ở thời điểm hiện tại, nhưng “máy ảnh APS-C cho mục đích sử dụng chuyên nghiệp là tất yếu phải có” và “APS-C vẫn là mục tiêu chủ chốt”.

Rất nhiều yêu cầu từ khách hàng của ông Tanaka đưa ra nhiều gợi ý về tính năng nên có trên máy ảnh a7S III

a7S II vẫn là một chiếc máy ảnh chuyên dụng cao, nhằm đáp ứng các nhu cầu của các nhà quay phim chuyên nghiệp và nhiệt huyết. Nó cần được nâng cấp từ khá lâu, và rất nhiều yêu cầu từ khách hàng của ông Tanaka đưa ra nhiều gợi ý về tính năng nên có trên phiên bản Mark III. Có lẽ là trong buổi sự kiện NAB vào mùa xuân năm tới chăng? Hãy cùng hy vọng nào.

 

(Theo DPreview)