Home > Tin Tức > Tai thỏ trên MacBook Pro mới: nhìn hay thôi thì chưa đủ
Tin TứcTin Tức Apple

Tai thỏ trên MacBook Pro mới: nhìn hay thôi thì chưa đủ

43fdgdgdt4t3

MacBook Pro mới có được bổ sung tai thỏ nhưng có rất ít lợi ích đi kèm.

43fdgdgdt4t3

Cuối cùng, cái ngày nhiều người quan ngại này cũng tới. Apple bổ sung tai nhỏ lên hai dòng MacBook Pro mới nhất. Nhưng bằng cách nào đó, “chuyên gia tai thỏ” Apple lại bỏ quên phần quan trọng nhất của chiếc linh kiện này: Face ID.

Ngược lại hồi 2018, tôi từng bày tỏ muốn Apple làm chính xác những gì họ đã làm ở đây: đưa tai thỏ lên MacBook, lấy chiều rộng chính xác theo cái thanh menu phía trên hệ macOS (trừ khoản có thể ẩn vào để thành full screen).

Đúng là Apple đã thực tế hóa hầu hết các ưu điểm của tai thỏ: viền máy mỏng hơn, cụ thể là viền trên (dù chưa hoàn toàn đến độ quá mỏng), cho phép Apple “tạm chung mâm” với những chiếc laptop Windows cao cấp có bộ viền siêu mỏng đã thành thương hiệu đến từ HP hay Dell.

Và đấy cũng là lý do vì sao việc thiếu sót Face ID ở đây là một sai lầm. Là một công cụ để nhận diện hình ảnh, tai thỏ dần đồng nghĩa với Face ID trên các thiết bị Apple. Việc tai thỏ sờ sờ ở đây nhưng không đi kèm với công nghệ đã liền tên với nó trở thành một điều vô nghĩa. Đành rằng hầu hết người dùng không thích tai thỏ, nhưng khả năng có một mức độ chấp nhận nhất định nếu có thêm Face ID vẫn sẽ cao hơn là ngược lại.

Có thể cơ cấu Face ID quá lớn để nhét vừa vào màn hình laptop, nhưng Apple lại nhét được nó vào cả iPhone và iPad. Sự hiện hữu của bất kỳ hệ thống mở khóa khuôn mặt Windows Hello chạy IR nào ngoài kia cũng là một minh chứng rằng thách thức nào (nếu có) đều có thể vượt qua.

Với cả, nhìn vào độ dày của nắp MacBook Pro mới xem:

image (1)

Chúng ta sẽ tự hỏi, liệu module Face ID thực sự không thể nhét vừa?

Tất cả là về phần cứng: chip M1 Pro và M1 Max đều có kiến trúc giống các chip dòng A mà Apple đã cung cấp nhiều năm nay, mà Apple cũng đã đưa Face ID lên iPad Pro M1 mới đây. Tai thỏ của Apple vốn  ẩn giấu vài phần linh kiện: như người dùng David Pogue viết trên Twitter, phần lõm này (xem hình dưới) đồng thời giấu cảm biến TrueTone, cảm biến ánh sáng và đèn LED trạng thái.

sdsdsa56hkh
Tạm dịch: Trong lúc bạn tự đánh giá về tai thỏ trên MacBook Pro, nên lưu ý là nó không chỉ chứa một camera 1080p, mà còn bao gồm cảm biến True Tone (màu sắc phù hợp theo mọi điều kiện ánh sáng), cảm biến ánh sáng (điều chỉnh độ sáng/sáng bàn phím) và đèn LED khi bật camera.

Dễ hình dung Apple tích hợp nhiều thứ hữu dụng như những gì Face ID làm được trên iPhone trực tiếp vào dòng laptop của họ. Người dùng sẽ có khả năng mở khóa máy tính trước cả khi chạm tay vào bàn phím nhờ sức mạnh của các chip mới M1 Pro và M1 Max. Mở khóa mật khẩu bằng Face ID cực kỳ tiện lợi bởi người dùng đã sẵn nhìn vào màn hình. Và tưởng tượng khả năng sáng tạo với các ứng dụng Animoji và Memoji ngay trên MacBook mà xem.

Thiếu Face ID đồng nghĩa Apple vẫn đang trong cuộc đuổi bắt với Windows. Những năm gần đây chứng kiến hệ thống xác thực bằng khuôn mặt Windows Hello dần trở thành một tính năng tiêu chuẩn trên các laptop. Trong khi đó, Apple biến công nghệ mở khóa khuôn mặt phổ biến của họ thành sản phẩm cá nhân.

Bên cạnh đó là khía cạnh bảo mật. Apple vẫn luôn khoe khoang về độ bảo mật trên các dòng máy tính của họ. Vậy mà họ vẫn chỉ dám khóa máy bằng Touch ID. Theo tài liệu của Apple, xác suất đoán được bộ mật khẩu 4 chữ số là 1/10,000; xác suất một người dấu vân tay để mở khóa Touch ID trên máy tính của một người khác là 1/50,000. Tuy nhiên chính Apple cũng nói khả năng một người ngẫu nhiên cố mở khóa thiết bị của người khác bằng Face ID là 1/1,000,000. Apple đã có sẵn công nghệ bảo mật sinh trắc để đưa lên dòng máy tính của họ; chỉ là họ chọn không làm, từ năm này sang năm khác, từ thiết kế này sang thiết kế khác.

The notch has arrived, whether you like it or not
Tai thỏ đã ở đây, dù bạn thích hay không.

Apple và người dùng của họ đều có thích Touch ID, ít nhất về mặt khái niệm. Cuộc tranh luận giữa sinh trắc dựa trên vân tay đã trở nên gay gắt khi nhu cầu đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe nổi lên, đánh bại rất nhiều tiện ích của Face ID. Thêm nữa là nhiều năm qua đã có tin đồn về việc Apple đã lên kế hoạt đưa đưa Touch ID trở lại iPhone dưới dạng cảm biến dưới màn hình. Nhưng nếu Apple thực sự sợ mất đi vài tiện ích của Touch ID, họ có thể đơn giản là cung cấp cả hai hình thức bảo mật này, đánh liều cho phép người dùng của họ được phép lựa chọn loại phương thức bảo mật sinh trắc muốn dùng. Về mặt an ninh, cho phép người dùng sử dụng cả Touch ID và Face ID cũng là một cách tăng thêm độ an toàn khi xác thực sinh trắc, đồng thời tăng hệ số và lớp bảo mật cho chính Apple và người dùng.

Tai thỏ cho Face ID đáng lẽ sẽ dễ chấp nhận hơn. Hoặc có thể Apple thực sự nghĩ rằng Touch ID là giải pháp đúng đắn cho dòng máy tính của họ và rằng tất cả những gì các dòng MacBook Pro mới nhất cần là một webcam có độ phân giải cao và viền mỏng hơn. Nhưng ở trường hợp đó, Apple đáng lẽ có thể thử làm một cái camera đục lỗ (hole-punch) tương tự loại trên các dòng flagship Android chủ lực, để tăng ngoại hình và cảm giác không giới hạn mà vẫn cho phép họ giảm kích cỡ viền.

Đổi lại, các dòng MacBook Pro mới mắc vào cái thế dở dở ương ương: tai thỏ có thì có, nhưng mà không tới đâu hết.

Theo Chaim Gartenberg @ The Verge