Home > Thủ Thuật > Tổng hợp thủ thuật và mẹo vặt giúp cải thiện kỹ năng chụp ảnh ẩm thực của bạn
Thủ ThuậtThủ Thuật Máy ảnhTin TứcTin Tức Máy Ảnh

Tổng hợp thủ thuật và mẹo vặt giúp cải thiện kỹ năng chụp ảnh ẩm thực của bạn

foodphoto-fr 1

Tác giả: Gurpreet Singh @ Pixpa

Bạn đang muốn học cách chụp ảnh đồ ăn hoàn hảo? Dưới đây là các thủ thuật và mẹo vặt áp dụng chụp ảnh ẩm thực hỗ trợ bạn thành thục hơn ở thể loại nhiếp ảnh này.

Bất kể bạn muốn trở thành nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh ẩm thực hay chỉ đơn thuần muốn đăng ảnh lên Instagram nhằm thu hút thêm khán giả cho bản thân, các thủ thuật và mẹo vặt dưới đây đều rất hữu ích để cải thiện kỹ năng chụp ảnh của bạn. Bài viết này là hướng dẫn tất tần tật tới nhiếp ảnh ẩm thực giúp đưa những bức ảnh của bạn lên tầm cao mới.

foodphoto-fr 1

Nhiếp ảnh ẩm thực là gì?

Nhiếp ảnh ẩm thực (food photography) hiểu đơn giản là chụp ảnh đồ ăn. Nhưng nói thế cũng không hoàn toàn đúng. Cũng giống với bất kỳ thể loại nhiếp ảnh nào khác, nhiếp ảnh ẩm thực cũng là một dạng nghệ thuật và có thể thổi làn gió mới hay mang đến góc nhìn hoàn toàn mới đối với một món ăn. Thể loại nhiếp ảnh này còn được dùng cho các mục đích thương mại, bao gồm quảng cáo và quảng bá. Food photography chuyên nghiệp không chỉ để đăng Instagram mà nó là một sự đầu tư kinh doanh nghiêm túc. Các nhà hàng sử dụng nhiếp ảnh ẩm thực để làm menu và quảng cáo cho bản thân. Bạn cũng có thể bắt gặp ảnh chụp đồ ăn trên bao bì của các món ăn. Trên thực tế, nó có thể là một công việc sinh lời lớn.

Tìm hiểu nhiếp ảnh ẩm thực

Nếu bạn muốn biết làm thế nào để chụp ảnh đồ ăn, một mẹo hay để khởi đầu là xem ví dụ của ảnh chụp đồ ăn chuyên nghiệp. Bạn có thể tìm thấy chúng trên các bao bì, trên trang web của những hàng quán hoặc nhà hàng cao cấp, trên menu và cả trong portfolio trực tuyến của các nhiếp ảnh gia chụp ảnh đồ ăn (food photographer) thực sự hoạt động trong ngành. Học hỏi từ những bức ảnh đó sẽ giúp bạn hiểu được ngành này kỳ vọng những gì. Hãy xem những bức ảnh đó hoàn thiện thế nào: đó không đơn thuần là ảnh chụp vội bữa trưa của bạn bằng iPhone.

Kể cả phía sau những bức hình đơn giản nhất cũng cần tốn rất nhiều công sức. Các thủ thuật chụp ảnh đồ ăn dưới đây sẽ hỗ trợ bạn nắm được cách các tay máy chuyên nghiệp làm việc với thể loại này.

Giờ chúng ta sẽ nói về một số mẹo và kỹ thuật chụp ảnh ẩm thực để giúp bạn khởi động. Bắt đầu là các yêu cầu về máy ảnh và thiết bị để chụp đồ ăn.

Thiết bị để chụp đồ ăn

Mặc dù nhiều người mới bắt đầu chụp đồ ăn thường khởi đầu với những thiết bị đơn giản ví dụ iPhone, nhưng nhìn vào nhiếp ảnh ẩm thực nghiêm túc thì việc trang bị một chiếc máy ảnh kỹ thuật số ổn áp và các thiết bị phù hợp sẽ tạo nên sự khác biệt rõ ràng.

Máy ảnh kỹ thuật số phù hợp nhất để chụp ẩm thực

Tuy các dòng máy ảnh số full frame thường được đề xuất cho tay máy chuyên nghiệp, nhưng bạn cũng có thể bắt đầu từ một chiếc máy ảnh có cảm biến nhỏ hơn. Dòng cảm biến ảnh crop thường có giá bán rẻ hơn, nhưng chúng sẽ vận hành cùng ống kính hơi khác và cho ra ảnh cũng hơi khác. Như ở tên gọi, dòng máy ảnh này cho ra ảnh bị cắt nhỏ lại. Trong khi máy ảnh có cảm biến full frame có thể phủ vùng rộng hơn.

Dưới đây là một số đề xuất đối với máy ảnh số thích hợp nhất để chụp ảnh đồ ăn, cả full frame và crop.

  • Canon EOS 5D Mark IV (full frame)
  • Nikon Z6 (full frame)
  • Canon EOS 750D (crop)
  • Nikon D3400 (crop)

Ống kính thích hợp nhất để chụp đồ ăn

Dòng ống kính một tiêu cự thường là lựa chọn tốt nhất để chụp ảnh đồ ăn. Thật vậy, chúng cung cấp khẩu độ rộng hơn, từ đó cho phép điều khiển độ sâu trường ảnh tốt hơn. Các ống prime 80mm hoặc 50mm là đề xuất thường thấy trong nhiếp ảnh ẩm thực chụp trên máy ảnh số full frame.

Khi dùng máy ảnh crop, bạn sẽ cần điều chỉnh ống kính theo tỉ lệ crop của máy ảnh. Tỉ lệ crop này là mức độ cắt ảnh tính theo chuẩn ảnh phim 35mm. Khi bạn nhân chiều dài tiêu cự của ống kính với tỉ lệ crop, bạn sẽ thu được tiêu cự thực nơi ảnh của bạn sẽ được chụp lại. Như vậy, hiệu ứng một ống 80mm trên máy ảnh crop sẽ có độ crop 1.6, vậy bạn sẽ cần dùng một ống 50mm.

Trang bị ống kính macro sẽ rất hữu ích, giúp bạn chụp được ảnh cận cảnh và nhiều chi tiết.

Các trang bị khác để chụp đồ ăn

Tripod là món đồ thiết yếu khi chụp ảnh đồ ăn, giúp giữ máy ảnh của bạn ổn định, triệt xóc máy.

Mặc dù có rất nhiều food photographer thích ánh sáng tự nhiên, nhưng việc dùng ánh sáng nhân tạo giúp bạn kiểm soát được nhiều hơn trong môi trường studio. Dùng thêm đèn flash, đèn cây và tản sáng cũng giúp bạn điều chỉnh ánh sáng phù hợp với nhu cầu chụp cụ thể của bạn.

Đạo cụ nhiếp ảnh

Đạo cụ khá hữu ích và quan trọng khi chụp ảnh đồ ăn. Các bộ bát đĩa bằng gốm tinh xảo, thớt cắt và khăn ăn đều có thể giúp bạn thiết lập và tạo phong cách cho bức ảnh của bạn, tạo ra những tác phẩm đẹp mắt.

Chuẩn bị cho nhiếp ảnh ẩm thực chuyên nghiệp

Food styling (tạo mẫu cho món ăn) rất phức tạp và cầu kỳ, tới mức nhiều người làm nghề chuyên nghiệp phải dành toàn bộ thời gian của họ cho nghề. Ở mức độ cao nhất, food photographer sẽ làm việc với food stylist để giảm bớt phần việc. Tuy nhiên khi bạn mới bắt đầu cải thiện các kỹ năng của mình thì bạn chắc chắn sẽ cần tự tìm hiểu cách chuẩn bị và tạo mẫu cho một bức ảnh đẹp của chính bạn. Điều này sẽ giúp ảnh của bạn lập tức nhìn như ảnh ẩm thực chuyên nghiệp, cho bạn cơ hội làm đẹp portfolio.

Các món ăn phù hợp nhất để chụp là những món trông ngon mắt kể cả khi chúng đã nguội, để lâu trong studio hàng tiếng liền, có kèm sốt hoặc texture có thể áp dụng để làm nổi bật sự không hoàn hảo. Tuy nhiên các món như thế lại không dễ kiếm, cũng như bạn sẽ không lúc nào cũng kiếm được một món hoàn hảo để tác nghiệp. Đồng nghĩa bạn phải học cách tác nghiệp nhanh, khi mà đồ ăn có thể tan chảy, héo úa hay vỡ vụn ra trong điều kiện của studio. Hãy có thêm một phần tương tự để dự phòng. Chút lem của nước sốt, vụn bánh, trái olive sứt sẹo hay ít rau mùi – tất cả những chi tiết nhỏ nhặt này đều sẽ giúp bức ảnh trông thú vị hơn.

Dẫu vậy phải chú ý là khi nhìn vào các ví dụ chuyên nghiệp, bạn có thể thấy là chúng không hề bẩn thỉu hay lộn xộn. Mọi thứ đều chu toàn, bất kỳ vật rải rác hay vụn nào cũng đều được đặt để có chủ đích.

foodphoto-fr 2

Hãy xịt một ít nước hoặc quết ít dầu lên món ăn của bạn, sử dụng ánh sáng tự nhiên và đánh đèn để lấp các mảng bóng, đây là mẹo chụp ảnh đồ ăn, giúp tạo ngoại hình hấp dẫn vị giác hơn. Bản thân món ăn cũng sẽ cần được làm phồng, dựng thẳng, đính treo hoặc được sắp xếp lại khi cần để tăng hiệu ứng thị giác.

Hình dung so sánh giữa quảng cáo đồ ăn nhanh với món ăn trong thực tế – sự khác biệt có thể là một trời một vực!

Bố cục khung hình cho ảnh chụp đồ ăn của bạn sẽ không khác với các thể loại ảnh khác.

Bạn phải đạt được sự cân bằng, sử dụng các kỹ thuật như Quy tắc 1/3, tính toán để đạt hiệu ứng. Các đường dẫn như dao nĩa đặt trong khung hình cũng phải rất sáng tạo.

Phần backdrop của food photography phải thật hữu dụng: bạn sẽ muốn đầu từ nhiều loại backdrop để hình ảnh trông đa dạng. Phần phông nền này nên có vẻ trung hòa mà vẫn thích hợp, ví dụ bàn gỗ, trang trí cafe… Dụng cụ ăn uống ấn tượng cũng giúp xây dựng bối cảnh, nhưng phải hạn chế để chúng không hấp dẫn hơn món ăn. Món ăn phải luôn là tâm điểm của ảnh chụp đồ ăn!

Các góc máy để chụp ảnh ẩm thực

Cú máy rõ ràng nhất là chụp trực tiếp từ trên xuống món ăn, tức là lấy góc vuông. Tuy nhiên góc chụp này không phải lúc nào cũng là đẹp nhất, nếu bạn định chụp món có chiều cao hoặc nhiều lớp lang, cú máy từ trên xuống sẽ không hiệu quả.

Đổi lại, hãy chọn một góc máy theo món ăn và chụp thử, kế đó đổi sang các góc 25 độ và 75 độ. So sánh các ảnh với nhau, xem ảnh nào đẹp nhất trong số đó. Qua thời gian, bạn sẽ hình thành được bản năng để lấy được bố cục tốt nhất. Hãy chắc rằng bạn đã thử nghiệm mọi thứ trước khi chụp chính thức, bởi nếu không bạn sẽ chỉ tốn thời gian chỉnh đi sửa lại rồi hết thời gian để chụp ảnh.

Bạn có thể dùng các đạo cụ sáng tạo như ly rượu, đế bánh hoặc đơn giản là một cái thớt cắt để nâng cao các yếu tố nhất định trong cảnh hoặc tạo ra một bố cục kịch tính hơn.

Phải đảm bảo có gì đó thú vị trong khung hình – nhưng cũng nhớ là món ăn nên chiếm trọng tâm.

Nếu bạn muốn chụp góc khác, chú ý backdrop phải trải rộng toàn không gian chụp. Bạn sẽ không muốn một setup hoàn hảo lại bị phá hủy bởi hậu cảnh không hoàn chỉnh!

Tạo ra chủ thể chính

Làm thế nào để đảm bảo món ăn vẫn là chủ thể chính trong bức ảnh của bạn? Một trong những cách để đạt được điều này là sử dụng độ sâu trường ảnh. Khi bạn lấy nét vào món ăn bạn muốn làm nổi bật, vừa để hậu cảnh nhòe vừa phải ở phía sau, món ăn sẽ nằm trong tầm nhìn tập trung của người xem. Lúc này hậu cảnh góp phần bổ sung cho câu chuyện tổng thể chứ không gây nhiễu nó.

Các kỹ thuật macro và ống kính có thể rất hữu dụng trong nhiếp ảnh ẩm thực. Tuy nhiên bạn không nên biến điều này thành phương thức tác nghiệp duy nhất.

Hãy xem xét thứ tạo nên điểm mạnh lớn nhất của món ăn mà bạn sẽ chụp. Nó là hình dáng, màu sắc, chất liệu hay hình thức trình bày? Món ăn đó có bao gồm những nguyên liệu tươi sống? Nó có như một món ăn chữa lành, hàng cao cấp hay đồ ăn đơn giản tiện lợi? Khi bạn hiểu được tại sao người ta muốn mua một món ăn, bạn sẽ chụp được những bức ảnh có thể làm nổi bật lý do cho món đó. Kế đó bạn sẽ điều chỉnh ánh sáng để dễ làm lộ texture của món, thay đổi đạo cụ hoặc áp dụng độ sâu trường ảnh khác để thể hiện được điều bạn muốn truyền tải.

Bạn cũng sẽ cần suy nghĩ về màu sắc trong bức ảnh. Hậu cảnh và đạo cụ nhìn chung nên có màu trung tính hoặc tối để nổi bật trên nền sau nhưng không lấn át được màu sắc rực rỡ của món chính.

Những món ăn thích hợp để chụp trên nền tối màu nhất là các món có độ tưởng phản cao và nổi trội, dễ để lại ảnh hưởng.

Ánh sáng trong food photography

Ánh sáng trong nhiếp ảnh ẩm thực nên được tán nhẹ. Ánh sáng tự nhiên là giải pháp tốt nhất, nhưng giả dụ lúc chụp là giữa trưa và ánh sáng quá gắt thì sao? Bạn sẽ cần theo một tấm vải trắng ở cửa sổ để giải quyết vấn đề này, giúp bạn có được nguồn chiếu sáng được tán nhẹ, đều khắp khung hình hay vì tạo ra bóng đổ đậm.

Bạn cũng có thể đạt được hiệu ứng này khi dùng phụ kiện như softbox lớn phủ toàn setup của bạn. Khăn ăn màu trắng cũng là bộ lọc hoàn hảo, bạn có thể cắt các mặt bên và phía trên thùng giấy, chỉ chừa lại khung mỏng và dán khăn giấy vào, như vậy cũng có thể thu được ánh sáng dịu đẹp.

Khi chụp vật thể sáng bóng loáng như chảo bạc, ly thủy tinh, chất lỏng… bạn thấy chính bạn xuất hiện trong hình ảnh phản chiếu. Hậu kỳ sẽ là công đoạn tốn nhiều thời gian và công sức. Để loại bỏ vấn đề này, bạn có thể tạo một cái khung từ bìa xốp trắng hoặc thùng giấy. Cắt một lỗ tròn bằng cỡ ống kính và xỏ ống kính qua. Hình phản chiếu lúc này sẽ chỉ lấy được ô kính tròn của bạn, những thứ khác sẽ được lược bỏ tiện lợi.

Hậu kỳ và chỉnh sửa ảnh ẩm thực

Bạn cần suy tính về nhu cầu sử dụng hình ảnh ngay từ khi chọn backdrop, bát đĩa và thiết lập ánh sáng. Bạn cần tách biệt món ăn khỏi phông nền thì đơn giản nhất là thiết lập phông màu trắng. Đây là kỹ năng hữu ích cần có, thực hiện nó chính xác sẽ cần thời gian và thực hành nhiều. Với Photoshop bạn sẽ cần chọn toàn bộ vùng màu trắng bằng cây đũa Magic Wand rồi xóa chúng. Nếu bạn chỉ vướng 1 yếu tốt thì việc xử lý cũng khá đơn giản.

Đối với nhiều yếu tốt phức tạp, bạn sẽ cần sử dụng Path hoặc các công cụ chọn khác để tăng độ chính xác. Nếu bạn làm việc trên lớp nền trong suốt, bạn sẽ cần chọn làm định dạng .jpg, trừ khi có yêu cầu cụ thể từ khách hàng muốn giữ lại nền trong suốt khi lưu ảnh cuối.

Giới thiệu những bức ảnh của bạn

Bạn trình bày những bức ảnh chụp đồ ăn của bạn thế nào sau khi chụp xong? Việc này cũng quan trọng như các kỹ năng cần để chụp ảnh.

Kể cả nếu bạn chưa được thuê, việc thiết lập mục tiêu cho bản thân là một ý tưởng rất hay, ví dụ chụp món ăn cho quảng cáo khai trương của nhà hàng mới chẳng hạn, và trung thành với mục tiêu này. Bạn cũng có thể tạo các bản mock-up sử dụng hình ảnh để thêm vào portfolio của bạn và minh họa rằng bạn hiểu được nhu cầu của khách hàng.

7 thủ thuật chuyên nghiệp để chụp ảnh ẩm thực

Nếu bạn đã sẵn sàng chụp ảnh ẩm thực ở mức độ cao hơn, dưới đây là những việc bạn có thể làm để tăng tính chuyên nghiệp cho ảnh của bạn.

Luôn sử dụng tripod

Một thủ thuật hay ho khi chụp ảnh đồ ăn là bắt đầu chụp từ xa bằng máy ảnh trên tripod. Setup này giúp triệt xóc máy và cho phép bạn xem ảnh ngay trên các nền tảng lớn hơn màn hình LCD của máy ảnh. Đồng nghĩa bạn cũng có thể soi ra bất kỳ khiếm khuyết tiềm năng nào để điều chỉnh ngay và tạo ra những bức ảnh hoàn hảo nhất có thể.

Tinh chỉnh màu sắc của ảnh chụp đồ ăn

Hãy đảm bảo bảng chỉnh màu của bạn trùng khớp với màu sắc trong thực tế. Bạn cũng có thể điều chỉnh màn hình để xem được chính xác ảnh trông như thế nào rồi điều chỉnh thiết lập đầu ra của máy in sẽ dùng để xác định màu có còn chính xác hay không. Quá trình này có vẻ phức tạp và chi tiết nhưng cần thiết để đảm bảo màu sắc chân thực.

Các đường và lớp trong ảnh chụp đồ ăn

Các đường và lớp là yếu tố quan trọng trong ảnh ẩm thực nói riêng và nhiếp ảnh nói chung. Sử dụng các đường và lớp trong ảnh của bạn cũng tạo cảm giác chiều sâu cho ảnh, để ảnh không bị phẳng ra. Các đường dẫn được tạo ra từ dụng cụ ăn uống hoặc đạo cụ khác cũng giúp cải thiện đường nhìn cho bức ăn, thu hút mắt người nhìn vào món chính. Bạn có thể tận dụng texture của khăn ăn, đĩa sứ và của chính món ăn để sáng tạo lớp lang và tăng chiều sâu cho ảnh. Ảnh ẩm thực dễ bị chụp phẳng nên đây sẽ là điểm quan trọng bạn muốn lưu ý.

Chụp phần sương khói

Trong food photography, khá khó chụp đĩa trắng khi món còn nóng. Phần khói bốc lên từ một món ăn đang nóng sẽ khiến món đó trong ngon miệng hơn, nhưng không phải lúc nào nó cũng dễ chụp, nhất là khi món ăn chỉ mất vài giây để nguội đi. Giải pháp là nhúng vài miếng bông vải trong nước sôi rồi giấu chúng phía sau đĩa đồ ăn để “tái tạo” lại khói.

Sử dụng backdrops trung tính để chụp ảnh đồ ăn

Backdrop chụp ảnh đồ ăn phải luôn có màu trung tính. Hậu cảnh quá màu mè sẽ gây nhiễu cho chủ thể chính của bức ảnh. Hình dùng một bức tranh vẽ tĩnh vật thường thấy là được. Các họa sỹ thường sử dụng phông tối màu để làm nổi trái cây sáng màu. Nhiếp ảnh cũng áp dụng nguyên tắc tương tự. Food blogger thường sử dụng phông trắng hoặc đen để món ăn trông nổi bật hơn.

Loại bỏ sự lộn xộn khi chụp ảnh đồ ăn

Nghe rõ ràng là vậy nhưng bạn vẫn sẽ bất ngờ khi thấy rất nhiều tay chụp mới luôn chụp ra ảnh có hậu cảnh rối rắm. Phải nhớ luôn có sự khác biệt giữa sự rải rác nghệ thuật và sự lộn xộn. Chú ý lau sạch viền đĩa và phủi bỏ các vụn nhỏ, giữ hậu cảnh sạch sẽ. Một hai chiếc thìa làm phụ kiện thì được nhưng vị trí đặt phải được tính toán chứ không đặt bừa.

Sử dụng không gian âm

Đừng làm quá tải ảnh của bạn bằng đạo cụ. Không gian âm hay không gian trống sẽ cho phép mắt người xem được nghỉ và ảnh cũng dễ cảm hơn. Bạn không cần vây món tráng miệng bằng mọi thể loại dâu hay kẹo. Không gian âm còn giúp bạn được tự do thêm thắt chữ, khẩu hiệu, barcode hay giá bán, thuận tiện khi chụp ảnh thương mại.

Dưới đây là một số portfolio food photography thú vị để truyền cảm hứng cho bạn:

Anwita + Arun

Trang web của Anwita Arun
Trang web của Anwita Arun

Anwita + Arun là một cặp đôi sáng tạo đến từ Noida, Ấn Độ chuyên chụp ảnh, tạo mẫu đồ ăn, minh họa và thiết kế. Họ thường làm việc với các khách hàng thương mại gồm các nhãn hàng và công ty quảng cáo. Bộ đôi này cũng chụp menu cho nhà hàng và khách hàng. Anwita và Arun đều là chuyên gia về sáng tạo các giải pháp tạo mẫu đồ ăn độc đáo. Sự linh hoạt và khéo léo của họ sẽ truyền cảm hứng cho bạn!

Maja Lewicz

Trang web của Maja Lewicz
Trang web của Maja Lewicz

Maja Lewicz là photographer và food stylist từ Netherlands. Maja tự nhân là người kể chuyện dùng đồ ăn và nhiếp ảnh như một cách để truyền đạt cảm xúc. Hậu cảnh trong ảnh của Maja thường khá rối và thân mật. Maja cũng thường thêm người và tay vào hậu cảnh ảnh, cho phép nhiếp ảnh gia này bổ sung khía cảnh con người vào ảnh chụp đồ ăn của mình và truyền tải cảm giác vui vẻ tới từ các món ăn.

Insy Chengappa

Trang web của Insy Chengappa
Trang web của Insy Chengappa

Insy Chengappa là food photographer và videographer Dubai. Insy chủ yếu làm việc với các nhãn hàng và nhà hàng để làm quảng cáo, menu, food styling… Ngoài chụp ảnh đồ ăn, Insy cũng sáng tạo các video ẩm thực và công thức nấu nướng ngắn có thể dùng làm quảng cáo và đăng mạng xã hội.

Doaa Elkady

1633344922-357926-doaajpg
Trang web của Doaa Elkady

Doaa Elkady là food photographer New York chuyên chụp ảnh ẩm thực xúc cảm cho các nhà hàng và thương hiệu. Doaa tận dụng ánh sáng tự nhiên và màu sắc xuất sắc trong các tác phẩm của cô. Cô cũng chụp ảnh phát triển công thức, đây là một dạng chụp ảnh đồ ăn tập trung vào các giai đoạn khác nhau trong quá trình nấu nướng một món ăn.

David Williams

Trang web của David Williams
Trang web của David Williams

David Williams là một food photographer người Mỹ làm việc với nhiều khách hàng trên toàn thế giới. Vừa là nhiếp ảnh gia vừa là người yêu ẩm thực, anh chuyên về các món chay, phát triển công thức nấu nướng và nhiếp ảnh. Đam mê của David với nhiếp ảnh ẩm thực hình thành từ các hiểu biết về dinh dưỡng và tình yêu nhiếp ảnh.

Kết

Các thủ thuật trên đây sẽ giúp bạn khởi động với nhiếp ảnh ẩm thực từ cấp độ vỡ lòng lên tới chuyên nghiệp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất chính là liên tục luyện tập. Lý thuyết có hạn chế của nó. Chỉ khi bạn bắt tay vào chụp thì bạn mới thực sự hiểu được.

Hãy chụp càng nhiều ảnh đồ ăn càng tốt, tới khi có kinh nghiệm hơn, bạn có thể thêm thắt các thủ thuật và mẹo vặt của riêng bạn.

Các câu hỏi thường gặp

Chụp ảnh đồ ăn thì cần những gì?

Một chiếc máy ảnh số ổn áp, ống kính prime 50mm và tripod là những thiết bị cơ bản nhất để chụp ảnh ẩm thực chuyên nghiệp. Tuy nhiên bạn không cần chờ tới đó mới bắt đầu. Một chiếc smartphone có camera ổn, giá đỡ điện thoại di động và có thể điều chỉnh kết hợp ánh sáng tự nhiên đẹp cũng đủ để bạn bắt đầu chụp ảnh đồ ăn dù chỉ mới chập chững.

Bắt đầu chụp ảnh ẩm thực như thế nào?

Nếu bạn là người hoàn toàn mới bắt đầu, cách tốt nhất để bắt đầu chụp ảnh đồ ăn đơn giản là quan sát và học hỏi. Bạn có thể tham khảo ảnh trong tạp chí, quảng cao, blog ẩm thực để hiểu được cách chúng được chụp và chỉnh sửa. Sau bước này là bước sắm cho mình một chiếc máy ảnh số giá phải chăng, đơn giản hay thậm chí một chiếc smartphone đủ tốt để tự tay chụp thử.

Nhiếp ảnh ẩm thực tốn kém bao nhiêu?

Tương tự các thể loại nhiếp ảnh khác, mức giá của food photography trải rộng. Phần lớn food photographer sẽ tính giá khác nhau dựa trên kinh nghiệm của họ, độ quan trọng của khách hàng, mức độ khó của buổi chụp, số ảnh cần chụp, nhu cầu đạo cụ và tạo mẫu.

Chụp ảnh ẩm thực có phải là nghề kiếm ra tiền không?

Nhiếp ảnh ẩm thực cũng như các loại nhiếp ảnh thương mại khác đều chắc chắn kiếm ra tiền rồi, nhất là khi so sánh với chụp chân dung. Lý do nằm ở việc nhiếp ảnh gia chụp ẩm thực sẽ thường làm việc với các thương hiệu lớn, chủ doanh nghiệp và đại lý có ngân sách lớn, thay vì với khách hàng cá nhân hay gia đình. Food photographer cũng có thể thu phí quyền sử dụng để cho phép khách hàng sử dụng ảnh họ chụp cho các phương thức truyền thống khác nhau.