Trải nghiệm chụp ảnh với Ricoh GR III: Mua ngay, không nói nhiều!
‘Chiếc máy ảnh xuất sắc nhất là chiếc bạn đang sở hữu’. Chắc ai đó như thánh Gandhi đã nói câu nào kiểu vậy. Mà thực ra chẳng phải đâu.
Cái đúng ở đây, và cũng là cái mà tác giả câu cách ngôn trên muốn truyền tải, đó là chiếc máy ảnh xuất sắc nhất thế giới cũng sẽ vô dụng thôi nếu bạn cứ giữ rịt nó ở nhà. Như những tay mê ảnh ấy, mang theo máy ảnh gần như mọi lúc mọi nơi, dù nó có là máy ảnh 12MP trên điện thoại đi nữa. Dĩ nhiên là bộ máy chụp thường ngày sẽ khác với bộ máy khi đi làm chuyên nghiệp rồi, nhưng dù là gì, vẫn phải đưa các em nó ra đường và sử dụng.
Nếu đi chụp dài ngày, hai thân máy Nikon D3S với mấy ống kính zoom f/2.8 là đủ bảo toàn cho cái lưng rồi. Còn muốn nhẹ nhàng hơn nữa, có thể chọn Fujifilm X100F hoặc Leica M10, dù ống kính cố định khá là bất tiện. Nikon Z7 với kit zoom 24-70mm f/4 của nó cũng là một lựa chọn rất linh hoạt. Tất cả đều ổn, ngoại trừ một điểm: nhỏ bỏ túi. Đây cũng là khởi điểm cho dòng máy ảnh Ricoh GR.
Người viết bài là anh Barney Britton đến từ DPReview, chia sẻ anh từng sở hữu một con Ricoh GR II khá là lâu, và anh rất thích chiếc máy ảnh này. Anh luôn có thể bỏ lọt GR II vào túi trước ngực áo khoác của mình, đến nỗi túi áo anh hằn cả dáng máy. Dù 28mm không phải là lựa chọn của Barney khi xét về tiêu cự, đây vẫn là một tiêu cự đủ thân thiện với hầu như mọi loại ảnh chụp thông thường như chụp bạn bè, đường phố, cảnh ngoài trời nói chung. Dòng máy ảnh GR nhìn chung gồm những chiếc máy ảnh tuyệt vời cho những dịp leo núi hay đạp xe đạp, nhờ vào thân máy cứng cáp chắc chắn và kích thước nhỏ nhắn. Bên cạnh đó, tiêu cự 28mm cũng hoàn hảo để chụp tốc ký phong cảnh đường bộ hành.
“Khớp các tệp ảnh 16MP khá là nhỏ của GR II vào quá trình làm việc của tôi hóa ra lại rất gượng ép.”
Lý do sau này Barney bán GR II đi (bật mí là bán cho một đồng nghiệp cũng ở DPReview), là do anh nhận thấy bản thân đang làm việc với các dự án cần độ phân giải 24MP trở lên chỉ tìm thấy trên các máy ảnh DSLR hay máy ảnh mirrorless. Lúc này để khớp các tệp ảnh 16MP khá là nhỏ của GR II vào quá trình làm việc của anh hóa ra lại rất gượng ép. Do đó buộc lòng Barney phải sang tay nó cho chủ mới.
Barney chia sẻ, anh từng nghĩ, giá như anh biết trước sẽ mất bao lâu để thế hệ thứ ba của dòng máy này ra mắt, thì có thể anh sẽ tiếp tục giữ GR II. Tuy nhiên khi Ricoh GR III chính thức ra mắt, thế hệ máy ảnh mới này có vẻ cũng giải quyết được ba nỗi niềm lớn nhất mà Barney từng có trên GR II.
Trước tiên là, độ phân giải đã được tăng lên. Từ 16MP lên 24MP không phải là một bước nhảy vượt bậc, tuy nhiên con số mới cũng đủ tạo ra sự khác biệt, cũng như đủ để biến tỉ lệ crop khiêm tốn trở thành một lựa chọn. Barney cho hay anh vẫn thích 35mm hơn 28mm, và ở chế độ crop 35mm GR III xuất tệp 15MP – gần giống độ phân giải trên thế hệ II ở tiêu cự 28mm. Cá nhân Barney không thường chụp ở chế độ crop, nhưng chế độ crop trên GR III vẫn khá là đáng hoan nghênh với số điểm ảnh còn lại là vừa đủ dùng.
Thứ hai là, tính năng lấy nét tự động đã được nâng cấp lên nhận diện theo pha trên cảm biến. Điều này hứa hẹn AF nhanh hơn và ít trễ hơn trường hợp trên GR II.
Sau cùng là, cảm biến GR III có ổn định. Đã có nhiều tranh cãi xoay quanh chuyện này – tại sao lại cần ổn định để chụp ở tiêu cự 28mm? À thì nếu bạn chụp trên DSLR hay hầu hết các máy thay đổi ống kính (ILC) thì đúng là không cần thật. Các máy ảnh lớn và nặng hơn thường hấp thụ các rung động do cầm tay khá là tốt. Tuy nhiên với các máy ảnh nhẹ như GR II hay GR III, thường được thiết kế để sử dụng trên một tay để chụp tốc ký, thì một ‘cánh tay’ hỗ trợ nữa sẽ rất hữu dụng. Trải nghiệm cá nhân của Barney cho thấy anh có thể chụp những bước ảnh cầm máy an toàn với tốc chậm khoảng 1/10 giây có bật ổn định hình ảnh, cho ra các kết quả ngoài mong đợi khi chụp những chủ thể như dòng nước đang chảy, hoặc đơn giản là giữ mức ISO thấp trong các điều kiện nhiều tối.
Cá nhân Barney từng ôm hy vọng là GR III có thể được trang bị EVF tích hợp, kiểu kiểu giống với những gì được trang bị trên Sony Cyber-shot RX100 VI. Tuy nhiên trên thực tế, ngay khi Ricoh thông báo GR III sẽ trang bị IBIS và kích thước có thể nhỏ hơn thế hệ II, thì Barney tự khắc hiểu là trên máy mới sẽ không có chỗ nào trống cho EVF. Thậm chí còn không đủ chỗ để đặt đèn flash. Barney chấp nhận thực tại rất dễ dàng, dù với nhiều người dùng khác, mất cả flash cóc là một tổn thất đáng buồn.
Một thông tin từng khiến Barney quan ngại khác là Ricoh thiết kế lại ống kính cho GR III, tuy nhiên khi nhìn lại ảnh chụp, Barney khẳng định nét ảnh đã kém sắc nét hơn so với những gì anh trông đợi. Bokeh cũng không xuất sắc, nhưng công bằng mà nói thì cơ hội xóa phông bằng ống kính 28mm f/2.8 vốn đã rất mong manh rồi, trừ khi bạn chụp với dòng macro.
Khi so sánh trực tiếp GR II và GR III, có thể thấy rõ là Ricoh đã sắp xếp gọn gàng lại phần giao diện, cũng như lược bỏ một vài nút vật lý từ đời GR II, tuy nhiên không có thay đổi nào gây vướng víu. Với các ảnh chụp tốc ký, Barney sử dụng GR III gần như giống hệt cách anh từng dùng để chụp với thế hệ II: ở chế độ khẩu ưu tiên, thường là giữa f/4-8, anh sử dụng AF vùng tự động.
Màn hình phía sau giờ đây có thêm tính năng cảm ứng, cũng là lý do trên nó có một lớp kính phản xạ cao cấp. Hôm nào trời nắng đẹp mà chụp bằng GR III thì xác định là khỏi xem trước bố cục, do đó Barney đã gắn thêm một chiếc kính ngắm quang học 28mm cũ của mình lên máy, giúp anh thao tác dễ dàng hơn. Nhược điểm là nếu gắn thêm kính ngắm, thì GR III chẳng còn nhỏ bỏ túi được nữa.
“Có lẽ nhược điểm lớn nhất của GR III phải là thời lượng pin.”
Một lựa chọn để dùng ngoài trời là tăng độ sáng màn hình (Barney chia sẻ là anh đã đặt một nút quay phim thành nút truy cập nhanh vào thiết lập này), nhưng cái gì cũng có cái giá của nó. Có lẽ nhược điểm lớn nhất của GR III phải là thời lượng pin. Tuy bạn có thể canh từng trăm tấm hình mỗi lần sạc với xem ảnh tối thiểu, nhưng nếu bạn chụp ở tốc chậm (cần IBIS) hoặc làm việc với độ sáng màn hình nâng cao, và không có pin dự phòng thủ sẵn trong người, thì đó đồng nghĩa là bạn đang chơi liều đấy. Cũng không phải bết lắm cỡ Sony Cyber-shot RX1R II, chỉ nói chung là, tệ. Tương tự các máy ảnh pin nhỏ, bộ báo pin trên GR III cũng đi từ đầy cột vui vẻ tuột dần đến không còn gì với biểu tượng màu đỏ nhấp nháy.
Chuyện may là, GR III được trang bị với sạc trong máy ảnh, thông qua cổng USB-C phổ biến trên nhiều máy ảnh và thiết bị di động ngày nay. GR II trước đây dùng một kết nối khiêm tốn kiểu mini USB tiêu chuẩn nhưng cũng không hẳn. Barney chắc chắn điều này bởi anh trữ trong nhà tận ba sợi cáp, do có hai lần anh tưởng đã làm mất. Một lần sạc đầy tốn khoảng vài tiếng, tuy nhiên trong các tình huống cần chữa gấp thì chỉ 10 phút sạc từ pin dự phòng là đã đủ.
Đáng tiếc là, hệ thống AF trên GR III chẳng có tí cải thiện nào, đặc biệt đáng buồn khi chụp thiếu sáng. Trong các cảnh sáng, ảnh chụp tốt hơn GR II, và cũng không có gì phải nghi ngờ về điều này. Lấy nét tự động nhanh hơn và ít bị hunting hơn, ấn tượng nhìn chung thì trong các điều kiện ánh sáng thông thường, GR III lấy nét nhanh gần bằng Fujfilm X100T/F. Mặc dù vậy khi chụp trong nhà, mọi thứ tệ đi thấy rõ. Ánh sáng AF màu xanh lá gây gai mắt cấp đủ sáng cho máy ảnh (thực ra cũng tùy lắm) để khóa lấy nét và chụp được vài giây. Cái này là sự thật.
Bù lại, với đa số các ưu điểm khác, Barney sẵn sàng rộng lượng với Ricoh GR III. Thực sự, đây là chiếc máy ảnh bỏ túi khá là hoàn hảo với tốc độ nhanh hơn, (thường) phản hồi nhạy, cảm biến khá, ổn định hình ảnh trong máy ảnh hiệu quả và ống kính sắc nét. Với Ricoh GR III, Barney tự tin khẳng định: mua ngay, không nói nhiều!
Anh em có thể xem thêm ảnh thực tế chụp bằng Ricoh GR III do DPReview chụp tại đây.
(Theo DPReview)