Home > Tin Tức > Trên tay Sony A1 – chiếc máy ảnh có độ đáp ứng cao nhất của Sony hiện nay
Tin TứcTin Tức Máy ẢnhĐánh giáĐánh Giá Máy Ảnh

Trên tay Sony A1 – chiếc máy ảnh có độ đáp ứng cao nhất của Sony hiện nay

Sony A1

Máy ảnh mới Sony A1 là một cỗ máy cực kỳ ấn tượng, mặc dù DPReview chỉ được dành rất ít thời gian với nó. DPReview sẽ chia sẻ những gì họ trải nghiệm và thu được từ chiếc máy ảnh này trong bài viết sau.

Bắt đầu từ bề ngoài, báng cầm của A1 xuất sắc và cho cảm giác hơi cao hơn báng của A9 IIA7R IV; một số người dùng sẽ thấy dễ dàng cầm gọn vào báng cầm mà không bị dư ngón út ra như với nhiều mẫu máy ảnh khác. Điều này cho cảm giác yên tâm hơn khi cầm máy (và dĩ nhiên cũng sẽ cứng cáp hơn so với cầm A9 II).

Bên trái logo của Sony là đèn hỗ trợ AF và một cảm biến cân bằng trắng chuyên biệt mới từng thấy trên A7S III trước đó. Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về cách thức cảm biến mới này tác động lên các bức ảnh trong bài.

DSC_0772.acr

Cảm biến full frame 50MP xếp chồng

Đây là nơi điều kỳ diệu bắt đầu: cảm biến ảnh 50MP này là chiếc full frame loại xếp chồng thứ hai từng thấy (cái đầu tiên là cảm biến 24MP trên Sony A9 / A9 II). Xếp chồng ở đây tức là có DRAM (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động) tích hợp vào phía sau cảm biến giúp xử lý mọi dữ liệu cảm biến xuất ra; đồng thời còn có thứ Sony gọi là ‘phương thức chuyển đổi analog/kỹ thuật số nâng cao với mạch điện xử lý tốc độ cao’ mới, nhưng đó cũng là tất cả những gì Sony tiết lộ.

Tất cả những điều này đồng nghĩa cảm biến mới sở hữu tốc độ xử lý cực nhanh: chưa đầy 1/200 giây – nhanh hơn 1.5 lần so với cảm biến của A9 / A9 II, mặc cho gấp đôi số điểm ảnh nói chung.

Trên thực tế, điều này cho phép chụp đèn flash sử dụng màn trập điện tử với tốc độ đồng bộ lên đến 1/200 giây và rất ít lỗi méo rolling shutter đối với các chủ thể di chuyển nhanh (tại họp báo, Sony minh họa bằng rất nhiều hình ảnh chụp động tác vung gậy golf; các cảm biến xử lý chậm hơn sẽ khiến thân gậy bị cong xuống khi đến giữa hành động vung). Tốc độ xử lý này cũng cho phép chụp màn trập điện tử 30 fps, với file Raw nén lossy; còn sử dụng file Raw lossless hoặc không nén sẽ khiến tốc độ cao nhất giảm xuống ‘chỉ’ 20 fps. Tốc độ này còn hỗ trợ quay phim 8K.

Nếu muốn làm việc với màn trập cơ, A1 có trang bị thiết kế hoàn toàn mới đặc biệt không ồn và tối ưu đến 10 fps đồng thời cho phép đồng bộ flash đến 1/400 giây.

DSC_0798.acr

Bộ điều khiển mặt trên và khả năng phản hồi nói chung

Sony đã tinh chỉnh nhẹ mặt trên của A1 cho giống với dòng A9 – là dòng full frame Sony duy nhất có các nút ở mặt trên bên trái. Trên Sony A1, nút chế độ có thêm một thiết lập mới là ‘H+’ về cơ bản đồng nghĩa với ‘chế độ 30fps’ nếu bạn sử dụng EVF. Có thể tùy chỉnh các chế độ tốc độ ‘H’, ‘M’ và ‘L’ trong menu của máy. Chế độ AF (trái, nằm dưới nút chế độ) nay có thể điều khiển bằng ngón tay cái (xem ảnh minh họa), trong khi trên A9 II nút này cần ngón trỏ điều khiển vì nằm ở phía trước máy ảnh.

Còn lại, mọi thứ có vẻ quen thuộc; nút chế độ có một khóa không có mô-men xoắn đồng nghĩa bạn sẽ phải ấn vào nút chính giữa và giữ đó trong khi thay đổi chế độ chụp. Nút bù trừ phơi sáng có khóa mô-men, do đó bạn có thể tùy ý để khóa hoặc không. Nút phía trước hơi nảy hơn so với nút phía sau nhưng chúng đều thao tác ổn, còn các nút C1 và C2 lại rất dễ tìm bằng cảm giác. Báng cầm cao hơn giúp dễ dàng với tới nút C1 mà không cần đổi tay cầm.

Có thể nói A1 hiện là chiếc máy ảnh có độ đáp ứng cao nhất của Sony mà đội ngũ DPReview từng sử dụng qua. Giật lắc giao diện từng bị phàn nàn rất nhiều; bạn từng có thể chỉnh nút nhanh nhưng thiết lập tương ứng sẽ không thay đổi theo kịp – thì giờ đây không còn nữa; bạn sẽ thấy các thiết lập được thay đổi tương ứng thao tác tại thời điểm thực tế trên A1.

DSC_0802.acr

Màn hình lật

Mặc dù có khả năng quay phim 8K, thiết kế màn hình của của Sony A1 là một minh chứng khá rõ ràng cho việc đây là một chiếc máy ảnh thiên về chụp ảnh tĩnh; khi mà thay vì thiết kế này xoay lật, có khớp bên hông như trên A7S III thì chúng ta có màn hình lật truyền thống. Màn hình này chụp tốt khi cầm ở tầm thắt lưng, nhưng thiết kế khớp kép tương tự trên Panasonic Lumix S1R hay Fujifilm X-T3 nghe chừng cũng khá hấp dẫn về tính linh hoạt cao hơn, nhất là đối với chụp theo chiều dọc.

Kích thước 3.0″ và độ phân giải 1.44 triệu điểm được tính là thấp khi so với tiêu chuẩn của thị trường hiện này. Rất nhiều đối thủ ít đắt tiền hơn đều sử dụng màn hình 3.2″ và độ phân giải từ 2.1 triệu điểm trở lên

DSC_0773.acr

Giao diện cảm ứng và các menu nâng cấp

Bộ menu được nâng cấp trên A7S III đã thu được lượng lớn người hâm mộ, do vậy không nghi ngờ gì khi thấy bộ menu mới của Sony A1 cũng nhận được tình cảm tương tự. Với bố cục sắp xếp hợp lý, dàn ngang và có đánh màu, A1 cho trải nghiệm lội menu thoải mái và không hề “hack não”.

Cùng với bộ menu mới là một bộ tùy chọn bổ sung để sử dụng màn hình cảm ứng như một điểm điều khiển; trừ A7S III thì các máy ảnh Sony trước đây đều gặp hạn chế về ứng dụng cảm hình cảm ứng như đặt điểm AF, zoom/pan khi xem lại, lại còn hơi giật. Giờ đây bạn có thể làm mọi thứ với hiệu suất phản hồi cao hơn, còn có thể điều khiển các menu chỉ bằng cách cảm ứng đơn giản, kể cả menu ‘Fn’.

Phải nói là mọi tùy chọn trong các menu nay đều có những ‘thủ thuật’ thực sự hữu dụng. Giờ bạn có cả một bảng chú giải đầy đủ được tích hợp trong máy ảnh để được hỗ trợ ngay tại hiện trường, do đó bạn không cần chuyển sang làm thủ công.

DSC_0779.acr

Bộ điều khiển mặt sau

Bộ điều khiển ở mặt sau Sony A1 tương đồng những bộ điều khiển được thấy hoặc sử dụng trên các máy ảnh Sony full frame gần đây. Nhiều người dùng sẽ rất thích chiếc nút AF-ON và joystick AF tiềm năng, trong khi nút quay phim được làm to lên hơi giống trên A9 II. Thực sự thì mọi nút đều có cảm giác rất ổn, bấm mượt tay, do vậy bạn sẽ không gặp vấn đề gì khi thao tác với tay có đeo găng.

Một lần nữa, tương tự các máy ảnh Sony khác, bộ điều khiển của A1 có tính tùy chỉnh rất cao, đồng nghĩa bạn có thể cài ngay theo phong cách của bản thân.

DSC_0796.acr

Khung ngắm điện tử

LCD không thể gây ấn tượng vì độ phân giải, nhưng EVF có thể. Đây là một chiếc màn hình OLED 9.44 triệu điểm, ngang ngửa EVF của A7S III.

Độ phóng đại là 0.9x – lớn nhất từng thấy trên máy ảnh kỹ thuật số, và eyepoint 25mm. A1 tận dụng các thông số lớn của nó rất ổn, bạn sẽ thấy được điều này khi chuẩn từ ‘Display Quality’ sang ‘High.’ Lượng chi tiết thực sự mãn nhãn. Nếu muốn tốc độ refresh cao hơn như 120 fps hay 240 fps thì độ phân giải sẽ giảm đi một chút, với 240 fps còn xuất hiện các dải màu đen quanh rìa màn hình (hiện tượng này cũng xuất hiện với tùy chọn ‘Zoom Out’ với những ai đeo kính, khi mà họ tăng eyepoint lên 33mm).

Các tùy chọn 120/240 fps sẽ rất tuyệt để tác nghiệp hành động, tốc độ cao, trong khi chế độ chất lượng cao sẽ làm hài lòng nhiếp ảnh gia tập trung vào âm thanh và phong cảnh. Nói đơn giản thì đây là chiếc EVF xuất sắc nhất và đáng đồng tiền nhất hiện nay.

DSC_0805.acr

Cổng kết nối

Dọc theo thân trái của Sony A1, bạn sẽ thấy một bộ cổng đầy đủ: Ethernet, đồng bộ flash, USB micro-B, giắc headphone/mic, HDMI full size, và một cổng USB-C cực nhanh có thể sạc máy ảnh và cũng cho phép tốc độ truyền tải 10Gb/s – nhanh hơn khoảng 10 lần so với cổng Ethernet.

DSC_0793.acr

Lưu trữ

Sony A1 trang bị hai khay thẻ nhớ, đều nhận thẻ SD UHS-II hoặc CFExpress Type A.

Thú vị là video 8K 8 bit có thể quay lên thẻ SD V60, và gần như mọi thế độ video sẽ làm việc với thẻ V90, do vậy bạn không cần sắm ngay thẻ CFExpress nếu chưa muốn.

DSC_0789.acr

Pin

Không ngạc nhiên khi A1 sử dụng viên pin Sony NP-FZ100 nay đã quá quen mặt, cho phép chụp đến 530 ảnh với màn hình sau hoặc 430 ảnh với khung ngắm (CIPA). Dĩ nhiên các con số này sẽ tăng lên trong điều kiện sử dụng thực tế.

Người dùng cũng có thể sắm thêm phụ kiện báng pin VG-C4EM (bán lẻ) có sức chứa thêm hai pin, nâng thời lượng khai thác máy lên gấp đôi, với sự bổ sung của một số công cụ điều khiển được đúp lại.

DSC_0784.acr

Và đó là một vòng tìm hiểu chiếc máy ảnh thay đổi ống kính flagship mới Sony A1. Chiếc máy ảnh này sẽ chính thức phân phối trên thị trường với giá khởi điểm $6,500.

Theo DPReview