Home > So Sánh > 10 điểm khác biệt cơ bản giữa Canon EOS R6 và EOS R7
So SánhTin TứcTin Tức Máy ẢnhĐánh giáĐánh Giá Máy Ảnh

10 điểm khác biệt cơ bản giữa Canon EOS R6 và EOS R7

Canon-R6-vs-R7-preview-744x419

Canon mở rộng dòng EOS R với 2 mẫu máy ảnh mới là R7 và R10, đây cũng là các máy ảnh APS-C đầu tiên mang hệ ngàm RF.

Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét cụ thể R7 và so sánh nó với chiếc máy ảnh full frame R6 nổi tiếng.

Canon-R6-vs-R7-preview-744x419

Điểm chung giữa R6 và R7:

  • Ngàm RF
  • Ổn định hình ảnh 5 trục (bù trừ đến 8 stop tùy ống kính)
  • Chụp ảnh tĩnh HDR PQ HEIF
  • 2 khay thẻ SD (UHS-II)

10 điểm khác biệt giữa R6 và R7:

1. Cảm biến ảnh: kích thước và độ phân giải

Điểm khác biệt đầu tiên và quan trọng nhất là cảm biến ảnh.

R6 trang bị cảm biến ảnh full frame lớn hơn cảm biến APS-C trên R7 (crop 1.6x).

full-frame-vs-apsc-canon-700x467

Độ phân giải cũng khác nhau: R6 có 20.1MP, R7 có 32.5MP.

Về ISO, R6 có phạm vi rộng hơn:

r6r7comp 1

Canon-R7-sensor-744x419

2. AF

Bộ đôi này trang bị hệ thống AF tiên tiến Canon Dual Pixel CMOS AF II, gồm thuật toán deep learning nhận diện người, động vật và phương tiện, lấy nét lên thân/đầu/mắt hoặc mũ bảo hiểm trong trường hợp chụp đua xe máy.

Nhận diện động vật trên Canon EOS R6
Nhận diện động vật trên Canon EOS R6
R6, 1/400s, f/7.1, ISO 4000 – RF 100-500mm
R6, 1/400s, f/7.1, ISO 4000 – RF 100-500mm

Thiết lập vùng AF có một số khác biệt. R7 có 3 chế độ lấy nét vùng custom, AF Tracking có thể kích hoạt từ bất kỳ vùng nào, trong khi trên R6 bạn phải chọn thiết lập Tracking cụ thể.

Tổng số điểm AF cũng khác nhau:

  • R6: 6,072 điểm (chế độ AF 1-point) hoặc 1,053 điểm (Tracking)
  • R7: 5,915 điểm (chế độ AF 1-point) hoặc 651 điểm (Tracking)
100% coverage (với AF Tracking)
100% coverage (với AF Tracking)

Kế tiếp là phạm vi độ nhạy low light, chiếc full frame nhỉnh hơn với 1 stop rưỡi:

  • R6: -6.5Ev (ống kính F1.2)
  • R7: -5Ev (ống kính F1.2)

2 máy có thể chụp đến f/22, hữu dụng khi dùng với ống kính khẩu nhỏ và teleconverter.

2 máy đều có tính năng focus bracketing, chỉ R7 có khả năng thực hiện focus stacking trong máy, còn R6 chỉ chỉnh được ở hậu kỳ.

3. Màn trập, chụp liên tiếp và bộ nhớ đệm

2 máy có thể chụp đến 1/8,000s với màn trập cơ.

Chuyển sang màn điện, tốc độ trên R6 giữ nguyên, nhưng R7 có thể chụp nhanh hơn 1 stop tới 1/16,000s.

Chiếc APS-C hoạt động tốt hơn một chút khi dùng flash: 1/250s với màn cơ hoặc 1/320s với màn điện cửa trước. R6 chụp 1/200s (màn cơ) hoặc 1/250s (màn điện cửa trước).

R6 có thể chụp đến 12fps với màn cơ hoặc 20fps với màn điện.

R6, 1/2500s, f/8, ISO 4000, EF 800mm F5.6
R6, 1/2500s, f/8, ISO 4000, EF 800mm F5.6

R7 tiếp tục nhỉnh hơn với tốc độ 15fps (cơ) hoặc 30fps (điện). Hơn thế, chiếc APS-C còn có chức năng Pre-shooting cho phép chụp ảnh 0.5s trước khi bấm hẳn nút trập xuống, hữu ích để chụp những khoảnh khắc ngoài dự đoán, nhất là chụp động vật hoang dã.

Về bộ nhớ đệm, mỗi máy chụp ở các tốc độ khác nhau:

r6r7comp 2

4. Video

R6 và R7 đều có khả năng quay 4K đến 60p và cung cấp tùy chọn 4:2:2 10bit quay trong máy.

Canon-R7-video-settings-744x419

Chiếc full frame áp dụng mức crop nhỏ 1.07x khi quay 4K, bất kể ở 30p hay 60p, lấy dư mẫu trên vùng 5K.

Chiếc APS-C quay 4K không crop đến 30p và lấy dư mẫu trên vùng 7K (nhờ số điểm ảnh cao hơn trên cảm biến ảnh).

Nếu muốn quay 4K 50/60p trên R7, bạn có 2 lựa chọn:

  • không crop nhưng chất lượng sẽ giảm (không lấy dư mẫu)
  • quay trên vùng ảnh 3840×2160 (1:1) dịch vào vùng crop 1.8x, đồng nghĩa chỉ một vùng nhỏ của cảm biến ảnh được dùng để quay video

Phải lưu ý là ngoài các mức crop khác nhau áp dụng trên từng cảm biến ảnh tùy vào các thiết lập được sử dụng, bạn cũng cần lưu ý đến tính tương đương do kích cỡ cảm biến ảnh khác nhau, full frame hay APS-C (crop 1.6x).

Nếu lấy ống kính prime 35mm làm ví dụ, dải tiêu cự tương đương (xét trường nhìn) bạn có sẽ phụ thuộc vào máy ảnh dùng cùng, cũng như thiết lập 4K cụ thể áp dụng. Bạn có thể thấy góc nhìn trên R7 với chế độ pixel 1:1 thu hẹp đến mức nào.

r6r7comp 3

Ở Full HD, 2 máy đều có thể quay đến 120fps với tính năng High Frame Rate.

Bộ đôi này có thể quay 4:2:0 (H.264) 8bit hoặc 4:2:2 (H.265) 10bit. Tùy chọn sau chỉ ứng dụng được khi chọn các hồ sơ C-Log hoặc HDR PQ.

Bitrate là tương tự trên 2 máy:

r6r7comp 4

Bộ đôi này có sẵn các cổng vào và ra âm thanh (giắc 3.5mm).

5. Quá nhiệt trong lúc quay phim

R6 (và cả R5) đều mang tiếng dễ bị quá nhiệt trong lúc quay 4K.

Một bản cập nhật firmware ra mắt thiết lập mới giúp giải quyết vấn đề (Standby Low Res, trước còn được gọi là Overheat Control), các bài tets thực tế vẫn cho kết quả tương tự.

R6-vs-A7iii-web-story-product-3-640x640

R6 có thể quay 30 phút đầu không vấn đề gì, nhưng khi quay tới clip thứ 2, máy có thể tự tắt sau tầm 15-20 phút. Từ đó, bạn có thể quay được bao nhiêu còn tùy thời gian bạn có thể làm mát máy (tắt máy). Ví dụ: 5 phút giải lao cho phép quay thêm tầm 20 phút.

Đáng buồn hơn nữa là test được thực hiện trong nhà ở nhiệt độ 21˚C. Nếu bạn định quay vào mùa hè hoặc ở địa điểm nào ấm áp thì vấn đề sẽ còn lớn hơn.

Các review sớm về R7 có vẻ hứa hẹn hơn nhiều. Đơn cử clip trên tay của Gordon Laing, có thể thấy máy có thể quay đến hơn 1 tiếng ở 4K 30p chất lượng cao nhất, trong khi đây là tùy chọn dễ gây quá nhiệt nhất.

Trên màn hình còn có một công cụ báo nhiệt độ mới, đây là một thanh 10 nấc chỉ báo giới hạn quá nhiệt. Có vẻ Canon đã nỗ lực cải thiện khía cạnh này trên các máy ảnh mới nhất của hãng.

Cũng lưu ý R7 không có giới hạn 30 phút/clip, không như R6.

6. EVF và màn hình sau

R6 có khung ngắm lớn hơn với độ phân giải cao hơn so với R7. R7 có tùy chọn OVF View Assist để “mô phỏng” khung ngắm quang học bằng cách vô hiệu hóa phần xem trước phơi sáng và tăng độ sáng tổng thể lên.

r6r7comp 5

Xét màn hình phía sau, màn hình đều có cảm ứng, thiết kế xoay lật và có cùng độ phân giải là 1.62M điểm.

7. Thiết kế

Không bất ngờ khi R6 to và nặng hơn R7, nhưng xét thông số thì sự khác biệt không đáng kể lắm. 2 máy đều có kháng thời tiết.

  • R6: 138.4 x 97.5 x 88.4mm, 680g
  • R7: 132.0 x 90.4 x 91.7mm, 612g

Canon-R6-vs-R7-size-1-744x450

Canon-R6-vs-R7-size-2-744x450

Về bố cục nút, R6 có 3 nút xoay (2 trên 1 dưới) để kiểm soát thiết lập phơi sáng.

R7 có 2 nút xoay, 1 trên gần báng cầm, 1 dưới với thiết kế gốc bọc quanh AF Joystick, kế bên nút AF-ON. Tuy nhiên đáng tiếc là hãng không kèm thêm nút xoay thứ 3 ở mặt trên gần nút gạt bật/tắt, cho phép điều khiển 3 cách tương tự trên R6.

Một điểm khác nữa là nút gạt AF/MF đặt trước R7, ở giữa có một nút bấm.

R6 có thêm một số nút phụ ở mặt sau, trong khi R7 có 1 nút ISO ở mặt trên. Phần lớn các nút này đều có thể tùy chỉnh.

r6r7comp 6

Về cổng kết nối, ngoài đầu vào mic và đầu ra headphone, máy còn có cổng Micro HDMI, USB C và cổng điều khiển từ xa.

8. Thời lượng pin

2 máy đều dùng pin LP-E6NH nhưng đạt các thông số khác nhau.

R6 có thể chụp đến 380 ảnh (EVF) hoặc ảnh shots (LCD) cho 1 lần sạc đầy.

R7 chụp nhiều hơn, đến 500 ảnh (EVF) hoặc 770 ảnh (LCD).

Lưu ý các số trên đo được ở chế độ tiết kiệm pin. Và như thường lệ, chụp thực tế có thể đạt số ảnh cao hơn.

9. Ống kính

2 máy có cùng hệ ngàm nên khía cạnh ống kính cũng rất đáng cân nhắc.

R7 (và cả R10) đều là các máy ảnh APS-C đầu tiên trong hệ ngàm RF. Canon đã đồng thời ra mắt 2 ống zoom RF-S 18-45mm F4.5-6.3 IS STMRF-S 18-150mm F3.5-6.3 IS STM, nhưng hiện đây cũng là 2 ống kính APS-C nguyên bản duy nhất trong hệ ngàm này.

Canon R7 gắn ống RF-S 18-150mm
Canon R7 gắn ống RF-S 18-150mm

Lẽ tự nhiên, nhiều ống kính hơn sẽ ra mắt trong tương lai, nhưng hiện tại, bạn sẽ phải phụ thuộc vào dòng ống full frame sẵn có nếu muốn chụp hơn ống kit hoặc các ống đa năng giá rẻ.

Ưu điểm là bạn có thể tận dụng tỉ lệ crop 1.6x để khai thác thêm tiêu cự trên ống full frame, hữu ích chụp động vật hoang dã và chim. Ví dụ ống RF 100-400mm F5.6-8 có thể cho trường nhìn tương đương 160-640mm, còn ống RF 800mm F11 có thể khai thác đến 1280mm.

Ống kính Canon RF 600mm F11
Ống kính Canon RF 600mm F11

Nhược điểm là giá bán không rẻ cũng như không có nhiều ống tốc độ nhanh. Có RF 16mm F2.8, RF 35mm 1.8 và một vài ống nữa, nhưng bất kỳ ống zoom khẩu F2.8 hay F4 duy nhất nào, kể cả prime F1.2, cũng sẽ ngốn của bạn không ít tiền. Thậm chí ống RF 100-500mm F5-7.1 xuất sắc để chụp thiên nhiên cũng cực đắt. Có vẻ sẽ tiện hơn nếu có sự hậu thuẫn của bên thứ 3 như Sigma và Tamron.

Mặc khác, người chụp cũng có thể sử dụng ngàm nối EOS R-EF để tận dụng hệ ống kính ngàm EF phong phú cho dòng DSLR của hãng. Các tính năng tự động được duy trì, chất lượng cũng tốt, mặc dù không xuất sắc nhất và cũng không gọn nhẹ nhưng đây vẫn là một lựa chọn đáng cân nhắc, đặc biệt thuận tiện với những ai đã có sẵn các ống EF.

10. Giá bán

Đây có lẽ là yếu tố quyết định nếu bạn vẫn đang cân nhắc giữa 2 máy:

R6 đắt hơn, có giá tầm $2500.

R7 rẻ hơn một chút với giá từ $1500.

Lưu ý: giá trên chỉ áp dụng cho thân máy lẻ, cập nhật cuối tháng 5/2022.

Kết

Sự có mặt của R7 hẳn là được chào đón cũng như sự mở rộng sang mảng APS-C của hệ ngàm RF. R7 có thể sẽ là lựa chọn tuyệt đẹp cho nhiếp ảnh gia chụp động vật hoang dã, khi có khả năng đáp ứng khá uy tín về cả chất lượng hình ảnh và AF.

Điểm đáng chê duy nhất hiện nay chắc là khung ngắm có thông số gần như dưới trung bình so với tiêu chuẩn hiện nay. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, thiếu sót đó có vẻ đã bù trừ cho giá bán của chiếc máy này. Chỉ tiếc là Canon không gây thêm nhiều bất ngờ ở đây.

Mãi đến nay, R6 cung cấp tỉ lệ đẹp nhất giữa hiệu năng với giá bán đối với bất kỳ ai có hứng thú chụp thiên nhiên. Tuy nhiên R7 có vẻ sẽ sớm soán ngôi R6 ở mặt này. Dù vậy, chiếc full frame vẫn sẽ là chiếc máy ảnh hấp dẫn để chụp đa dạng, gồm chân dung, cưới, sự kiện.

R7 cũng có thể trở thành lựa chọn tuyệt vời để quay phim, không chỉ nhờ mức giá phải chăng mà còn vì nó đã giải quyết được vấn đề quá nhiệt hiệu quả hơn, góp phần tăng độ uy tín với videomaker cao hơn so với người tiền nhiệm.

Nguồn: mirrorlesscomparison