Home > Thủ Thuật > 5 cách cải thiện ảnh chụp máy bay của bạn
Thủ ThuậtThủ Thuật Máy ảnhTin TứcTin Tức Máy Ảnh

5 cách cải thiện ảnh chụp máy bay của bạn

Singapore-A350-backlit-1024x683

5 cách cải thiện ảnh chụp máy bay của bạn

Bài viết được dẫn lại từ nhiếp ảnh gia Matt Falcus của trang AirportSpotting

Aviation-Photography-1170x780

Rất nhiều tay chụp máy bay thích chụp ảnh “chim sắt” trong các chuyến hành trình của họ.

Đối với một số người, đây là một cách ghi lại số máy bay họ từng đi hoặc thấy qua. Với nhiều người khác, đây là một thú chụp ảnh cho phép họ thu được những bức hình đẹp, nghệ thuật miêu tả những cỗ máy biết bay khổng lồ.

Hẳn nhiên, không phải người chụp nào cũng là nhiếp ảnh gia được đào tạo chuyên nghiệp. Nhưng tất cả các tay máy đều có một điểm chung, đó là khao khát chụp ảnh đẹp. Dưới đây sẽ là một số mẹo nhỏ giúp bạn cải thiện chất lượng các bức ảnh chụp máy bay của bạn.

Hiểu các chế độ trên máy ảnh của bạn

CanonEOS100TopLeft

Có một chiếc máy ảnh đắt đỏ với nhiều trang bị tân tiến nhất thì tuyệt vời đấy. Nhưng tất cả những trang bị này sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu bạn không sử dụng chúng đúng mục đích của chúng.

Các máy ảnh số có các chế độ khác nhau cho những tình huống khác nhau, bạn sẽ muốn dành kha khá thời gian để hiểu và thao tác quen với chúng nhằm khai thác nhiều ưu thế nhất có thể cho các bức ảnh của bạn.

Lấy ví dụ, AUTO (hoặc dấu hình vuông màu xanh) chỉ chế độ tự động, thường là thiết lập hàng đầu của những tay chụp mới.

Tuy nhiên chụp ảnh ở chế độ tự động thường hiếm khi đạt được những bức ảnh đẹp nhất, nhất là khi chụp chủ thể đang di chuyển thường yêu cầu các thiết lập đặc thù hơn.

Chế độ tự động có thể dùng chụp khi máy bay đã hạ cánh và đậu yên một chỗ. Nhưng nếu bạn muốn chụp được nhiều khoảnh khắc khác và ấn tượng hơn của một chiếc máy bay, bạn sẽ cần dùng các thiết lập khác, ví dụ:

  • A (Av) là chế độ Aperture Priority (ưu tiên khẩu độ), hữu dụng để chụp máy bay đang bay trên trời, ví dụ khi máy bay đang sà xuống đường băng hoặc khi đang cất cánh.
  • S (Tv) là chế độ Shutter Priority (ưu tiên màn trập), tương tự trên, đây cũng là một chế độ tuyệt vời để chụp máy bay di chuyển trên không trung, nhưng phù hợp hơn với máy bay trực thăng khi nó có thể giúp ghi lại chuyển động nhòe của cánh quạt (trong khi chế độ A sẽ dừng chuyển động này lại).
  • P là chế độ Program (thiết lập). Trong trường hợp này, máy ảnh sẽ tự động lựa chọn tốc độ màn trập và khẩu độ (lượng ánh sáng được thu vào). Cá nhân mình thấy chế độ này dùng chụp máy bay trên mặt đất thì ổn hơn AUTO, nhưng dĩ nhiên vẫn không phù hợp nhất để chụp máy bay đang bay nhanh trên không.

Bản thân các chế độ máy ảnh cũng đậm tính nghệ thuật, và mỗi nhiếp ảnh gia sẽ có các thiết lập ưu thích của riêng mình. Bạn còn có thể cài chéo mỗi thiết lập với các tốc độ màn trập và khẩu độ khác nhau, tha hồ thử nghiệm nhiều phong cách chụp để chọn được các thiết lập yêu thích cuối cùng cho riêng bạn.

Sử dụng phần mềm chỉnh sửa hình ảnh chính quy

Photoshop-1024x547

Không phải lúc nào bạn cũng có thể chụp được những bức ảnh hoàn hảo, hoàn thiện từ đầu. Nhưng khác với thời ảnh phim hồi trước, nhiếp ảnh số ngày nay cho phép chúng ta chỉnh sửa hình ảnh dễ dàng hơn.

Phần mềm chỉnh sửa miễn phí có khá nhiều, thường kèm sẵn trong một số dòng máy tính hoặc có thể tải xuống từ trang web. Nhưng để cải thiện hình ảnh của bạn, bạn sẽ cần sử dụng các gói phần mềm chuyên nghiệp, chính quy hơn thế.

Cá nhân mình dùng Adobe Photoshop, một thương hiệu phổ biến rộng rãi và được công nhận trên thị trường từ lâu. Chỉ cần luyện tập một chút là bạn đã có thể nắm được các cách thức cơ bản để cải thiện ảnh chụp máy bay của bạn khá nhanh chóng.

Chụp ảnh ở định dạng RAW còn giúp tăng khả năng kiểm soát ở khâu hậu kỳ.

Bạn cũng có thể tham khảo các hướng dẫn sau:

  • Crop – hãy chắc chắn là chiếc máy bay ở chính giữa khung hình.
  • Sharpen – bạn thường có thể dùng tính năng này để cải thiện nhòe nét, giúp hình sắc nét hơn và gây ấn tượng rõ hơn.
  • Loại bỏ những đối tượng không mong muốn như đèn đường, người, tán cây các thứ để giúp nội dung hình tập trung hơn. Hầu hết phần mềm chỉnh sửa hình ảnh có thể hỗ trợ khoản này dễ dàng.
  • Điều chỉnh màu và phơi sáng, tăng điểm nhấn cho bức hình, giúp nó sống động hơn.

Đầu tư cho chiếc ống kính tốt nhất

NikonAFSNIKKOR120300mmf2.8EFLEDSRVRFmountLens1

Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sẽ luôn khuyên bạn rằng ống kính là yếu tố then chốt để chụp ảnh đẹp.

Thân máy ảnh đương nhiên là cần tốt, các dòng máy hiện đại có thể cung cấ p nhiều tính năng mới tiện dụng hơn cho quá trình tác nghiệp. Tuy nhiên ống kính chất lượng cao với các trang bị tân tiến về chống rung và lấy nét sẽ đảm bảo bạn thu được hình ảnh sắc nét hơn, trong rõ hơn ở mức độ cao hơn.

Khi lựa chọn ống kính, hãy cân nhắc kỹ phạm vi tiêu cự bạn cần. Cá nhân mình thường chụp trên ống 28-70mm khi cần lấy cận cảnh và một ống dài hơn (ít nhất là 300mm) để lấy cảnh máy bay từ xa.

Chọn điểm chụp dựa theo ánh sáng

Singapore-A350-backlit-1024x683

Ở một mức độ thực tế, bạn sẽ chụp ảnh máy bay đẹp hơn nếu chọn được vị trí hợp lý.

Đáng buồn là rất nhiều vị trí chụp đón chính thức hoặc các điểm quan sát đều không lý tưởng cho nhiếp ảnh. Các vị trí này thường hướng mặt vào mặt trời, đồng nghĩa ảnh của bạn sẽ bị ngược sáng còn máy bay sẽ bị tối hoàn toàn. Kể cả đưa vào phần mềm chỉnh sửa vẫn khó mà cứu những ca như vậy.

Hãy cố gắng tìm các địa điểm mà mặt trời ở phía sau bạn, từ đó máy bay sẽ được chiếu sáng đẹp và rõ.

Chụp ở định dạng RAW

Cuối cùng là, để chụp ảnh đẹp hơn, hãy cài máy ảnh của bạn chụp ở chế độ RAW. Điều này cũng thuận tiện cho khâu hậu kỳ trên các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh để cải thiện thêm về chất lượng hình.

Khác với chuẩn JPEG hay các chế độ hình khác, RAW không xử lý ngay trong máy ảnh. Chế độ này ghi lại toàn bộ dữ liệu thô của hình đã chụp từ máy ảnh, sau đó khi bạn tải hình lên máy tính, bạn có thể tinh chỉnh thêm ở mọi khía cạnh, từ phơi sáng tới cân bằng màu mà không làm mất chi tiết hay độ nét của hình. Dĩ nhiên là chế độ này không toàn năng tới mức có thể chỉnh lại một lượng mờ nét hay chuyển động bị nhòe lớn.

Nguồn: Matt Falcus @ AirportSpotting