Home > So Sánh > 10 điểm khác biệt giữa Sony A1 và A9 II
So SánhTin TứcTin Tức Máy ẢnhĐánh giáĐánh Giá Máy Ảnh

10 điểm khác biệt giữa Sony A1 và A9 II

Sony-A1-vs-A9-II-preview

10 điểm khác biệt giữa Sony A1 và A9 II

Dòng A9 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong sự phát triển của máy ảnh mirrorless. Dòng máy này đã đưa hiệu suất của màn trập điện tử lên một tầm cao mới, cung cấp tốc độ (chụp liên tiếp 20fps) và các tính năng (EVF không blackout) chưa từng thấy trước đó.

Song song đó, Sony còn tiên phong với các máy ảnh có độ phân giải cao đơn cử A7R III và A7R IV, trước khi mang đến cho các nhà dựng phim một người kế nhiệm khác rất được mong đợi từ lâu là A7S III.

Với Sony A1, thương hiệu này giới thiệu một bộ thông số kỹ thuật xuất sắc đến từ nhiều sản phẩm khác từng được ra mắt trong vòng vài năm trở lại đây và gom chúng vào trong một thân máy duy nhất. Do đó tiên tiến là những gì ngắn gọn nhất để nói về chiếc máy ảnh mới này, chiếc máy ảnh mà Sony đã đặt cho một tên gọi khác và quảng bá như sản phẩm flagship mới.

Để hiểu được điều gì đã khiến A1 trở thành một sản phẩm hấp dẫn như vậy, không có chiếc máy ảnh nào tốt hơn để đặt lên bàn cân so sánh cùng nó ngoài chiếc flagship tiền nhiệm, Sony A9 II.

Điểm chung giữa Sony A1 và A9 II

  • Thiết kế và tính công thái học
  • Pin NP-FZ100 battery (dù điểm CIPA của A1 thấp hơn)
  • Ổn định 5 trục với cân bằng 5.5Ev (CIPA)

122sadd

10 điểm khác biệt giữa Sony A1 và A9 II

1. Chất lượng hình ảnh

Thông số kỹ thuật cơ bản tạo nên sự khác biệt của hai chiếc máy ảnh này là độ phân giải: A9 II có 24.2MP, A1 có 50.1MP. Cả hai cảm biến ảnh đều có thiết kế chiếu sáng sau (BSI).

Sony-A9-II-product-1-700x394

Kế tiếp là khác biệt về ISO:

  • A1: ISO 100-32,000, hoặc ISO mở rộng 50-102,400 (tối đa 32,000 đối với video)
  • A9 II: ISO 100-51,200, hoặc ISO mở rộng 50-204,800 (tối đa 102,400 đối với video)

A1 trang bị một bộ hồ sơ màu mới, Creative Looks, được thiết kế cho cả chụp ảnh và quay phim; trong khi Creative Styles trên A9 II chỉ dùng cho ảnh tĩnh. Tính năng Looks cũng có nhiều thiết lập hơn để tùy chỉnh ảnh.

Sony-A7S-III-creative-looks-700x315

Mẫu máy mới có thêm một số tùy chọn về định dạng quay phim. Đối với RAW thì có thiết lập nén lossless bên cạnh nén và không nén – lần đầu tiên xuất hiện trong dòng Alpha dù đã có từ lâu ở các hãng khác. Đối với JPG thì có nén Light mới khiến các tệp nhỏ hơn so với nén thông thường (Standard).

Định dạng HEIF (HDR) cho phép lưu tệp 10 bit thay vì JPG 8 bit. Tuy nhiên nên nhớ vào thời điểm ghi, định dạng này sẽ không tương thích với các chương trình phần mềm chỉnh sửa hình ảnh phổ biến.

Cuối cùng là A1 có thể sử dụng công nghệ dịch chuyển cảm biến (sensor shift) hay IBIS cho chế độ Pixel Shift Multi Shooting – kết hợp đến 16 ảnh ở độ phân giải có nhất và cho kết quả đầu ra 200MP. Lưu ý chế độ này cần dùng đến tripod, không làm việc hiệu quả với đối tượng đang di chuyển và cần phần mềm Imaging Edge của Sony để kết hợp các tệp với nhau.

2. Màn trập điện tử

Bộ đôi trang bị cảm biến Exmor RS với thiết kế xếp chồng bao gồm một bộ nhớ kết hợp để đồng thời xử lý nhiều dữ liệu hơn, đóng vai trò quan trọng đối với tốc độ và hiệu suất tuyệt vời của cả A9 và A1.

Bên cạnh đó A1 trang bị vi xử lý BionZ XR mới của Sony, được cho là nhanh hơn gấp 8 lần so với vi BionZ X trước đó trên A9 II. Vi xử lý mới giúp A1 cải thiện được tốc độ chụp liên tiếp, AF và nhiều hơn nữa.

a1-exmor-rs-sensor-700x394

Công nghệ nói trên tách biệt hai dòng A9 và A1 ra ở một đặc điểm khác là màn trập điện tử, thứ chưa bao giờ quá mạnh hay quá tốt để thay thế được màn trập cơ truyền thống.

Màn trập điện tử giúp các nhà sản xuất đẩy xa giới hạn của tốc độ chụp liên tiếp, vượt ra khỏi giới hạn của các màn cơ truyền thống. A1 phá bỏ hạn chế khi đạt mức tối đa đến 30fps với độ phân giải cao nhất (chỉ áp dụng với Compressed RAW; nếu không, mức tối đa sẽ là 20fps). A9 II đạt tối đa là 20fps.

Hơn thế, các tốc độ này có live view và không bị blackout, mang đến những thức phim được duy trì mượt mà và không bị gián đoạn (trên thực tế Sony cho phép người dùng bổ sung âm thanh giả màn trạp để người dùng nhận biết được liệu máy ảnh có đang ghi hình hay không). Điều này sẽ là không thể nếu chỉ có màn trập cơ.

a1-blackout-free-1-700x299

a1-blackout-free-2-700x299

Trước tiên, ưu điểm của màn trập điện tử liên hệ với khả năng chụp ảnh hoàn toàn không tiếng ồn. Đổi lại là một số hạn chế như banding dưới những điều kiện ánh sáng nhân tạo nhất định, méo hình khi panning (rolling shutter) và giới hạn hoặc không thể dùng flash. A1 hiện đã loại bỏ được những hạn chế này gần như hoàn toàn.

Rolling shutter đã được cải thiện trong vài năm trở lại đây bởi hầu hết các hãng máy ảnh, với dòng A9 dẫn đầu. A1 nay giảm đáng kể đến 1.5 lần khi chụp ảnh tĩnh.

a1-anti-distortion-shutter-700x394

Một hạn chế khác của màn trập điện tử được giải quyết trên A1 là đồng bộ flash: máy ảnh có thể đạt tốc độ đến 1/200s, lần đầu tiên xuất hiện trên máy ảnh Alpha và nếu không nhầm thì cũng là chiếc máy ảnh mirrorless duy nhất hiện nay có khả năng đồng bộ flash nhanh đến mức đó. Lưu ý là thiết bị cuối đồng bộ không tương thích với màn trập điện tử.

Một cải tiến quan trọng nữa là khả năng sử dụng chế độ chống nháy sáng (anti-flicker) với màn trập điện tử (lại thêm một kỷ lục đầu tiên trên thế giới), trong khi trước đây tính năng này luôn bị hạn chế chỉ dùng với màn trập cơ. Nhờ đó, màn trập điện tử hữu dụng hơn khi chụp dưới ánh sáng nhân tạo như đèn huỳnh quang hay LED.

a1-anti-flicker-700x314

3. Màn trập cơ

Dù màn trập điện tử mới là kẻ chiếm sự chú ý, Sony vẫn dành thời gian “tút tát” màn trập cơ cho A1.

Các màn trập được làm từ sợi carbon. Cơ chế điều khiển kép mới tận dụng các lò xo và thiết bị truyền động điện từ được phát triển để khiến cả bộ nhẹ và cải thiện được độ bền.

a1-shutter-unit-700x394

A1 có tốc độ đồng bộ flash hàng đầu thế giới là 1/400s khi sử dụng màn trập cơ.

Đối với các tốc độ chụp liên tiếp, cả hai máy đều đạt được 10fps với màn trập cơ.

Một tính năng ẩn khác là khả năng đóng cửa trập khi máy ảnh tắt để bảo vệ cảm biến trong lúc thay đổi ống kính. Ý tưởng này lại không hề mới, khi mà Canon EOS R từng làm điều này trước.

4. AF

A9 II có AF xuất sắc nhất từng thấy trên máy ảnh mirrorless. “Cựu” flagship này có tốc độ tính toán AF/AE đạt đến 60 lần/giây cho hiệu suất tuyệt vời so với bất kỳ máy ảnh ngàm E nào khác… cho đến hôm nay.

Tracking, 20fps
Tracking, 20fps / Ảnh chụp bằng A9 II, 1/2000, f/6.3, ISO 12800 – FE 200-600mm

A1 thách thức tất cả những điều kể trên với tốc độ tính toán nhanh hơn là 120 lần/giây. Chiếc máy mới cũng có nhiều điểm PDAF hơn (759 vs 693).

Bên cạnh các thiết lập AF thông thường, A1 có thuật toán bám nét Real-time Tracking nâng cấp với khả năng nhận diện chủ thể tốt hơn.

Real time Eye AF có trên cả hai máy cho người và động vật (A1 được cải tiến thêm 30%), nhưng máy mới còn có thể tra mắt chim (và lại là một điểm đầu tiên nữa của dòng Alpha).

Cuối cùng là A1 có hiệu suất chụp thiếu sáng tốt hơn ở độ nhạy sáng tối thiểu -4Ev (khẩu f/2) và các điểm PDAF tại f/22. A9 II có mức nhạy sáng tối thiểu là -3Ev (f/2) và chụp đến f/11.

5. Video: 8K vs 4K

Độ phân giải 50MP cũng như sức mạnh xử lý nhanh hơn cho phép Sony ra mắt thêm một điều đầu tiên cho dòng máy ngàm E: quay video 8K. A1 có thể quay ở độ phân giải nào 30fps với full pixel readout (từ dư mẫu 8.6K) bằng codec XAVC HS (HEVC/H.265). Quay trong máy ở 4:2:0 10-bit và tốc độ tối đa 400Mbps.

Sony đã thiết kế một cấu trúc tản nhiệt khác trên A1 cho phép máy ảnh quay video 8K tại 30p trong 30 phút mà không bị quá nhiệt.

a1-heat-dissipation-700x394

Nhưng 8K không phải là tất cả.

Ở 4K, A1 quay đến 120p với crop 10% trên cảm biến, dù với dư mẫu. Nếu muốn đọc toàn bộ điểm ảnh, bạn cần chọn chế độ Super35/APS-C (dư mẫu từ phim 5.6K) nhưng bị giới hạn xuống 60p.

Chưa hết, A1 có thể quay 4K 4:2:2 10-bit trong máy với mọi tốc độ khung hình, cho tối đa 600Mbps khi xử lý nén All-I.

Đáng tiếc lại với mọi sức mạnh này, máy ảnh lại không thể quay hơn 120p ở Full HD.

Thế còn A9 II thì sao? Máy cũng quay 4K đến 30p và 100Mbps, với quay nội bộ 8-bit. Full HD cũng chạm nóc ở 120p. Vậy nhưng máy thiếu Picture Profiles vốn là các thiết lập hình ảnh nâng cao của Sony cho video, đồng nghĩa bạn sẽ không có các đường cong như HLG hay S-Log.

May là A1 có Picture Profiles, tức gồm có HLG, S-Log2, S-Log3, S-Cinetone và còn nhiều nữa.

A1 có thể xuất video RAW 16-bit qua cổng HDMI full size, cũng có thể quay trong máy và mở rộng cùng lúc.

Cả hai máy đều có ổn định hình ảnh trong thân máy, nhưng A1 còn có chế độ Active sẽ crop cảm biến một chút nhưng cải thiện sự ổn định (ổn định điện tử, không có ở chế độ 8K). Người dùng cũng có thể chủ động tắt chống rung, trong khi thu thập dữ liệu cảm biến con quay hồi chuyển để ổn định hình ảnh với phần mềm Catalyst của Sony. Rất nhiều thử nghiệm đã được thực hiện với A7S III và A7C ở trên mạng, cho thấy phương thức này cho kết quả tốt hơn cả chống rung trong máy ảnh.

6. Khung ngắm

A1 trang bị chiếc khung ngắm ấn tượng nhất ở thời điểm này với 9.44 triệu điểm, màn hình OLED 0.64in và tốc độ refresh cao nhất đạt 240Hz. Độ phóng đại là 0.9x và eyepoint là 25mm.

a1-evf-700x394

A9 II có EVF rất ổn nhưng vẫn không so sánh được với chiếc máy ảnh flagship mới. Đây là màn hình OLED 0.5in 3.69 triệu điểm, độ phóng đại 0.78x và eyepoint 23mm. Tốc độ refresh đạt 120Hz.

7. Thẻ nhớ SD

Cả hai máy đều có hai khay thẻ nhớ.

A9 II nhận hai thẻ SD UHS-II, trong khi khay của A1 tương thích với cả SD UHS-II lẫn CFexpress type A có tốc độ ghi và đọc nhanh hơn.

Thẻ CFexpress giúp dọn bộ nhớ đệm nhanh hơn khi chụp ở 30fps, cũng như cần thiết để quay 4K 120fps.

a1-memory-cards-700x466

8. Hệ thống menu

Sony A1 trang bị phiên bản hệ thống menu mới nhất của hãng này, từng được giới thiệu trước đó trên A7S III. Một thiết kế lại hoàn toàn với sắp xếp tốt hơn và điều khiển chính xác hơn. Menu cũng thay đổi tự động khi người dùng chuyển đổi từ chế độ chụp tĩnh sang quay phim.

a1-menu-system-700x525

Hơn thế nữa là menu trên A1 có thể điều khiển với màn hình cảm ứng.

9. Tốc độ truyền dữ liệu

Sony tạo ra dòng A9 hướng đến nhiếp ảnh gia thể thao chuyên nghiệp và gồm tùy chọn đa dạng để truyền tải ảnh nhanh chóng tại chỗ.

Các cổng giao tiếp gồm có LAN 1000BASE-T, USB C 3.2 10Ghz và Wifi 5Ghz. Trên chiếc máy ảnh mới nhất, Sony khẳng định tốc độ truyền FTP nay nhanh hơn 3.5 lần nhờ có hỗ trợ MIMO 2×2 (IEEE 802.11a/b/g/n/ac). Hai ăng ten trên máy giúp đảm bảo giao tiếp tốt hơn dưới bộ khung magne.

a1-wifi-700x394

10. Giá bán

Sony A1 là máy ảnh Alpha đắt nhất ở thời điểm hiện tại, với giá bán lẻ khởi điểm từ $6500 cho thân máy lẻ.

Sony A9 II cũng không hề rẻ hơn bao nhiêu nhưng ở thời điểm này ít nhất là có giá bán dễ chịu hơn đôi chút, tầm từ $4500.

Giá bán này được cập nhật vào tháng 01/2021.

Kết

Câu nói “không có chiếc máy ảnh nào là hoàn hảo” tồn tại bởi nhiều lý do, không chỉ vì mỗi người có một sở thích nhiếp ảnh riêng và từ đó lại có nhu cầu khác nhau.

Tuy nhiên nếu chúng ta mường tượng chiếc máy ảnh hoàn hảo như một sản phẩm có thể thỏa mãn những nhiếp ảnh gia và videographer khắt khe nhất, bất kể nhu cầu ra sao, thì có lẽ Sony A1 nằm gần nhất với định nghĩa này.

Cần độ phân giải cao? Có. Cần AF tốt nhất? Có. Vài tính năng quay phim xuất sắc nhất từng thấy trên máy ảnh mirrorless? Có luôn. Nhiều đánh giá thực tế sẽ khác nhau, nhưng có lẽ chúng ta đều có thể đồng tình rằng ngoài ra không có nhiều sản phẩm được như A1 ở thời điểm hiện tại.

Giá bán cao sẽ là một điểm khiến nhiều người dùng ái ngại. Thiết kế cũng không mấy khác biệt với A9 II, lại còn nặng hơn, sâu hơn và có thiết kế nút xoay điều khiển mới; nhưng ngoài những điều này thì cũng không còn gì nhiều để phàn nàn.

Đối với một số người dùng, thứ gây tò mò hiện nay là khả năng tải nhiệt thực tế của A1, để xem chiếc máy ảnh mới này có tránh được hay lại đi vào vết xe đổ của đối thủ Canon EOS R5. Một số khác lại đặt câu hỏi về tương lai của dòng A9 khi xuất hiện một đàn em quá tiềm năng.

Liệu chúng ta sẽ được thấy A9 III trong vòng vài năm nữa, hay đó sẽ là A1 thay đổi cuộc chơi kể từ hôm nay? Chúng ta sẽ phải đợi thời gian cho câu trả lời.

Theo Mathieu @ Mirrorless Comparison