Bỏ túi ngay 15 thủ thuật hữu ích để ảnh chụp bình minh của bạn trở nên ấn tượng hơn thông qua chia sẻ của nhiếp ảnh gia Anton Gorlin.
Gorlin chia sẻ, anh cho rằng các nhiếp ảnh gia tin là ảnh chụp bình minh chính là một cách để diễn tả cái gọi là phép màu, cũng như chia sẻ phép màu này với người khác. Nhiều người có thể không tin vào phép màu, nhưng họ tin vào khoảnh khắc kỳ diệu của bình minh vừa ló rạng đầy ngoạn mục. Trong bài viết, Gorlin sẽ chia sẻ 15 thủ thuật chụp ảnh bình minh rất hữu ích, dựa trên các trải nghiệm và kinh nghiệm của chính anh.
Gorlin cũng lưu ý là chụp ảnh hoàng hôn cũng sở hữu nét cuốn hút tương tự, và hầu hết các thủ thuật anh chia sẻ trong bài đều có thể áp dụng tốt với chụp ảnh hoàng hôn.
Nội dung
>>> 15 thủ thuật hữu ích để chụp ảnh bình minh ấn tượng (Phần 2)
Điểm khác nhau giữa chụp ảnh bình minh và chụp ảnh hoàng hôn
Điểm khác đối với hoàng hôn là nó không rõ ràng ở thời điểm bắt đầu, mặc dù chúng ta biết tại thời điểm đó đã là hoàng hôn. Đồng thời, tùy vào mỗi khu vực mà sẽ có nhiều điểm khác biệt khác.
Đầu tiên là, chọn thời điểm chụp bình minh thường khó hơn. Mọi người đi ngủ vào ban đêm, và đấy là ưu điểm lớn mà nhiếp ảnh gia có thể tận dụng. Vắng người, bớt tiếng ồn, bớt yếu tố gây nhiễu, và nhất là sẽ không có ai đi lạc vào khung hình của bạn. Bạn sẽ có cả khu vực rộng rãi để thỏa ý sắp xếp bố cục. Ngược lại, khi chụp hoàng hôn, bạn sẽ khó dựng khung hình hơn, bởi không biết lúc nào sẽ xuất hiện yếu tố gây nhiễu.
Một điểm quan trọng nữa là cảm xúc. Chuyển cảnh hoàng hôn đi từ sáng đến tối, tạo hiệu ứng dễ chịu, trầm lắng hơn, đưa sự sống lùi vào màn đêm yên nghỉ. Trái lại, bình minh chuyển từ tối đến sáng, từ nghỉ đến động, như khởi đầu của sự sống, bung tỏa năng lượng sống động của một điều mới mẻ. Dù chụp ảnh bình minh hay hoàng hôn, nên hiểu được cảm xúc của từng khoảnh khắc trước, để từ đó xác định được khung hình nào, bố cục nào sẽ là phù hợp, như vậy mới bắt được những shot hình thực sự ấn tượng.
Điểm khác biệt cuối cùng là màu sắc. Hoàng hôn có xu hướng ám tông đỏ bởi một ngày bận rộn đã khuấy động các hạt trong không khí, gây ra phản chiếu sắc đỏ nhiều hơn. Bình minh thường có nước trời trong trẻo hơn.
Cá nhân Gorlin chia sẻ, bởi điểm khác biệt về cảm xúc và màu sắc của bình minh mang lại nên anh thích chụp ảnh bình minh hơn. Có lẽ vì vậy mà bài chia sẻ thủ thuật của anh mới thiên về kỹ thuật chụp bình minh.
Chụp ảnh bình minh là như thế nào?
Chụp ảnh bình minh bắt đầu trước thời khắc bình minh 1 tiếng đồng hồ và kết thúc sau đó 1 tiếng đồng hồ, ví dụ như khi Giờ Vàng kết thúc. Dĩ nhiên là, tùy theo mùa và một số địa điểm mà thời lượng này có thể có thay đổi. Nhưng nhìn chung, đây là chụp ảnh tầm rạng đông. Thời gian ngắn hơn vào mùa hè và dài hơn vào mùa đông. Nắm được các yếu tố này sẽ giúp bạn ước lượng được thời gian chính xác để căn chỉnh bố cục hợp lý nhất.
15 thủ thuật chụp ảnh bình minh
Trên thực tế, thủ thuật chụp ảnh bình minh có thể trở thành một danh sách không giới hạn. Gorlin chỉ chọn lấy các thủ thuật đơn giản, dễ thực hiện theo nhất để mọi người tham khảo dễ dàng hơn và ứng dụng nhanh được. Có một số thủ thuật là về kỹ thuật, và mỗi ảnh chụp bình minh đều chứa dữ liệu EXIF, do đó Gorlin khuyên bạn nên đọc kỹ để nắm được nên dùng các thiết lập nào cho ảnh chụp bình minh của mình.
#1 Đến sớm
Thường thì bạn cần có mặt ở địa điểm chụp ảnh ít nhất 60 phút trước khi bình minh lên. Bạn có thể than vãn như thế là quá sớm, nhưng chuyện gì cũng có lý do của nó. Trước tiên là, những tia sáng nhạt nhòa đầu tiên sẽ xuất hiện trong tầm 40 phút trước khi mặt trời ló rạng ở đường chân trời. Tuy nhiên, tùy vào tình hình địa lý mà bạn có thể nhìn thấy chúng sớm hơn. Theo trải nghiệm của cá nhân, Gorlin từng nhìn thấy những tia sáng màu đỏ giữa các đám mây trước bình minh 60 phút. Tất nhiên khi đó trời vẫn còn rất tối, mắt thường có thể khó nhận diện hơn, nhưng máy ảnh lại có ưu thế về mặt này khi nó có thể ghi được các ảnh phơi sáng dài ở bất kỳ điều kiện ánh sáng nào. Tận dụng thời gian này để chụp lại ảnh phong cảnh bình minh ảo diệu với chuyển động của các đám mây tăng phần động cho ảnh.
Nếu chụp ảnh biển, bạn còn có thể thử nghiệm nhiều thứ với dáng nước. Kỹ thuật phơi sáng dài kết hợp với biển nước sẽ cho ra những bức ảnh ấn tượng không kém gì khi bạn chụp chỉ bầu trời hay đất liền. Gorlin từng chia sẻ các thủ thuật chụp cảnh biển cũng như bật mí các thiết lập chụp bình minh trên biển rất hữu dụng trong một bài viết khác, hãy cùng xem qua các chia sẻ của anh vào lần tới.
Một yếu tố khác khiến bạn nên đến sớm đó là bạn cần quan sát địa điểm chụp. Hãy cảm nhận tự nhiên và tìm cho mình những điểm cắm máy ảnh tốt nhất. Kể cả bạn có quan sát vào ban ngày, một số thứ vẫn có thể thay đổi. Ví dụ như một cơn mưa nào đó để lại vài vũng nước đọng, hay là một màn sương đột ngột xuất hiện. Bản thân ánh sáng cũng sắp đặt theo địa hình và tác động đến ảnh chụp bình minh của bạn.
Phần khó nằm ở lấy nét. Gorlin sẽ giải thích vấn đề này ở một trong cac thủ thuật bên dưới, nên là đừng bỏ lỡ nhé.
#2 Thêm ánh sáng
Việc trang bị thêm nguồn chiếu sáng phụ là rất cần thiết. Chí ít hãy đầu tư một chiếc đèn đeo trên trán (headlamp) hoặc mang theo một cây đèn. Nếu bạn cần leo núi hoặc một số địa hình gồ ghề, Gorlin khuyên nên sử dụng headlamp để được rảnh tay, bởi có thể bạn sẽ muốn sử dụng gậy chống, khua chân máy gạt mạng nhện hay thắp lửa. Trên các địa hình bằng phẳng hơn thì bạn có thể dùng đèn cầm tay.
Dẫu vậy, một chiếc đèn cầm tay vẫn có nhiều ưu điểm hơn đèn treo trên đầu. Điển hình là, bạn có thể khiến một tên trấn lột bị bất ngờ, dùng làm nguồn chiếu sáng ổn định để lấy nét, vẽ sáng dễ dàng hơn, và có thể tạo ra chùm ánh sáng chiếu rọi rực rỡ và chụp ảnh lại.
Cá nhân Gorlin thường sử dụng cả hai loại đèn và rất tin tưởng vào cả hai loại này.
#3 Light Bleeding vs. Starburst
Starburst
Hiệu ứng Sunburst, hay còn được biết đến là hiện ứng Starburst, khiến ảnh trông sống động hơn, hấp dẫn hơn, cũng vì thế mà nó thường xuất hiện trong nhiều bức ảnh như một yếu tố thu hút sự chú ý không thể thiếu.
Starburst phụ thuộc rất nhiều vào cấu tạo của ống kính và sẽ được thể hiện khác nhau tùy vào từng ống kính. Theo kinh nghiệm của Gorlin, các ống kính góc rộng cho ra hiệu ứng Starburst mãn nhãn nhất. Ví như ống Nikon 50mm của anh đem lại các tia sáng siêu mảnh nhưng tản rộng trông khá là kỳ cục, do đó anh thường dùng ống Tamron 15-30 để tạo hiệu ứng này.
Light Bleeding
Đối với Starburst, chúng ta cần f/16. Điều có nghĩa là mọi khẩu nhỏ hơn đều vô dụng hay không? Tất nhiên là không! Nhưng rất nhiều nhiếp ảnh gia có vẻ luôn quên mất hay là hoàn toàn chẳng nghĩ đến điều này.
Khi ta khép xuống một khẩu, ta nhận ít nhiễu xạ hơn, từ đó thu được những đường nét rõ ràng hơn. Ngược lại, khi ta mở khẩu rộng, ta nhận nhiều nhiễu xạ hơn và cũng do vậy những đường nét ít rõ hơn. Càng khép khẩu, ta càng đạt được hiệu ứng vừa phải. Tại f/13, chúng ta vẫn có thể thấy được hình sao nổi bật đẹp đẽ, tương tự với f/9 rồi từ đó giảm dần, giảm dần cho đến khi ta thu được một hình cầu sáng rực rỡ. Các cạnh của nó tỏa ra các chủ thể tối màu hơn gần đó tạo ra hiệu ứng có tên gọi là Light Bleeding (rỉ, hở sáng).
Có thể bạn sẽ cần chụp nhiều ảnh để chồng ảnh phần này. Một ảnh tạo độ sâu trường ảnh, một ảnh khác cho hiệu ứng Light Bleeding. Tạo hiệu ứng này với vị trí mặt trời thấp sẽ dễ dàng hơn. Mặt trời càng lên cao thì ánh sáng sẽ càng mạnh, càng khó để cân bằng.
#4 Chú ý thời tiết
Thời tiết là bạn của nhiếp ảnh gia. Một bức ảnh phong cảnh hoàn toàn nghệ thuật xoay quanh thời tiết và các điều kiện của nó. Nhưng làm thế nào để bạn dự đoán được lúc bình minh hay hoàng hôn tốt? Chúng ta sẽ cần học giải mã dự báo thời tiết ra một cái gì đó hữu ích với chúng ta hơn. Như Gorlin, anh thường sử dụng nhiều trang web khác nhau để thu được tình hình thời tiết tổng thể. Điều này sẽ tốn kha khá thời gian và thử nghiệm để hiểu được các thông số nào là đáng tin cậy trên mỗi trang web dự báo thời tiết. Gorlin đã tìm thấy một trang có dự báo mây phủ chính xác hơn, một trang khác dự báo hướng và sức gió chính xác hơn và một trang khác nữa có tầm nhìn radar tốt nhất.
Vậy làm thế nào để hiểu được dự báo thời tiết?
Với nhiếp ảnh phong cảnh, ta thường tìm kiếm những màu sắc đẹp đẽ trong các đám mây. Đa phần, Gorlin sẽ thường ở nhà nếu mây phủ thấp 30%; trừ khi chụp trong rừng, nơi bầu trời không quan trọng và ánh sáng mạnh làm việc tốt hơn. Khi mây phủ từ 30% trở lên và lên đến khoảng 70%, đây là điều kiện lý tưởng để “lên đồ” và đi chụp.
Hãy cố gắng chụp những đám mây trên cao. Mây nằm thấp hơn hiếm khi có màu đẹp. Cơ hội chuẩn nhất để ghi được ảnh bình minh ấn tượng với bất kỳ đám mây nào đó là bắt được khoảng cách giữa đường chân trời và mây. Không dễ để dự đoán được khoảng cách này, nhưng không phải là không có cơ hội. Cách trực tiếp nhất là quan sát và chú ý xem có khoảng cách nào không. Một cách khác hơi khó hơn là áp dụng tính toán và sử dụng ứng dụng hoặc radar.
Cách dự đoán điểm bắt đầu
- Dậy sớm
- Ở radar hoặc ứng dụng hỗ trợ
- Kiểm tra kích thước vùng mây phủ
- Tham khảo các tính toán về đường chân trời và độ cao của các đám mây. Có thể không xét chiều cao của con người; không gì có thể so sánh với độ cao của mây.
- Các giá trị thu được từ bước 3 nên nằm trong khoảng 60-80% thông số trong bước 4
#5 Tạo HDR (Filter, Bracketing, Underexposure)
Đối với chụp ảnh bình minh hay cũng như chụp ảnh hoàng hôn, khác biệt về phơi sáng giữa bầu trời và tiền cảnh là rất lớn, và bạn chắc chắn sẽ cần một vài thiết bị để cân bằng khác biệt đó. Nếu bạn chụp một thứ với đường chân trời phẳng, bạn có thể không cần dùng đến filter. Nếu không, Gorlin khuyên bạn nên dùng giá đỡ (bracketing). Bằng cách này, bạn có thể kiểm soát kết quả cuối cùng tốt hơn.
Lưu ý là đừng tốn công với các phần mềm tạo HDR, ví dụ như Photomatix chẳng hạn. Tuy nhiên bạn có thể thử dùng Lightroom hoặc Photoshop để kết hợp thành HDR vì các phần mềm này hoạt động chính xác hơn. Mặc dù vậy, tốt hơn hết vẫn là thực hiện tạo HDR thủ công, bất kể là với kỹ thuật gì.
#6 Chụp trong Giờ Vàng
Giờ Vàng là thời điểm diễn ra ngay sau khi mặt trời mọc trên đường chân trời. Trung bình Giờ Vàng kéo dài 1 tiếng đồng hồ. Vào mùa đông, thời lượng này có thể kéo dài hơn một chút; ngược lại vào mùa hè, thời lượng sẽ rút ngắn lại còn khoảng 30-40 phút tối đa. Ánh sáng trong thời gian này tạo ra bóng đổ dài nhất và duy trì tất cả các chi tiết nằm trong vùng chiếu sáng của chúng. Chúng hé lộ mọi cấu trúc, mọi chất liệu, với những tia nắng ấm áp nịnh mắt.
Giờ thì tốc độ màn trập phải đủ nhanh để chụp cầm máy, nhưng bạn vẫn có thể sử dụng chân máy nếu muốn. Bạn có thể đạt f/4 trên 1 giây bằng cách kéo khẩu và ISO kể cả khi không có filter, và Gorlin đặc biệt khuyên bạn nên tận dụng ánh sáng chiếu qua sóng nước hoặc các vạt cỏ, khi mà ánh sáng này bao bọc chúng trong ánh tỏa màu cam và giúp ảnh chụp bình minh của bạn thêm phần cuốn hút.
Một ý tưởng hay ho khác là chụp rừng cây trong màn sương. Ánh sáng buổi sáng sẽ tạo nên những tia nắng tuyệt vời rọi qua những hàng cây.
#7 Bóng đổ (Silhouette)
Phơi sáng cho hậu cảnh sáng, chừa lại chủ thể tối chụp underexpose. Bạn chỉ cần một thứ gì đó dễ nhận dạng và tách biệt với hậu cảnh, ví dụ như con người, động vật, cây cối,… một thứ quen thuộc với mọi người. Thông thường, silhouette làm việc tốt nhất là ngay trước bình minh, khi mà mặt trời vẫn còn nằm dưới đường chân trời.
#8 Ảnh phản chiếu bao gồm
Chúng ta thường không chỉ chụp ảnh bình minh hay hoàng hôn bởi vẻ đẹp của chúng, mà còn có xu hướng nhân đôi vẻ đẹp này lên, bằng cách tận dụng ảnh phản chiếu. Có 2 loại phản chiếu: trong nước tĩnh và trong nước động. Loại 1 sao chép y nguyên những gì nó phản chiếu; loại 2 hình thành các vệt ánh sáng (vệt mặt trăng, vệt mặt trời, vệt ánh sáng thành phố,…).
Để lấy được ảnh phản chiếu rõ ràng, bạn cần tìm những vũng nước, hồ nước đá hoặc ao nước vào những buổi sáng yên tĩnh. Đôi khi bạn có thể làm mượt những dòng nước không quan trọng bằng phơi sáng dài. Một cách khác để lấy phản chiếu là ra biển vào lúc thủy triều xuống thấp và chụp dòng nước rút chậm rãi với rất nhiều phản chiếu.
Mẹo chuyên nghiệp: Sau một cơn mưa, hãy đến khu vực có đá. Các bục đá sẽ giữ lại rất nhiều nước tạo thành vũng và mang lại nhiều bố cục mới mẻ cũng như cơ hội hay ho cho ảnh của bạn.
Ánh sáng của những hồ nước này có rực rỡ hay không còn phụ thuộc vào góc chiếu sáng. Dĩ nhiên bầu trời là cố định, nhưng bạn vẫn có thể thao tác với góc bằng cách chọn điểm nhìn cao hoặc thấp hơn. Điểm nhìn thấp cho phép nhiều ánh sáng phản chiếu hơn (vì phần sáng của bầu trời rất thấp). Bạn sẽ bất ngờ trước lượng ánh sáng mà 10cm cách chân máy của bạn bổ sung. Kỹ thuật này làm việc tốt nhất đối với chụp bình minh hoặc hoàng hôn bởi màu sắc và góc chụp.
(Còn tiếp)
(Theo Anton Gorlin)