Home > Ống Kính - Lens > Ấn tượng đầu tiên với ống kính Sony FE 50mm F1.2 GM
Ống Kính - LensTin TứcTin Tức Máy ẢnhĐánh giáĐánh Giá Máy Ảnh

Ấn tượng đầu tiên với ống kính Sony FE 50mm F1.2 GM

Sony FE 50mm F1.2 GM

Ấn tượng đầu tiên với ống kính Sony 50mm F1.2 GM

Gần đây các hãng máy ảnh có vẻ đang thể hiện sức mạnh quang học của mình thông qua việc nhanh chóng sản xuất các ống kính F1.2. Không chịu kém cạnh, Sony cũng mới ra mắt ống kính một tiêu cự F1.2 đầu tiên của họ là chiếc FE 50mm F1.2 GM. Nhiều người sẽ suy ngẫm liệu Sony sản xuất ống kính này có phải chí ít để gạt đi thứ giai thoại gọi là đường kính ngàm ống kính nhỏ hơn (so với các đối thủ mirrorless) không thể cho phép làm ra các ống kính nhanh kiểu đó (Sony khẳng định có thể làm được các ống kính ngàm E F0.63, nhưng về mặt thương mại là vô lý).

Dẫu sao thì, dù Planar T* FE 50mm F1.4 ZA có ấn tượng cách mấy với trường ảnh rất phẳng và quang sai màu thấp nhất, nhưng xem ra FE 50mm F1.2 GM đã sẵn sàng vượt mặt người đàn anh này về gần như mọi khía cạnh.

Kích thước và trọng lượng

DSC09096

Sony FE 50mm F1.2 GM nhỏ gọn và nhẹ bất ngờ so với những gì nó mang tới. Khi đặt cạnh Planar T* 50mm F1.4 ZA, nó gần như đạt cùng kích thước và ở trọng lượng chỉ 778g chính xác là tương đương, tuy cung cấp nhiều hơn nửa bước dừng thu nhận ánh sáng và độ sâu trường ảnh nông. Cả hai ống kính có cùng chiều dài là 108mm. Phiên bản F1.2 GM có đường kính hơi lớn hơn với phần lớn nhất là vành rộng 87mm so với 83.5mm trên ống F1.4 ZA. Có thể lý giải điều này là do bề mặt tăng thêm khoảng 36% cần thiết cho khẩu độ F1.2 so với F1.4. Dù vậy, đường kính kính lọc vẫn khiêm tốn là 72mm.

Khi lắp mỗi ống kính lên thân máy và nhìn gần, bạn sẽ không thể chỉ ra sự khác biệt giữa chúng. Chí ít là nếu bỏ qua sự có mặt của vòng lấy nét thủ công cao su trên F1.2 GM.

Các ống kính Sony là nhỏ nhất và nhẹ nhất so với đối thủ của chúng, nhẹ hơn 18% so với ống Canon RF 50mm F1.2 và nhẹ hơn 30% (cộng thêm ngắn hơn 30%) so với Nikon Z 50mm F1.2 S.

Chất lượng lắp ráp và kháng thời tiết

SonyFE50mmF1.2GM_weather_sealing

Tuy kích cỡ nhỏ gọn, 50mm F1.2 GM lại cho cảm giác rất chắc chắn. Giống các ống kính GM khác, ống kính này cũng được đánh giá là ‘kháng bụi và khảng ẩm’ với các lớp seal bọc quanh các nút và vòng chỉnh. Một vòng đệm cao su quanh ngàm giúp ngăn ẩm và các yếu tố khác không xâm nhập vào thân máy. Sony cho hay, kim loại lai và nhựa kỹ thuật đã được sử dụng để tăng độ bền và để giảm trọng lượng của ống kính. Cuối cùng là một lớp phủ fluorine ở thấu kính phía trước để dễ dàng vệ sinh nước, dầu, vân tay và bụi bẩn.

Bộ điều khiển mở rộng

DSC09087

FE 50mm F1.2 GM cung cấp một loạt công cụ điều khiển mở rộng. Nút gạt chế độ lấy nét cho phép nhanh chóng chuyển đổi giữa lấy nét tự động và thủ công. Hai nút giữ lấy nét có thể tùy chỉnh bất kỳ chức nào nào có sẵn cho mọi nút custom khác trên thân máy ảnh. Vòng lấy nét tay có chất liệu cao su rất tốt giúp dễ dàng thao tác và phân biệt với vòng chỉnh khẩu độ. Vòng lấy nét này cung cấp phản hồi lấy nét tuyến tính để kéo nét trực quan đối với cả phim và ảnh.

DSC09093

Vòng chỉnh khẩu có chất liệu tương tự vành ống kính nhưng có răng cưa để dễ bám vào và xoay. Các nấc F-stop được đánh dấu mỗi 1/3 EV. Vòng khẩu có thể click hoặc declick, với thiết lập declick giúp dễ dàng thay đổi khẩu độ khi cần trong lúc quay phim.

Thiết kế quang học

SonyFE_50mm_F1.2_GM-Optical_Design
Thấu kính XA minh họa màu cam.

Cấu trúc quang học gồm 14 thấu kính trong 10 nhóm. Ba thấu kính siêu phi cầu XA giúp giảm tối thiểu quang sai sắc và giảm kích thước tổng thể của ống kính. Ba thấu kính XA này cũng đóng vai trò giữ nguyên độ phân giải cao xuyên suốt khung ảnh tại các khẩu mở rộng.

Bokeh

SonyFE_50mm_F1.2_GM-XA_surface_precision

Độ chính xác bề mặt của các khuôn đúc sử dụng để làm ra những thấu kính XA nói trên được tăng cường giúp đảm bảo bokeh mượt mà. Được chụp lại ở góc trên bên trái trong bức ảnh của Sony là một bề mặt thấu kính phi cầu theo quy ước, dẫn đến một điểm nhòe (CoC) ở góc trên bên phải. Ở góc dưới bên trái là dấu vết bề mặt của một trong các bề mặt thấu kính XA của Sony với độ chính xác bề mặt là 0.01µm, tạo ra một điểm nhòe rõ ràng ở góc dưới bên phải và nhìn chung là đẹp mắt.

Sony khẳng định là cầu sai đã được kiểm soát rất cẩn thận trong các khâu thiết kế và sản xuất cho bokeh tiền cảnh và hậu cảnh mượt mà, và những hình ảnh minh họa mà Sony sử dụng đều có vẻ thuyết phục, mặc dù sự thật là còn phải đợi chụp thực tế mới kiểm chứng được.

SonyFE50mmF1.2-MechanicalVignetting_F1.2_vs_F2

11 lá khẩu đảm bảo các vùng sáng nhòe tròn đều kể cả khi khép khẩu. Trong ảnh minh họa, có thể thấy các điểm tròn hoàn hảo thậm chí sau khi ống kính khép xuống 1.7 bước dừng, điều mà một ống kính 9 hay 10 lá khẩu khó làm được. Tuy còn rất nhiều yếu tố khác mang đến bokeh mãn nhãn, nhưng riêng điều này vẫn giúp F1.2 GM kết xuất được các vùng nhòe đẹp và bokeh thiên về kiểu Gaussian mượt mà hơn.

Tối viền cơ vẫn còn gây ra hiệu ứng mắt mèo khi mở khẩu tối đa (bên trái), nhưng lỗi này sẽ gần như biến mất khi bạn giảm khẩu xuống F1.8 và hoàn toàn biến mất ở F2 (bên phải).

Độ sắc nét

SonyFE_50mm_F1.2_GM-MTF
Các đường đọc và đối xứng là đường liền; các đường tiếp tuyến là đường chấm rời. Các đường màu cam ý chỉ chi tiết 10 lp/mm, thường thể hiện hiệu suất tương phản của ống kính. Vị trí các đường càng cao tức hiệu suất càng tốt.

Bảng MTF do Sony cung cấp cho thấy hiệu suất ấn tượng ở khẩu mở tối đa, với hơn 90% độ tương phản cho độ phân giải chi tiết cao hơn 30 lp/mm (màu xanh lá) ở trung tâm khung hình tiếp tục ra ít nhất là 6mm từ trung tâm của độ rộng vùng hiện ảnh. Trong khi đó, đường 30 lp/mm thể hiện cho độ sắc nét của ống kính lại không bao giờ bị rơi xuống dưới 60% dù ở bất kỳ đâu trong khung hình, về cơ bản luôn nằm ở khoảng gần 70% ngoại biên ảnh.

Các đường dọc và tiếp tuyến nhìn chung bám khá sát nhau, thể hiện loạn thị được kiểm soát rất tốt, từ đó có thể đoán là bokeh được kết xuất đẹp mắt.

DSC09818.acr_1

Độ sắc nét tại F1.2 trông thế nào khi chụp thực tế? Xem ảnh minh họa do DPReview chụp ở tỉ lệ hiển thị 100% tại đây. Theo DPReview, độ nét đạt đỉnh tại F2, dù về kỹ thuật nên đạt ở tầm F2.8. Độ nét cao đến mức những sự khác biệt chỉ thấy rõ khi đặt các hình ảnh so sánh đối chiếu nhau. Nói cách khác, F1.2 sắc nét tới mức nếu bạn chụp 2 ảnh khác nhau tại F1.2 và F2, bạn sẽ khó lòng phân biệt nổi ảnh nào là ảnh nào khi so sánh độ sắc nét ở vùng trung tâm hoặc ở tại điểm tập trung.

Độ sâu trường ảnh đạt cực mỏng tại F1.2, nhưng Eye AF  của Sony nói chung là vừa đủ chính xác, tốc độ AF với ống kính này cũng đủ nhanh nhạy, tỉ lệ chính xác cao. Từ đó chúng ta bước sang phần kế tiếp là…

Lấy nét tự động

SonyFE_50mm_F1.2_GM-AF_motors_schematic

2 nhóm lấy nét bay (floating) độc lập cho phép khoảng cách lấy nét gần hơn, được xử lý bởi 4 động cơ tuyến tính ‘extreme dynamic’ (2 động cơ/nhóm). Sony cho biết, các động cơ tuyến tính này tạo ra các chuyển động tuyến tính rất hiệu quả bởi chúng không cần chuyển đổi từ chuyển động xoay sang tuyến tính thường thu được từ các dạng động cơ vòng hay chuyển động bước. Kết quả được thể hiện ngay trong video quảng bá của Sony, DPReview xác nhận 50m F1.2 GM là ống kính lất nét nhanh nhất trong thể loại của nó. Theo DPReview đo đạc, họ được được chỉ mất chưa tới 0.65 giây để ống kính này nhảy từ khoảng cách lấy nét tối thiểu (0.4m) tới vô cùng (trang Lenstip còn đo được chỉ 0.5 giây), và mất 0.5 giây để nhảy từ 0.7m – tức vẫn gần với khoảng cách lấy nét tối thiểu để tới 50mm – và tới vô cùng.

Nếu so sánh, chiếc FE 35mm F1.8 chỉ mất 0.3 giây để nhảy từ khoảng cách lấy nét tối thiểu của nó tới vô cùng, trong khi Nikkor 35mm F1.8 S mất tầm 1 giây để làm điều tương tự.

Khoảng cách lấy nét tối thiểu 0.4m kết hợp với độ phóng đại tối đa 0.17x. Đáng tiếc là focus breathing hay sự thay đổi giữa độ phóng đại với khoảng cách lấy nét sẽ khá là dễ thấy và sẽ là một vấn đề với các nhà quay phim.

Quang sai sắc dọc (Longitudinal chromatic aberration)

DSC09825.acr

Nói đến các ống kính nhanh trong thể loại này, thì quang sai sắc chiều dọc hay nói tắt là LoCA là một trong những yếu tố đáng lo ngại chính, nhất là vì nó rất khó loại bỏ ở hậu kỳ và có thể gây nhiễu. Nhận diện cơ bản là các viền màu hồng tím và lục nằm lần lượt về phía trước và sau mặt phẳng lấy nét, xung quanh các đối tượng có độ tương phản cao.

Tuy nhiên loại viền này lại không xuất hiện trên FE 50mm F1.2 GM, kể cả sau khi điều chỉnh độ tương phản – có thể gây phóng đại bất kỳ dấu LoCA nào trong ảnh (xem ảnh minh họa, DPReview cho biết họ đã chỉnh đến +45 trên Adobe Camera Raw).

Sony nói thiếu hiệu ứng quang sai sắc này là nhờ một phần vào các thấu kính XA cũng như việc sử dụng công nghệ mô phỏng tiên tiến mới nhất.

Lóa sáng, bóng ma và sunstar

DSC09834.acr

Lớp phủ chống lóa Nano AR II của Sony giúp giảm lóa sáng và bóng ma do phản quang từ các thấu kính bên trong tạo thành. Lớp phủ này được phát triển riêng để áp dụng cho các thấu kính quang học lớn với bề mặt cong cao, ví dụ như các thấu kính XA trong ống kính Sony.

Ảnh trên được chụp bằng cách chĩa máy ảnh vào mặt trời và cố tính căn góc sao cho bắt được càng nhiều lóa sáng và bóng ma càng tốt; nhưng kết quả thì rất ấn tượng: độ tương phản bị mất rất ít, chỉ có tầm 2, 3 bóng ma là thấy rõ (các vòng tròn lam, tím ở phía trên bên phải) không gây nhiễu quá mức.

11 lá khẩu sẽ thể hiện được hiệu ứng sunstar 22 điểm với các nguồn sáng chính hướng trong khung hình, nếu bạn giảm khẩu xuống (như trong ảnh thì khẩu ở F11).

Quang sai sắc ngang (Lateral chromatic aberration)

SonyFE50mmF1.2-LateralCA

Là trường hợp tương tự rất nhiều ống kính được chỉnh sai kỹ lưỡng hiện đại, thì quang sai sắc ngang – hiển thị dưới dạng viền màu tím, xanh lam hoặc xanh lá ở các lề ảnh và sẽ không được cải thiện nhiều nếu không được khép khẩu – cũng không phải là vấn đề lớn, nhất là khi lỗi này có thể được chăm sóc dưới dạng kỹ thuật số. Trên hết, nửa dưới của ảnh trên giống với nửa bên phải, ngoại trừ việc bất kỳ lỗi CA ngang nào cũng đều được loại bỏ bằng cách sử dụng hồ sơ gán đi kèm trong các tệp Sony Raw. Gần như thấy rõ ở các rìa tương phản cao, CA ngang đơn thuần không còn là vấn đề sau khi được loại bỏ, bất kể khi bạn chuyển đổi Raw hay xử lý ngay trên máy ảnh bằng cách chọn ‘Auto’ cho ‘Chromatic Aberration Comp’ dưới tùy chọn ‘Lens Comp’ trong menu máy ảnh.

Ví dụ tiêu biểu này là crop từ siêu góc của ảnh, do đó kể cả khi bạn để nguyên CA ngang không sửa (dĩ nhiên là không nên) thì mức độ quang sai sắc này cũng sẽ không là gì để bạn phải lo lắng.

Méo hình

SonyFE50mmF1.2-Distortion

Có lẽ không cần lo lắng về méo hình trên các ống kính một tiêu cự 50mm, nhưng thú vị là có một lượng méo rìa (pincushion) thấy rõ nếu quan sát ảnh chụp minh họa trên – giữa tấm chưa chỉnh sai và tấm đã chỉnh sai. Nửa trái của ảnh này đã được chỉnh sai, còn nửa phải là chưa chỉnh; và bạn có thể thấy cạnh phải của bức tường trong ảnh đã bị méo vào trong một chút, khi so với cạnh trái thẳng; và các miếng gạch chữ nhật bên trái đều cân xứng với các miếng bên phải, sẽ rõ ràng nếu bạn nhìn vào giữa ảnh.

Không hiểu vì sao Sony chọn rút lại vài kiểu lỗi méo hình ra khỏi công thức quang học, dù chúng đều có thể sửa kỹ thuật số rất dễ dàng sau đó. Đáng nói là hiện nay Adobe Camera Raw không có phương án dự phòng nào để chỉnh sửa méo hình – phải chờ đến khi Adobe khớp hồ sơ cho ống kính này – trong khi Capture One sử dụng hồ sơ chỉnh méo hình do các nhà sản xuất tích hợp bao gồm ở chụp Raw đối với 50mm F1.2 GM. Đây sẽ là một trong những lý do chính để người dùng phải chuyển đổi tệp bằng Capture One trong thời gian đầu.

Giá bán và tình trạng có hàng

DSC09083

Sony FE 50mm F1.2 GM là ống kính ngàm E thứ 60 và cũng là ống kính ngàm E full frame thứ 40 của Sony, được ra mắt ngay vào ngày kỷ niệm 5 năm Sony lần đầu ra mắt các ống kính GM đầu tiên. Với những trải nghiệm đầu tiên, FE 50mm F1.2 GM được đánh giá là một trong những ống kính một tiêu cự sắc nét nhất, lấy nét nhanh nhất và ít lỗi quang sai sắc nhất của Sony.

Ống kính này dự kiến có hàng vào giữa tháng 5 tới, với mức giá khởi điểm là $1,999.

Theo DPReview