Home > Thủ Thuật > Cẩm nang thông số tốc độ màn trập của NAG Anton Gorlin
Thủ ThuậtThủ Thuật Máy ảnhTin TứcTin Tức Máy Ảnh

Cẩm nang thông số tốc độ màn trập của NAG Anton Gorlin

DSC3935_2-copy

Tốc độ màn trập là một trong những thiết lập quan trọng mà mỗi nhiếp ảnh gia đều cần phải nắm được. Có 52 tốc độ màn trập (lên đến 1/4000 giây) hoặc đôi khi là 55 tốc độ màn trập (lên đến 1/8000 giây) khả thi, ngoại trừ chế độ Bulb. Vậy làm thế nào để hiểu được tốc độ màn trập nào là phù hợp nhất cho tình huống chụp ảnh của bạn? Hãy cùng tham khảo ngay cẩm nang tổng hợp các thông số tốc độ màn trập lý tưởng hữu ích do nhiếp ảnh gia nổi tiếng Anton Gorlin chia sẻ.

 

Tốc độ màn trập là gì?

Mỗi máy ảnh DSLR đều có màn trập, trông tương tự như một tấm màn không trong suốt. Khi bạn nhấn nút bấm màn trập, màn trập mở ra và cho phép ánh sáng đi qua ống kính vào đến máy ảnh. Khi màn trập đóng lại, ánh sáng cũng không vào được. Thời gian giữa lúc mở và đóng màn trập đó được gọi là “tốc độ màn trập”. Một tên gọi khác là “thời gian phơi sáng”. Thời gian phơi sáng cho phép bạn có thể vừa sáng tạo, vừa kiểm soát về mặt kỹ thuật trong ảnh của mình. Tốc độ màn trập ngắn có thể đóng băng mọi chủ thể chuyển động, trong khi tốc độ màn trập dài có thể làm mượt hoặc mờ chủ thể.

Vậy làm thế nào để sử dụng tốc độ màn trập?

Không có một ranh giới nào ở giữa tốc độ màn trập nhanh và chậm. Về cơ bản, tốc độ màn trập nhanh thiên về mọi phần nhỏ nhất của 1 giây, còn tốc độ màn trập chậm là tất cả mọi thứ từ 1 giây trở lên. Đôi khi, tốc độ màn trập chậm hơn 1/10 cũng đồng nghĩa là chậm.

different-shutter-speeds-seascape-768x513
Nikon D750, Tamron 15-30, 1/500 sec vs 0.4 sec

Các chi tiết kỹ thuật của tốc độ màn trập

Có 2 cách để trình bày tốc độ màn trập. Đối với tất cả các thông số dưới 1 giây, nó thể hiện một phần nhỏ của 1 giây. Đối với mọi thông số từ 1 giây trở lên, nó thể hiện toàn bộ giây đó. Lấy ví dụ, 1/200 có nghĩa là 1 phần 200 của 1 giây. Trên máy ảnh hiển thị 200. Một ví dụ khác là 20 giây, sẽ thể hiện trên máy ảnh là 20″. Dấu nháy đôi là ký hiệu toán học của đơn vị giây.

Rất nhiều máy ảnh DSLR ngày nay có chế độ màn trập “Bulb“. Ở chế độ này, bạn có thể đạt được bất kỳ tốc độ màn trập nào lên đến 30 phút. Máy ảnh sẽ giữ màn trập mở cho đến khi bạn thả nút bấm màn trập, hoặc trong trường hợp là điều khiển từ xa thì là cho đến khi bạn nhấn nút bấm màn trập lần thứ hai.

Trở lại với tốc độ màn trập:

Tốc đọ màn trập là một trong ba thông số cùng tạo ra tam giác phơi sáng. Nếu bạn gấp đôi thời gian phơi sáng, lượng ánh sáng đến được cảm biến cũng là gấp đôi. Việc gấp đôi này làm tăng từ cân bằng đến +1 bước phơi sáng, khiến ảnh ra trông sáng hơn. Tương tự, tăng tốc độ màn trập lên nhanh hơn gấp đôi tương đương tăng từ cân bằng đến -1 bước phơi sáng, khiến ảnh ra tối hơn. Để giữ được độ sáng ở mức tương tự, bạn cần điều chỉnh khẩu hoặc ISO để bù sáng.

Xe buýt và ô tô bị nhòe trên một con đường ở Sydney vào ban ngày

Các hiệu ứng hình ảnh của tốc độ màn trập

Tốc độ màn trập kiểm soát thời lượng cảm biến phơi sáng. Trong suốt thời gian mở màn trập, bức ảnh chúng ta đang cố gắng chụp có thể thay đổi vị trí. Đấy là lý do một số ảnh bị nhòe – chỉ là do chúng đã đổi chỗ trong quá trình cảm biến thu nhận ánh sáng. Chính vì vậy, mỗi lần bước khi chụp ảnh, chúng ta phải suy nghĩ trước đâu là hiệu ứng ta muốn thực hiện. Lúc này ta muốn bắt kịp làn nước sắc nét với mọi giọt nước đều có thể nhìn thấy rõ, lúc khác ta lại muốn ghi lại một làn nước uyển chuyển như dải lụa. Cả phơi sáng ngắn và phơi sáng dài đều ổn, không tệ chút nào. Mỗi kỹ thuật đều có thể sử dụng phù hợp trong những tình huống nhất định.

Bảng thông số tốc độ màn trập

Rất nhiều nhiếp ảnh gia tính bảng thông số tốc độ màn trập khả thi đầy đủ bắt đầu từ 1/8000 và kết thúc với 30 giây. Tuy nhiên, đối với Gorlin, việc xây dựng bảng thông số như vậy quá là vô bổ. Lời khuyên của Gorlin là, tất cả những gì bạn cần biết đó là thời gian phơi sáng gấp đôi là +1 bước; giảm một nửa là -1 bước. 1 bước bằng 3 lần bánh xe trên máy ảnh của bạn click và là 1/3 mỗi click khi bạn xoay bánh xe. Để bù sáng, bạn cần áp dụng số lần click tương tự lên bánh xe chỉnh khẩu. Tất cả chỉ có thế.

Gorlin chia sẻ, đối với bảng thông số tốc độ màn trập mà anh sẽ chia sẻ bên dưới, anh sẽ cố gắng làm nó đơn giản và dễ nhớ cũng như dễ tham khảo nhất.

freeze-shutter

Sao chạy

Để chụp được các vệt sao chạy rõ ràng, bạn cần tối thiểu 10 phút phơi sáng. Sử dụng kỹ thuật này, bạn có thể ghi lại khoảnh khắc của những ngôi sao hình thành các vệt kéo dài, hay còn được gọi là sao chạy (star trail). Dĩ nhiên đấy không phải vì mấy ngôi sao bay lòng vòng tán loạn, mà đó là vì Trái Đất đang quay. Để có được thời gian phơi sáng lâu hơn 30 giây, bạn sẽ cần đến một chiếc điều khiển từ xa cho máy ảnh của mình. Đổi lại, bạn có thể tạo nên những bức ảnh đa 30 giây rồi sau đó kết hợp chúng lại với nhanh thành một ảnh duy nhất.

Nikon D7000, Nikon 10-24 mm. EXIF: f/3.5, ISO 100, chụp đơn 30 phút phơi sáng sao chạy. Để được các vệt sao chạy dài hơn, bạn sẽ cần nhiều ảnh phơi sáng kết hợp lại với nhau.

Chụp thiên văn

500 Rule” là một quy tắc nổi tiếng, dùng để xác định tốc độ màn trập tối đa gần đúng để chụp được sao sắc nét hoặc kém sắc nét hơn. Trong quy tắc này nói rõ thời gian phơi sáng tối đa bằng 500/chiều dài tiêu cự ảnh hưởng. Đây là một quy tắc có sai số nhưng sẽ hiệu quả trong hầu hết các trường hợp.

Nikon D750, Tamron 15-30/2.8. EXIF: f/2.8, 15mm, ISO 1250, 20 giây

Nước nhòe

Để làm nhòe, mờ lòng nước, bạn cần một số tốc độ màn trập phù hợp. Tối thiểu 2 giây. Nước càng động, thì bạn càng cần nhiều thời gian làm nhòe. Để có được lượng hiệu ứng nhòe hợp lý, bạn sẽ cần kha khá thử nghiệm đấy.

Nikon D750, Tamron 15-30/2.8. EXIF: f/8, 16mm, ISO 100, 25 giây

Nước động

Bạn đã từng thấy cảnh biển xinh đẹp với các vệt nước chạy thành những đường bọt trắng kéo dài chưa? Hay là mặt nước có phần mượt mà, êm dịu hơn? Hay là thác nước sống động? Đối với nước động, bạn cần thời gian phơi sáng từ khoảng 1/10 đến 2 giây. Còn mọi thông số từ đó trở lên đề tạo ra hiệu ứng sương.

Nikon D750, Tamron 15-30/2.8. EXIF: f/16, 15mm, ISO 50, 0.5 giây

Người/Động vật hoang dã đang di chuyển

Để chụp sắc nét một người đang di chuyển, bạn sẽ cần tốc độ màn trập tối thiểu 1/125 hoặc nhanh hơn. Tất nhiên hướng chụp và khoảng cách cũng sẽ là những yếu tố quan trọng quyết định tốc độ màn trập cần.

walking-woman-fortune-of-war-768x511
Nikon D750, Nikon 70-300 VRII. EXIF: f/8, 122mm, ISO 400, 1/125 giây

Sóng

Nhìn chung, tốc độ màn trập tối thiểu 1/250 sẽ là lý tưởng, tuy nhiên thỉnh thoảng sóng của có thể di chuyển nhanh hơn, nhất là khi sóng đủ lớn. Ngoài ra, nếu bạn càng zoom cận, bạn sẽ càng cần tốc độ màn trập nhanh hơn. Gorlin đề xuất bạn nên tham khảo thêm bảng thông số chụp nước ở phần cuối cùng.

Nikon D750, Tamron 15-30/2.8. EXIF: f/8, 26mm, ISO 400, 1/250 giây

Thể thao

Các môn thể thao có sự khác biệt về số lượng hành động. Ví dụ như bạn sẽ không cần đến tốc độ màn trập siêu nhanh để chụp một tay golf già cả khiêm tốn chẳng hạn. 1/500 đến 1/1000 là điểm xuất phát lý tưởng cho bất kỳ bộ môn thể thao nào.

Xe cộ đang di chuyển

Nếu bạn không định chụp lia chuyển động, thì bạn có thể bắt đầu bất kỳ từ 1/800. Chụp lia máy (panning) là khi bạn di chuyển máy ảnh của mình đồng thời với chủ thể đang di chuyển, để chủ thể vẫn được lấy nét trong khi toàn hậu cảnh nhòe đi bởi hành động. Trong thời hợp lia máy, bạn có thể bắt đầu thử nghiệm từ khoảng 1/15 – 1/60. Ngược lại, để đóng băng chuyển động của một chiếc ô tô hay xe đạp đang di chuyển thì hãy thử 1/800 hoặc nhanh hơn.

Nikon D80, Nikon 18-135 mm. EXIF: f/22, 66mm, ISO 100, 1/20 giây

Chim bay

Chúng ta sẽ tạm không bàn đến việc lấy nét vào chim bay bởi đây là một câu chuyện khác hoàn toàn. Gorlin chia sẻ, anh sẽ chẳng bao giờ hiểu được làm thế nào các nhiếp ảnh gia chụp động vật hoang dã có thể làm được.

Có thể bạn nghĩ động vật nhanh nhất thế giới là báo đốm, nhưng không phải, báo đốm chỉ là động vật chạy nhanh nhất thế giới. Quán quân nhanh nhất của thế giới động vật là chim ưng lai (Peregrine Falcon), có thể đạt đến tốc độ 320 kph trong lúc lặn. Điều này có nghĩa chim luôn nhanh hơn các loài khác. Gorlin đề xuất để chụp được ảnh chim sắc nét, thông số tối thiểu nên là 1/2000 giây.

seagull-in-flight-mountains
Nikon D750, Nikon 70-300 mm. EXIF: f/6.3, 240mm, ISO 200, 1/500 giây

BONUS: Thông số tốc độ màn trập chụp biển

Vì cá nhân Gorlin là một người yêu thích chụp biển nên anh đặc biệt chia sẻ thêm một bảng thông số tốc độ màn trập riêng cho chủ đề này.

ocean-shutter

Gorlin cũng có khuyến cáo, mọi thông số anh chia sẻ phía trên chỉ mang tính tham khảo và có thể dao động tùy vào điều kiện thời tiết. Ví dụ như một con lạch có thể chậm hơn một con sông, tốc độ mây cũng rất đa dạng,… Anh khuyên các nhiếp ảnh gia tham khảo bài viết này nên sử dụng các thông số trên như điểm xuất phát và thử nghiệm mọi thứ bắt đầu từ đó.

 

(Theo Anton Gorlin)