Home > Tin Tức > Tin Tức Apple > Macbook Air > Đánh giá MacBook Air M1 2020: hiệu suất chip mới vừa đẹp, thỏa gần như mọi kỳ vọng
Macbook AirTin TứcTin Tức AppleĐánh giáĐánh giá Apple

Đánh giá MacBook Air M1 2020: hiệu suất chip mới vừa đẹp, thỏa gần như mọi kỳ vọng

Đánh giá MacBook Air M1 2020

Chiếc MacBook Air M1 hệ ARM mới thỏa mãn gần như mọi kỳ vọng.

Tác giả: Dieter Bohn / Ảnh: Vjeran Pavic @ The Verge

Chiếc MacBook Air mới với chip Apple M1 là một thành công lớn.

Trong một tuần đánh giá, mình đã khai thác tối đa chiếc máy tính này và bộ xử lý mới của nó do chính Apple chế tạo, và phát hiện ra là những giới hạn cao nhất của nó thỏa mãn gần như mọi mức độ kỳ vọng của mình.

Mình cũng đã sử dụng máy theo cách MacBook Air nên được sử dụng: như một chiếc máy tính hàng ngày cho các tác vụ của một ngày làm việc. Tức là, mình bắt đầu dùng máy từ 8h sáng và dùng liên tục khoảng 10 tiếng không cắm sạc.

Trước khi đánh giá máy, mình đã hình dung nhiều khó khăn có thể xảy ra mà Apple có lẽ đã gặp khi chuyển đổi từ chip Intel sang chip của chính hãng. Việc chuyển đổi chip này thực sự rất khó khăn và thường không diễn ra suôn sẻ. Vậy mà chiếc MacBook Air này không chỉ tránh được, mà còn thong thả vượt qua tất cả khó khăn đó.

Dĩ nhiên là không phải mọi thứ đều hoàn hảo, trong đó gồm gồm việc Apple vẫn cương quyết tiếp tục sử dụng webcam chất lượng thấp và chạy các ứng dụng cho iPad hóa thành một mớ hỗn độn. Dù vậy những ai đã từng sử dụng MacBook Air chắc hẳn sẽ thường thấy ấn tượng nhiều hơn là thất vọng.

Thực sự, MacBook Air với chip M1 là chiếc laptop ấn tượng nhất mình từng dùng trong nhiều năm qua.

vpavic_4291q

vpavic_4291r

>> Xem thêm Đánh giá MacBook Pro 13 inch M1 2020

vpavic_4291_20201113_0337_Edit
MacBook Air với chip M1 là chiếc laptop ấn tượng nhất mình từng dùng trong nhiều năm qua.

Phần cứng

Ở bên ngoài, chiếc MacBook Air M1 giống phiên bản Intel ra mắt hồi đầu năm nay gần như hoàn toàn. Vẫn là thiết kế vát thuôn được ưa chuộng, màn hình 2560 x 1600 có độ sáng cao nhất là  400 nit, đăng nhập bằng vân tay Touch ID, bộ loa khá ổn, bàn phím cắt kéo được làm lại, và một trackpad to.

Giá khởi điểm vẫn từ $999 cho cấu hình 8GB RAM và SSD 256GB. Cấu hình cơ bản này có ít hơn 1 lõi trên chip đồ họa so với các cấu hình cao hơn, dù vậy mình chưa thể nói nhiều về tác động của việc này (mà chắc là cũng không nhiều). Cấu hình được đánh giá trong bài viết này là 16GB RAM và SSD 1TB với giá $1,649. Như cũ, người dùng không thể nâng cấp thêm về sau.

Apple has updated the options on the function row.
Apple đã cập nhật các tùy chọn trên hàng phím chức năng.
The MacBook Air still has a terrible webcam.
Vẫn là chiếc webcam dở tệ.

Chỉ có một điểm khác về bề ngoài giữa phiên bản M1 và bản Intel: Apple đã thay vài nút trên hàng phím chức năng với các nút hữu dụng hơn. Giờ đây người dùng sẽ có nút để tìm kiếm Spotlight (trên macOS Big Sur, cuối cùng có thể tìm kiếm trên Google), Do Not Disturb và Dictation.

Những sự khác biệt còn lại đều nằm ở bên trong. Không còn quạt nữa, chỉ còn bộ tản nhiệt bằng nhôm. Tuy vậy kể cả khi khai thác máy đến giới hạn cao nhất, mình cũng không cảm thấy máy quá nóng. Nhà Táo hiểu rõ trần nhiệt của dòng này là gì và hãng duy trì MacBook trong phạm vi của nó rất tốt.

Đáng tiếc là webcam cũng được giữ nguyên như vậy, tức là vẫn độ phân giải 720p và xấu. Apple đã cố gắng mượn một số trang bị xử lý hình ảnh real-time từ iPhone để hình ảnh nét hơn — và đúng là chúng có giúp làm sáng mặt mình lên đều hơn thật — nhưng đáng chú ý nhất là chất lượng dở tệ.

Một thay đổi nội bộ khác sẽ ảnh hưởng đến người dùng và các nhà phát triển chuyên nghiệp nhiều hơn là người dùng MacBook Air trung bình đó là Apple đã thay đổi sang kiến trúc bộ nhớ hợp nhất, do đó sẽ không có bộ nhớ đồ họa riêng. Táo khẳng định thay đổi này sẽ thêm hiệu quả. Tiếc là mình không thể nói được liệu cấu hình 8GB RAM có đủ để thoải mái xử lý nhu cầu của cả CPU và GPU hay không; còn 16GB thì bình thường rồi.

Trên thực tế, mình chưa gặp phải bất kỳ vấn đề nào về hiệu suất — bởi chiếc Air này rất nhanh.

The new MacBook Air is fast.
MacBook Air mới rất nhanh.

Hiệu suất

MacBook Air thể hiện như một chiếc laptop chuyên nghiệp. Không rền rỉ khi chạy nhiều ứng dụng, làm việc ổn với các ứng dụng nặng như Photoshop và kể cả các ứng dụng hậu kỳ video như Adobe Premiere. Mình có thể làm việc trong Chrome mà không ngại mở thêm 1 hay những 10 tab tìm kiếm.

Ban đầu mình nghĩ Apple đã quá tự tin vào chip xử lý Mac M1 mới khi liên tục khẳng định những điều lớn lao, và kỳ vọng của mình của rất thấp; nhưng sau khi sử dụng chiếc MacBook Air mới, mình đã bị ấn tượng.

It has two Thunderbolt ports.
Máy có 2 cổng Thunderbolt.
It uses TouchID for biometrics. Overall the hardware is identical to the last model.
Touch ID được sử dụng cho bảo mật sinh trắc. Nhìn chung phần cứng giống với thế hệ trước gần nhất.

Mình từng dùng qua các laptop Windows chạy Arm từ Qualcomm, và phải nói là chúng chậm hơn, lỗi hơn và phức tạp hơn so với các máy chạy Intel. Tuy đã đoán trước là Apple sẽ chuyển đổi Intel-sang-Arm tốt hơn, nhưng mình không nghĩ mọi thứ lại trơn tru đến mức này.

Chúng ta đều biết macOS và các ứng dụng của chính Apple đều nhanh, rất nhiều trong số đó được viết riêng để làm việc với chip xử lý mới, nhưng điều khiến mình bất ngờ là từng ứng dụng chạy rất mượt.

Nên biết: các ứng dụng thường được xây dựng để làm viêc với một loại chip xử lý cụ thể, do đó để chạy trên một chiếc máy trang bị chip hoàn toàn khác thì chúng sẽ cần trải qua công đoạn thay đổi. Trên Mac, công việc này được hoàn thành bởi một mảng phần mềm gọi là Rosetta 2, người dùng sẽ cài đặt trước trước khi chạy các ứng dụng nền Intel.

Khác với Windows, Rosetta 2 không thực sự mô phỏng, mà là một sự chuyển đổi. Điều này đồng nghĩa các ứng dụng sẽ tốn thêm một ít thời gian để khởi động, nhưng một khi chúng đã chạy thì chúng… cứ thể chạy thôi. Mình vẫn chưa gặp bất kỳ vấn đề nào về tương thích ứng dụng (tuy có lẽ là có một vài chỗ nhưng mà mình chưa tìm ra).

Dĩ nhiên mình cũng chạy một bộ benchmark. Bảng dưới gồm một số kết quả sau khi chấm điểm. Nhưng ở đây mình chỉ muốn đề cập đến một điểm cụ thể, đó là tốc độ khung hình trên tựa game ‘Shadow of the Tomb Raider’. 38 khung hình mỗi giây là một con số đáng nể đối với một chiếc laptop gaming có card đồ họa khiêm tốn. Điều này cũng ấn tượng rõ đối với một chiếc máy tính có GPU hợp nhất. Mình nghĩ chiếc MacBook Air mới chắc chắn đánh bại con MacBook Air cũ.

vpavic_4291w

Mình cũng chạy thử một bài test export Adobe Premiere tiêu chuẩn, và chiếc MacBook Air này hạ gục những con laptop Intel mới nhất có chip đồ họa kết hợp trong khi sánh ngang một số laptop có GPU rời.

Điểm đáng chú ý nhất ở đây không hẳn là các con số. Đúng là số liệu rất ấn tượng, chúng cũng phản ảnh trải nghiệm thực tế của mình với máy. Nhưng thay vì thế, hãy chú ý vào các số liệu mà Tomb Raider và Adobe Premiere chưa thể tối ưu cho chip này. Các ứng dụng này đều chạy qua lớp chuyển đổi của Rosetta 2. Nhà Táo đã ẩn ý là M1 được thiết kế trong sự kết hợp với đội ngũ Rosetta, do đó có vẻ sẽ có nhiều sự tối ưu nữa cho bản thân thần cứng.

(Mặc dù vậy mình cũng phát hiện ra một con bug lạ: Premiere encode video trên nửa bitrate thông thường so với kỳ vọng của mình khi sử dụng biến bitrate trên preset export 4K YouTube. Mình phải kéo slider xuống 80 để đạt được bitrate tương tự các máy tính Intel export trên các thiết lập mặc định. Lạ chưa! Mình đã hỏi Adobe, và chắc là vào thời điểm đăng bài thì câu trả lời tốt nhất là Premiere chưa chính thức hỗ trợ trên M1.)

Nếu bạn đang sở hữu một chiếc MacBook Air, thì mình tự tin là chiếc Air M1 này sẽ hoạt động tốt hơn về mọi mặt. Mình nghĩ nó sẽ đánh bại cả những chiếc ultrabook Intel chạy Windows, kể cả các chip mới nhất.

Control Center on the MacBook Air.
Control Center trên MacBook Air.

Thời lượng pin

Apple khẳng định chiếc máy mới có thể xem lại video đến 18 tiếng và “15 tiếng duyệt web”, cả hai con số này đều rất lớn. Hãng bảo có thể trông đợi thời lượng pin tốt hơn đến 50% so với thế hệ trước, nhưng pin trong máy không hề to hơn chút nào so với những người tiền nhiệm. Toàn bộ những cải tiến này đều nhằm để nâng cao hiệu suất.

Thế còn kết quả thực tế? Mình thu được tầm giữa 8 đến 10 tiếng chạy các tác vụ công việc liên tục dù mình đã cố tạo nhiều áp lực cho máy. Không đến mức hơn tận 50% so với Air cũ, nhưng kết quả tính ra cũng gần đó.

Cụ thể, mình thu được những con số trên từ việc sử dụng các ứng dụng dùng trong thực tế, gồm có Chrome và nhiều ứng dụng khác đều dựa trên nền tảng Chrome, đơn cử Slack. Điều ấn tượng ở đây là đối với một số ứng dụng, Rosetta 2 cần thực hiện một bộ chuyển đổi code real-time gây hao pin sâu hơn.

Nếu, và khi các ứng dụng này được viết lại để trở thành các ứng dụng “universal” làm việc ngay trên M1, thì mình kỳ vọng nhìn thấy thời lượng pin được cải thiện tốt hơn nữa.

Có vẻ lạ lùng khi đề cập điều này trong bối cảnh thời lượng pin, nhưng MacBook Air giờ đây có thể khởi động ngay khỏi chế độ Sleep, các ứng dụng đang chạy trước khi tắt máy thì có vẻ nhanh hơn nhiều. Mình đã phải tập đóng chiếc Air xuống khít hơn bình thường so với các laptop khác, bởi giờ máy có thể “thức dậy” khỏi giấc ngủ của nó gần như là liền mạch, ngay lập tức.

Nếu bạn đang cố gắng lựa chọn giữa MacBook Pro 13 inch và MacBook Air M1 mới, thì mình nghĩ thời lượng pin sẽ là yếu tố quyết định cho hầu hết mọi người. Trong bài test cho Pro, chiếc máy này liên tục thu được thêm vài tiếng khi cắm sạc. Pro còn có Touch Bar và màn hình sáng hơn một chút, còn điểm khác biệt chính nằm ở quạt. Quạt cho phép MacBook Pro chạy các khối lượng công việc nặng hơn trong thời lượng sử dụng lâu hơn. Tương tự với Mac mini mới.

iOS apps running natively on the MacBook Air. Some are good; many are not.
Các ứng dụng iOS chạy trực tiếp trên MacBook Air. Một số có tốt thật; nhiều số khác thì không.

Các ứng dụng iOS trên MacBook Air

Một tiện ích trên MacBook này là nó sử dụng cùng một kiến trúc chip xử lý với iPhone và iPad mà giờ đây có thể chạy các ứng dụng iPhone và iPad một cách trực tiếp. Để tìm các dụng này, người dùng cần một bộ lọc riêng cho chúng trong cửa hàng ứng dụng của Mac. Đáng tiếc là các nhà phát triển không được phép phân phối các ứng dụng iOS trực tiếp đến người dùng.

Trong khi lặn lội trong cửa hàng ứng dụng của Mac để tìm các ứng dụng yêu thích, hãy chuẩn bị tinh thần để…  thất vọng. Nhấp vào tên bạn ở góc dưới bên trái, rồi nhấp vào tab cho “iPhone & iPad apps”, như vậy bạn sẽ thấy được mọi ứng dụng đã từng cài đặt trên thiết bị iOS của bạn.

Thứ mình tìm thấy ở đây là một thư viện toàn là abandonware, hầu hết các ứng dụng từ những nhà phát triển chưa được nâng cấp để đáp ứng các thiết bị mới hơn. Các nhà phát triển hoàn toàn có thể chọn bốc ứng dụng của họ khỏi danh sách có sẵn cho Mac, và rất nhiều nhà phát triển đã chọn làm thế. Instagram, Slack, Gmail, và còn nhiều ứng dụng khác về cơ bản là không có sẵn. Mình nghi là các nhà phát triển này quyết định vậy là do họ muốn đảm bảo sẽ không có trải nghiệm ứng dụng rối rắm lạ lùng nào xảy ra trên Mac.

Bởi vì các ứng dụng iOS trên Mac chính xác là một trải nghiệm rối rắm lạ lùng đó. Lẽ ra Apple nên dán nhãn beta thì tốt hơn.

Apple’s “Touch Alternatives” option for iOS apps.
Tùy chọn “Touch Alternatives” của Apple cho các ứng dụng iOS.

Những ứng dụng được viết ra để làm việc với các chuẩn mã iPad mới nhất đều xuất sắc. Overcast là một ứng dụng podcast hoạt động khá ổn và hoàn toàn sử dụng được. HBO Max thì ngược lại là một thảm họa, nhảy ra một cửa sổ nhỏ mà bạn sẽ không thể chỉnh kích cỡ hay mở to ra. Ủa rồi xài sao?

Trải nghiệm sử dụng không suôn sẻ, dù Apple cho biết các vấn đề này sẽ sớm được giải quyết. Mình cài đặt Telegram cho ứng dụng iOS, mới đầu hoạt động cũng ổn lắm,  nhưng khi có tin nhắn mới, ứng dụng này lại mở ra ngay trên các cửa sổ khác. Con bug to nhất đó là mình không thể xóa nó đi dù là các thao tác thông thường như bấm vào nút X trong Launch Center. Kể cả khi mình xóa thủ công trong Finder thì nó vẫn có vẻ vất vưởng đâu quanh đó tầm vài phút, cho tới khi mình khởi động lại và nhận thông báo.

Apple đã xây dựng một hệ thống mới cho mỗi ứng dụng iOS có trên menu Mac gọi là “Touch Alternatives”. Đây là một bộ nút, thao tác và mấy cái thuật chú gì đấy để khiến các ứng dụng cần màn hình cảm ứng đi làm việc trên máy tính Mac.

Thực sự rất kỳ cục và là dấu hiệu rõ ràng nhất cho việc Apple đang tự làm khó mình khi lại lảng tránh làm những hứ rõ ràng là cần làm hơn: làm màn hình cảm ứng cho Mac.

May mắn thay là người dùng có thể bỏ qua tất cả các ứng dụng iOS này cho đến khi các nhà phát triển tối ưu chúng, hoặc là Apple tìm được cách tốt hơn để giải quyết mớ hỗn độn này.

The new MacBook Air with the M1 chip.
MacBook Air mới với chip M1.

Cùng thời điểm ra mắt MacBook Air mới với chip M1, Apple ngừng sản xuất các phiên bản Air chạy Intel. Đây là một nước đi liều lĩnh, khi mà MacBook Air là dòng máy tính bán chạy nhất của nhà Táo, mà hãng cũng chỉ mới thu được lợi nhuận hơn từ việc bán máy tính Mac trong quý cuối nhiều hơn so với trước đây. Tuy nhiên đó được xem là một quyết định đúng đắn, bởi nếu phiên bản chip mới đã xuất sắc thế này thì không có lý do gì để tiếp tục phiên bản Intel cũ.

Đối với những người dùng chuyên nghiệp, Apple vẫn cần thực hiện những cải tiến nhất định nhằm tăng hiệu suất lên cao nhất cho các khối lượng công việc lớn. Người dùng không thể chạy các card đồ họa mở rộng nữa, và còn bị hạn chế chỉ xem được một màn hình mở rộng, chưa kể việc một người dùng chuyên nghiệp thực sự rất có thể sẽ đụng trần hiệu suất của phân chip GPU hợp nhất này khá là nhanh. Còn xét về máy tính cá nhân thông thường, thì chắc chắc không có gì qua được chiếc MacBook Air này. Thời lượng pin cao, hiệu suất xuất sắc trong phân khúc, bàn phím tuyệt vời. Có cái webcam là còn gây nhiều tiếc nuối, khiến chiếc Air mới không đạt số điểm đánh giá trọn vẹn nhất.

Quá trình chuyển đổi bộ xử lý cũng khá là rối rắm. Những người dùng sớm thường phải đối mặt với các ứng dụng lỗi, chậm và một mớ bug lạ, nhưng với việc sát nhập cẩn thận của Apple cho chip mới và các phần mềm mà hãng có khả năng tránh được các lỗ hổng trên.

Người dùng không cần lo lắng về bất kỳ chi tiết kỹ thuật nào cho phép MacBook Air M1 mới thành công thực hiện việc chuyển đổi. Thực ra mình có thể gọi đó có lẽ là điểm ấn tượng nhất trong tất cả mọi thứ.

Vì đơn giản là nó đã hoạt động được.

Theo The Verge