Home > Tin Tức > Đánh giá máy ảnh Olympus PEN E-PL9: Lý tưởng với người mới chụp, chất lượng “ăn đứt” máy ảnh trên điện thoại
Tin TứcTin Tức Máy ẢnhĐánh giáĐánh Giá Máy Ảnh

Đánh giá máy ảnh Olympus PEN E-PL9: Lý tưởng với người mới chụp, chất lượng “ăn đứt” máy ảnh trên điện thoại

olympus-pen-e-pl9-review-hero-720x720

Đánh giá máy ảnh Olympus PEN E-PL9: Lý tưởng với người mới chụp, chất lượng “ăn đứt” máy ảnh trên điện thoại.

Rất nhiều người mới chụp ảnh khó lòng cưỡng lại được sức hấp dẫn đến từ sự tiện lợi khi sử dụng smartphone như máy chụp ảnh bởi tính linh động và đơn giản của nó, mà những chiếc máy ảnh chuyên dụng không dễ gì bắt kịp cho dù có khả năng mang lại chất lượng hình ảnh cao hơn. Khi việc chọn và mua ở đây trở thành một thách thức với người mới, đây cũng là lúc máy ảnh mirrorless Olympus PEN E-PL9 xuất hiện.

olympus-pen-e-pl9-review-8-800x534-c

Tốt sơn hơn tốt gỗ

Nếu được đánh giá một chiếc máy ảnh chỉ về ngoại hình thì có lẽ E-PL9 sẽ nhận ngay điểm 9.5 (thiếu 0.5 bởi nó sẽ chẳng vượt qua nổi vẻ hào nhoáng khó đánh bại của PEN-F). Các thay đổi về mặt vật lý so với E-PL8 là rất ít, nhưng báng cầm góc mới sẽ cho E-PL9 một chút ưu thế hơn về công thái học. Kết hợp với ống kính kit siêu nhỏ xinh 14-42mm có thể tháo rời, tổng thể E-PL9 không có chỗ nào để chê. PEN E-PL9 có tổng cộng 4 phiên bản màu bọc giả da rất đẹp, gồm các màu trắng, nâu, đen và xanh dương. Có quan niệm cho rằng máy đẹp thường chụp không đẹp. Nhưng dù thích hay không, bạn cũng sẽ phải công nhận là ngoại hình bắt mắt vẫn gây đủ hấp dẫn để khiến người ta phải cầm máy lên cũng như sử dụng thường xuyên hơn.

olympus-pen-e-pl9-review-14-800x534-c

olympus-pen-e-pl9-review-hero-720x720 olympus-pen-e-pl9-review-13-800x534-c olympus-pen-e-pl9-review-18-800x534-c olympus-pen-e-pl9-review-12-800x534-c

Olympus cho biết, trên bề mặt, thân máy được lắp ráp với cấu trúc kim loại cao cấp, và dù là cấu trúc này không cho cảm giác quá tệ, nó cũng không quá xuất sắc như trên PEN-F hay dòng OM-D E-M5 hay OM-D E-M1. Quan trọng hơn nữa là E-PL9 không có kháng thời tiết, do đó tuy mang tiếng là máy ảnh du lịch xuất sắc nhưng nếu bạn muốn sử dụng máy dưới điều kiện thời tiết không được đẹp cho lắm, như trời mưa chẳng hạn, thì chắn chắn là nên xem xét lại. Nếu chỉ ở mức độ phun sương và đứng ở khoảng cách an toàn với máy thì còn tạm chấp nhận.

Một điểm mới trên E-PL9 là đèn flash cóc. Đèn flash on-camera thường được sử dụng khá dè chừng, tuy nhiên khi bạn cần thực sự cần nó, đây sẽ là công cụ vô cùng hữu ích. Thú vị nữa là đèn flash trên E-PL9 còn kết nối điều khiển không dây lên đến 3 nhóm đèn flash điều khiển từ xa – là một tính năng high-end rất ấn tượng khi xuất hiện trên một chiếc máy ảnh entry-level.

Dĩ nhiên là các máy ảnh dòng E-PL luôn dành cho người chụp thông thường, nên E-PL9 cũng không phải ngoại lệ. Màn hình LCD không thay đổi, kích thước 3 inch và có thể lật lên tầm 90 độ, lật xuống hoàn toàn 180 độ để chụp góc thấp và selfie. Màn hình có tính năng cảm ứng, độ phản hồi khá ổn.

olympus-pen-e-pl9-review-5-800x534-c

olympus-pen-e-pl9-review-7-800x534-c olympus-pen-e-pl9-review-2-800x534-c olympus-pen-e-pl9-review-3-800x534-c olympus-pen-e-pl9-review-4-800x534-c

Máy có một nút command duy nhất, và đây cũng là điểm gây “lú” cho các nhiếp ảnh gia đã có kinh nghiệm. Để thiết lập chế độ tự động, ưu tiên màn trập hoặc ưu tiên khẩu độ, bạn có thể nhấn nút hướng lên từ pad điều khiển 4 hướng ở mặt sau máy để chỉnh bù phơi sáng (ở chế độ thủ công, thao tác này sẽ chuyển tốc độ màn trập sang chỉnh khẩu). Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng màn hình cảm ứng để chọn điểm AF (rõ ràng là cách dễ nhất), thì thao tác này sẽ chặn không cho bạn chỉnh bù phơi sáng được nữa, do lúc này nhấn nút hướng lên đồng nghĩa là di chuyển điểm lấy nét. Để trở lại chức năng bù phơi sáng (hoặc chỉnh khẩu), trước hết bạn cần nhấn nút OK, kế tiếp là hoàn lại điểm lấy nét vừa chọn trên màn hình cảm ứng về vị trí của nó trước khi bạn chọn trên màn hình.

Có 2 cách để xóa “lú” ở đây. Đầu tiên là bạn có thể chọn không dùng màn hình cảm ứng để đặt điểm lấy nét, thay vào đó là nhấn nút hướng sang trái trên pad điều khiển 4 hướng để mở bố cục lấy nét và chọn điểm lấy nét mong muốn với các nút điều hướng. Khi nhấn nút OK, điểm AF đã chọn sẽ được khóa lại thay vì phải hoàn ngược lại mặc định. Cách thứ hai, được khuyên dùng hơn, đó là bạn có thể mày mò vào trong menu các thiết lập để gán lại bù phơi sáng cho một nút chức năng (nằm ở ngay sau nút ON/OFF). Giờ thì bạn có thể truy cập các điều khiển phơi sáng và chạm lấy nét tự động cùng lúc.

Nếu cần kết quả ngay và luôn, bạn cũng có thể chỉ bật Touch Shutter để lấy nét và chụp ảnh chỉ với một chạm đơn giản lên màn hình. Cách này cũng có vẻ hiệu quả, dù vậy vẫn nên ưu tiên xử lý lấy nét và màn trập riêng cũng như sử dụng nút màn trập vật lý để tránh các bất cập ngoài ý muốn có thể cản trở sâu hơn vào quá trình chụp ảnh của bạn.

Trải nghiệm thực tế

Trong bài đánh giá này, PEN E-PL9 được đánh giá thực tế trong không gian của khu rừng quốc gia Gifford Pinchot ở Washington. Trừ khoản không có chống văng nước và chống bụi, thì E-PL9 là chiếc máy ảnh hoàn hảo để đi leo núi ban ngày, tản bộ dọc bờ sông, hoặc cắm trại nấu nướng. Bạn có thể bỏ lọt túi trong túi áo khoác, ví tiền hay các loại túi xách nhỏ nhắn khác, trọng lượng cũng đủ nhẹ để không gây bất tiện. Pin máy trụ được 350 lần chụp, con số này được đánh giá là tệ, nhưng nếu không có nhu cầu sống ảo 24/24 thì vẫn tạm chấp nhận được.

Có một ưu điểm thú vị khi sử dụng những chiếc máy ảnh như thế này, đó là máy giúp bạn hòa nhập dễ dàng, cũng giống khi bạn hòa nhập vào đám bạn thân vậy. E-PL9 cho phép bạn chụp từ hông, và nếu không cầm máy ra trước mặt thì cũng chẳng ai để ý là bạn đang dùng máy ảnh. Thêm đặc điểm ống kính nhỏ gọn, E-PL9 trở thành lựa chọn chụp đường phố không tồi.

olympus-pen-e-pl9-review-xxl-2560x9999

Với những ai đủ say mê nhiếp ảnh để tiến đến học bài bản và đầu tư một chiếc máy ảnh thay đổi ống kính, E-PL9 có vẻ là người hướng dẫn hoàn hảo. Nhưng đó cũng là tất cả. Máy không tạo điều kiện để người dùng phát triển lên xa hơn. E-PL9 được thiết kế để chụp ở chế độ tự động, và nếu không phải bạn vừa thích chụp ảnh bằng máy chuyên vừa mới dùng máy ảnh, thì bạn sẽ dễ dàng chọn smartphone thay vào đó.

Tất nhiên bạn không thoát li smartphone hoàn toàn đâu. E-PL9 cần kết nối với điện thoại để tải ảnh lên mạng xã hội, cũng như bao chiếc máy ảnh khác vậy.

Chất lượng ảnh và video

Tuy không được trang bị các công nghệ mới nhất và đỉnh nhất của Olympus, E-PL9 có thể mang lại những bức ảnh mãn nhãn với một ống kính chất lượng cao. Bên cạnh ống kính kit, máy được đánh giá với hai ống kính dòng Pro cao cấp là 17mm f/1.2 và 45mm f/1.2, thu được ảnh mà nếu trông xa cứ tưởng thành quả từ E-M1 Mark II $1,700.

Bạn sẽ phải chấp nhận những giới hạn được kế thừa từ dòng cảm biến Micro Four Thirds vốn còn nhỏ hơn nhiều so với cảm biến APS-C và full-frame trang bị trên các dòng máy ảnh mirrorless khác. Kể cả khi ở mức nền ISO 200, nhiễu hạt vùng tối vẫn có thể thấy khá rõ. Bạn sẽ không cần bận tâm điểm này nếu chỉ đơn giản là xuất ảnh để đăng lên mạng xã hội, nhưng bạn sẽ phải thất vọng một chút nếu có nhu cầu xem rõ ảnh trên màn hình hoặc in ra khổ lớn.

olympus-pen-e-pl9-review-sample-12-1200x800-c

olympus-pen-e-pl9-review-sample-5-1200x800-c olympus-pen-e-pl9-review-sample-8-1200x800-c

olympus-pen-e-pl9-review-sample-14-1200x800-c olympus-pen-e-pl9-review-sample-2-1200x800-c

olympus-pen-e-pl9-review-sample-13-1200x800-c olympus-pen-e-pl9-review-sample-6-1200x800-c

Nói đi cũng phải nói lại, bạn không thể yêu cầu quá cao đối với cảm biến nhỏ như Micro Four Thirds bởi về cơ bản E-PL9 là một chiếc máy ảnh kích thước nhỏ — trong khi cảm biến lớn hơn đồng nghĩa kích thước máy ảnh cũng lớn hơn. Bù lại cảm biến nhỏ là E-PL9 có ổn định hình ảnh, dù 3 trục cũng đủ hơn thua với nhiều máy ảnh khác cùng phân khúc nhưng không trang bị ổn định.

Tương tự các máy ảnh Olympus khác, E-PL9 được trang bị một bộ chế độ nghệ thuật và cảnh cho hiệu ứng sáng tạo trong máy. Nhiều bộ hiệu ứng này không được hữu dụng cho lắm, đổi lại các chế độ high dynamic range (HDR) và panorama hoạt động rất tốt và khá là hữu dụng. HDR của Olympus có chừng mực, tạo ra ảnh JPEG có độ tương phản thấp vừa đẹp để hậu kỳ. (Bạn cũng có thể sử dụng chế độ HDR 2 để kéo độ tương phản.) Ngoài ra còn có tính năng AP (Advanced Photo) bố trí trên nút xoay chế độ vốn là phiên bản tự động của các kỹ thuật chụp nâng cao như úp sọt điểm lấy nét (focus bracketing) và chồng hình (multiple exposure) (còn có thể tìm thấy HDR và panorama trên nút này, dù rối rắm hơn một chút).

Đối với video, Olympus đã nâng độ phân giải tối đa lên 4K (tốc độ 24 hoặc 30 fps), vừa đủ chi tiết nhưng thừa độ sắc nét, dẫn đến hiệu ứng hào quang (halo) ở viền khi xem ở độ phóng 100%. Chất lượng ở độ phân giải 1080p tốt hơn nhiều so với các máy ảnh mirrorless entry-level khác, như Canon EOS M6 chẳng hạn.

E-PL9 có 2 chế độ ổn định hình ảnh riêng cho video. Chế độ mặc định là ổn định hình ảnh lai giữa sensor-shift và điện tử (EIS), chế độ còn lại chỉ sử dụng sensor-shift. EIS crop ảnh một chút nhưng không tác động đến chất lượng hình ảnh (một phần có vẻ do các tiểu tiết phần nào đã bị tăng nét nặng làm khuất mất). Vì lẽ này, bạn sẽ được khuyên sử dụng EIS trong các trường hợp chụp cần tay có di chuyển máy ảnh như đi bộ, panning,… còn chế độ chỉ sensor-shift sẽ dùng chuyên cho chụp cầm tay nhưng được tựa lên vật cố định nào đó, như tay vịn chẳng hạn, bởi EIS lúc này sẽ có phần dư thừa. Còn nếu bạn dùng chân máy thì có thể tắt cả hai chế độ ổn định.

olympus-pen-e-pl9-review-sample-pano-2560x9999

Nhược điểm ở chế độ video 4K đó là máy không hiển thị rõ lúc nào bạn đang sử dụng 4K. Quick menu chỉ hiển thị 1080p và 720p, trong khi ở menu chính còn chẳng có bất kỳ lựa chọn độ phân giải nào, mà chỉ có tốc độ khung hình và tốc độ dữ liệu. Để chắc chắn bạn đang dùng 4K, bạn sẽ cần xoay nút chế độ sang chế độ Movie và chọn “4K” thay vì “Standard”. Vẫn chưa lý giải được vì sao Olympus lại phải giấu giếm tùy chọn 4K này như vậy.

Kết

Với máy ảnh Olympus PEN E-PL9, nhìn chung hãng đã chế tạo được một chiếc máy ảnh khả quan cho thế hệ sử dụng smartphone, thay vì bất kỳ một chiếc smartphone nào khác. E-PL9 xinh xắn, nhỏ gọn, nhanh và xử lý đơn giản, rất lý tưởng cho những ai vừa quyết định dấn thân vào thế giới nhiếp ảnh với những chiếc máy ảnh thay đổi ống kính. Bởi lẽ là máy ảnh cho người mới bắt đầu, E-PL9 ít có gì để phàn nàn, nhưng cũng vì thế mà đánh giá tính hữu dụng của nó trong thực tế sử dụng chắc sẽ phải để ngỏ.

Dù gì thì, phải công nhận Olympus PEN E-PL9 thực sự là chiếc máy ảnh nhỏ tuyệt vời để du lịch, chụp gia đình, hay bất kỳ thể loại chụp thông thường nào.

Lựa chọn thay thế

Đối với người mới bắt đầu sử dụng máy ảnh, thị trường có hàng tá lựa chọn để bạn đào sâu và tìm hiểu, tuy nhiên để tìm được sự kết hợp hài hòa giữa ngoại hình và thể hiện thì chỉ có thể là E-PL9.

Mặc dù vậy, nếu bạn là người thích chụp các thể loại khác nữa ngoài chụp thông thường, thì bạn có thể tham khảo người anh em O-MD E-M10 Mark III (hoặc ngân sách dư dả hơn chút thì chọn APS-C Fujifilm X-T20). E-M10 Mark III về cơ bản cũng giống E-PL9 nhưng có thểm kính ngắm điện, bộ điều khiển tiên tiến hơn và ổn định hình ảnh 5 trục. Tuy không còn nhỏ nhắn xinh xắn nữa và cũng không có những tùy chọn màu sắc thú vị như E-PL9, nhưng cái gì cũng có cái giá của nó cả.

Thời gian tồn tại

Tuy không có kháng thời tiết như dòng máy ảnh cao cấp của Olympus, E-PL9 vẫn được chế tạo rất kỹ lưỡng. Giờ thì thời gian tồn tại của máy tùy thuộc vào bạn: bạn sẽ nhanh chóng muốn sang tay máy ngay khi bạn đủ lông đủ cánh cũng như định học và sử dụng phơi sáng thủ công; hoặc là bạn sẽ giữ nó lại và dùng thay smartphone khi muốn đạt được những bức ảnh chất lượng cao chụp bằng máy ảnh chuyên dụng để tung hoành mạng xã hội, dĩ nhiên là nếu bạn không ngại dùng chế độ tự động.

Mua hay không mua?

Đối với chụp ảnh thông thường, Olympus PEN E-PL9 là một lựa chọn rất ổn. Nhóm người mới dùng máy ảnh sẽ thích nó bởi sự đơn giản và thân thiện trong điều khiển, nhưng cũng vì tính thân thiện quá mức này mà nhóm đã quen dùng máy ảnh sẽ cảm thấy muốn cân nhắc một lựa chọn khác. Xác định bạn đang ở nhóm nào sẽ xác định luôn được khả năng bạn mua máy. Một điểm quan trọng khác để cân nhắc là chế độ tự động; nếu bạn thích và quen chế độ tự động thì đừng bỏ qua E-PL9.

(Theo Daven Mathies @ Digital Trends)