Top máy ảnh ống kính prime cố định xuất sắc nhất 2019
Thị trường máy ảnh ống kính prime cố định vốn định hướng cho một đối tượng người dùng nhất định, tuy nhiên tại đây bạn vẫn có thể tìm thấy một số trong những sản phẩm xuất sắc nhất để mua. Cảm biến trải từ APS-C đến full frame, được thiết kế để tương xứng với dòng ống kính của chúng (bao quát khoảng cách tương đương 28-75mm), do đó chất lượng hình ảnh có xuất sắc cũng là dễ hiểu.
Bài viết này bao gồm các mẫu máy ảnh bỏ túi không có kính ngắm và cả những mẫu cồng kềnh hơn với kính ngắm điện tử (EVF) độc đáo hoặc có độ phân giải cực cao. Giá bán là một điểm đa dạng khác; ví dụ nếu Fujifilm XF10 chỉ tầm từ $500 đổ lại, thì Leica Q2 lại có giá tầm $5000.
Nội dung
1. Fujifilm X100F
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
Fujifilm X100F (màu đen/màu bạc) là thế hệ thứ 4 của dòng máy ảnh compact theo phong cách cổ điển với ống kính prime và cảm biến lớn. Ống kính tương đương 35mm f/2, cảm biến APS-C 24MP sử dụng bọ lọc màu X-Trans của Fuji.
X100F trang bị bộ điều khiển chuyên dụng truyền thống mở rộng cho khẩu độ, tốc độ màn trập, ISO và cân bằng phơi sáng. Trên hết, phiên bản F trang bị thêm joystick để chỉnh vị trí AF, bên cạnh nhiều nút custom và nút bánh xe điều lệnh. Trang bị lớn nhất về trải nghiệm người dùng trên mẫu máy này là kính ngắm kết hợp quang học/điện tử thông minh.
Hiệu suất là một trong những cải tiến cơ bản trên X100F. Tuy chưa phải là mẫu máy ảnh đặc biệt nhanh nhưng AF của máy nhanh hơn hẳn so với thế hệ trước, rất hiếm bị vấp. Các hoạt động còn lại trên máy rất nhạy, phù hợp với bộ điều khiển trực tiếp.
Chất lượng hình ảnh là ưu điểm lớn nhất trên X100F. Ống kính tuy không xuất sắc ở tiêu cự gần hay khẩu lớn nhất, nhưng lại sắc nét ấn tượng. Cảm biến 24MP cũng ổn như trên các mẫu máy khác của Fujifilm. Chất lượng Raw tốt, khá nhiều dải tần nhạy sáng (DR) để xử lý hậy kỳ, tuy nhiên tính năng nổi bật ở đây là khả năng phản hồi màu JPEG xuất sắc.
Trái lại, video khó trở thành điểm mạnh của X100F. Ngoài giới hạn của việc quay video bằng ống kính tương đương 35mm cố định, video còn bị hạn chế bởi độ phân giải 1080p, để khả năng điều khiển giới hạn chỉ còn là AF.
Fujifilm X100F cho chất lượng hình ảnh phù hợp đến từng chi tiết với thiết kế hoài cổ bắt mắt của máy, với nhiều cải tiến về khả năng xử lý và chụp tĩnh đáng để cân nhắc.
Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Fujifilm X100F:
2. Ricoh GR III
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
Ricoh GR III trang bị cảm biến 24MP và ống kính tương đương 28mm f/2.8 rất sắc nét, gói gọn trên thân máy cứng cáp nhưng cực kỳ nhỏ gọn. Giao diện có tính tùy biến cao, màn hình cảm biến và AF theo pha trên cảm biến là những bổ sung đắt giá biến nó trở thành thế hệ GR mạnh nhất.
Tuy nhỏ nhắn, GR III thao tác rất ổn nhờ bộ điều khiển được bố trí hợp lý, các tùy chọn tùy biến linh động và màn hình cảm ứng nhạy. Màn hình cảm ứng giúp lấy điểm AF thuận tiện hơn, hỗ trợ định vị và zoom khi xem lại. Báng cầm có kích thước phù hợp để thao tác trên một tay.
Việc bổ sung nhận diện pha trên cảm biến đồng nghĩa GR III lấy nét nhanh và chính xác trong điều kiện ánh sáng thuận lợi, tuy nhiên sẽ chậm đáng kể khi độ sáng giảm dần. Dĩ nhiên là vẫn luôn có tùy chọn đối với tính năng Snap Focus, khi mà người dùng có thể đặt trước khoảng cách lấy nét mà máy ảnh sẽ chụp đến bằng cách nhấn nút bấm màn trập xuống hẳn. Ngoài điều kiện AF khi thiếu sáng, GR III có thể thể hiện nhanh nhạy, nhưng thời lượng pin lại gây thất vọng khi CIPA đánh giá chỉ 200 ảnh mỗi lần sạc.
Cảm biến 24MP hiện đại trên GR III thể hiện rất tuyệt vời xét về cả độ phân giải và hiệu suất chụp thiếu sáng. File Raw đặc biệt ấn tượng; tuy màu JPEG khá ảm đạm. Ống kính được thiết kế lại sắc nét ấn tượng, ổn định hình ảnh trên thân máy cho phép bạn tự tin chụp ở tốc độ màn trập 1/10 giây. Đồng nghĩa chống rung tích hợp có thể hỗ trợ loại bỏ bụi bám trên cảm biến.
Thế hệ GR thứ 3 không phải là mẫu máy ảnh phù hợp quay video. Bạn có thể chọn độ phân giải cao nhất là 1080/60p, nét phim nhòe, AF nhiễu và thông số phơi sáng không thể tùy chỉnh. Máy không có cổng microphone hay headphone
Ricoh GR III cho các nhiếp ảnh gia khả năng thao tác thoải mái và chất lượng hình ảnh đáng cạnh tranh với các mẫu máy cảm biến crop tốt nhất ngoài kia, vừa nhỏ gọn vừa bỏ túi. Tuy thời lượng pin thấp và ống kính tiêu cự cố định không dành cho tất cả, nhưng đây vẫn là một đối thủ đáng gờm nếu xét đến chụp du lịch, đường phố, thường ngày.
3. Fujifilm XF10
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
Fujifilm XF10 là mẫu máy ảnh nhỏ gọn, thời trang và giá rẻ, có khả năng chụp ra chất lượng hình ảnh xuất sắc nhờ cảm biến APS-C 24MP và ống kính cố định tương đương 28mm f/2.8.
Bố cục nút điều khiển trên XF10 cho phép người dùng dễ kiểm soát. Bên cạnh các nút tùy biến, bạn có thể gán các chức năng cho các thao tác lướt trực tiếp trên màn hình cảm ứng. Máy chỉ có một điểm nối nên khá khó để vừa gắn nắp ống kính, vừa gắn dây đeo tay.
XF10 dễ bị hunting khi lấy nét, kể cả trong điều kiện ánh sáng vừa đủ, máy vẫn có thể bị mất nét. Tính năng snap-focus đặt trước điểm lấy nét cho ống kính, nhưng đây cũng không phải là giải pháp hiệu quả nhất. Hiệu suất tổng thể thấp, hầu hết các yêu cầu đầu vào đều bị trễ hơn một chút trước khi máy phản hồi.
Đổi lại chất lượng hình ảnh của XF10 là vượt trội. Ảnh JPEG có nước màu xuất sắc nổi tiếng của Fuji, ống kính khá sắc nét dù có kích thước nhỏ gọn. Các chế độ lọc giả lập màu của Fuji cho phép bạn thay đổi nước hình đa dạng, tuy nhiên XF10 lại thiếu đi một số bộ lọc được ưa chuộng trên các mẫu máy khác.
Dù về lý thuyết máy có khả năng quay 4K, nhưng XF10 chỉ quay được 15 fps. FHD quay được đến 60 fps nhưng không ghi được nhiều chi tiết. Nếu muốn giảm hunting khi lấy nét thì nên lấy nét tay thay vì tự động.
Fujifilm XF10 mang đến chất lượng hình ảnh xuất sắc nhưng lại có thể hiện chậm chạp và AF cũng không đáng tin cậy. Dù vậy cũng không thể phủ nhận đây là một mẫu máy ảnh hấp dẫn, nhỏ gọn ấn tượng và giá khá là phải chăng. Với những người dùng chuyên nghiệp và kiên nhẫn muốn sử dụng tính năng snap-focus thì XF10 là một lựa chọn ổn, nhưng những ai muốn tìm kiếm trải nghiệm ngắm và chụp đáng tin cậy thì có lẽ nên tham khảo các lựa chọn khác.
Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Fujifilm XF10:
4. Leica Q2
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Fujifilm XF10:Leica Q2 là mẫu máy ảnh cao cấp ống kính cố định với ống kính 28 f/1.7 nét, ổn định và cảm biến 47.3MP. Máy cứng cáp, chụp tốt, có kháng thời tiết, EVF cải tiến tăng độ hấp dẫn.
Thân máy magne của Q2 cho cảm giác cứng cáp trên tay. Bộ điều khiển trực quan, chỉ có 2 nút custom để chuyển đổi giữa nhiều chức năng giúp thao tác nhanh và đơn giản. Joystick AF và màn hình cảm ứng cho phép đặt điểm Af nhanh chóng. EVF OLED làm việc ổn trừ khi làm việc với AF-C bởi hiệu ứng nhiễu gây xao nhãng khi căn nét.
AF tương phản trên Q2 vừa nhanh vừa chính xác khi chụp ở AF-S. Tuy nhiên tracking AF không hoàn toàn đáng tin cậy. Màn trập lá mở rộng đến 1/2000 giây với khả năng đồng bộ flash, trong khi màn trập điện tử có thể đạt 1/40000 giây. Tốc độ burst cao nhất là 20 fps, nhưng bộ nhớ đệm lại bị giới hạn. Thời lượng pin đã được cải thiện so với người tiền nhiệm và vừa đủ để chụp trong ngày.
Chất lượng Raw rất tốt. Cảm biến 47.3MP ghi được lượng chi tiết lớn, tuy nhiên file Raw ISO cao lại nhiễu hạt nhiều hơn so với các cảm biến hiện đại. JPEG gây thất vọng bởi màu kém bão hòa và độ tương phản thấp.
Q2 quay được 4K và FHD 120p đối với clip slow motion. Người dùng có thể kéo nét tay hoặc nhấp lên màn hình cảm ứng để lấy nét. Tuy nhiên máy không có cổng microphone, headphone, hay cáp HDMI. Điều khiển quay video rất hạn chế.
Q2 có thể nói là mẫu máy ảnh dễ đánh giá nhất của Leica, xét về giá. Đây là một trong những mẫu máy ảnh ống kính cố định chụp ổn nhất trên thị trường với chất lượng ảnh Raw xuất sắc, bổ sung của EVF phân giải cao và kháng thời tiết, đáng để nâng cấp từ thế hệ cũ.
Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Leica Q2:
5. Dòng Sigma dp Quattro
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
Dòng dp Quattro của Sigma sở hữu phong cách ấn tượng và thiết kế cảm biến đa lớp Foveon của hãng. Có 4 mẫu máy trong dòng này, ngoại hình giống nhau trừ ống kính với 4 tiêu cự 14mm, 19mm, 30mm và 50mm (lần lượt tương đương 21mm, 28mm, 45mm và 75mm). Có rất ít mẫu máy ảnh Sigma Quattro tiếp nối truyền thống. Mỗi thân máy lại sở hữu một cảm biến đa lớp Foveon APS-C độc đáo, sử dụng 3 lớp để nhận diện thông tin màu sắc. Các cảm biến này chụp ảnh 19.6MP ở lớp đầu tiên, trong khi hai lớp sau chụp 4.9MP thông tin.
Hai nút bánh xe bên trên và màn hình 3” 920k điểm là những trang bị vừa đủ, tuy nhiên tính công thái học lại không được đánh giá cao như các mẫu máy SLR chụp phong cảnh hay mirrorless nhỏ nhắn tương tự. Tuy Quattro có thiết kế không chính thông nhưng các máy ảnh này trông khá thú vị, dù cầm nắm không thoải mái như ngoại hình của chúng.
Công nghệ AF khá nghèo nàn với 9 điểm chọn nét và nhận diện khuôn mặt chỉ dùng được ở chế độ AF-S.
Các máy ảnh trong dòng Quattro không có tính năng quay video hay tương tự.
Cũng như cái sự độc đáo của chúng, dòng Sigma Quattro không dành cho tất cả mọi người. Định dạng ảnh DNG cho đa dạng lựa chọn chuyển đổi Raw, nhưng dải tần nhạy sáng và hiệu suất ISO cao bị giới hạn so với các tiêu chuẩn hiện đại. Ấy là chưa kể máy không có tính năng video và AF còn thô sơ. Dẫu vậy, với những người dùng tìm kiếm một trải nghiệm độc đáo với cảm biến Foveon và thân máy khác lạ thì đây là một dòng máy đáng tìm hiểu.
Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh dòng Sigma dp Quattro:
6. Sony Cyber-shot DSC-RX1R II
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
Sony Cyber-shot DSC-RX1R II là mẫu máy ảnh compact với cảm biến full frame 42MP và ống kính cố định 35mm f/2. Ống kính cố định lớn vừa phải (không bỏ túi được), rất sắc nét. Với tầm giá của nó, máy thiếu video 4K và không có màn hình cảm ứng.
Các nút bấm của RX1R II khá là lỏng lẻo, phản hồi kém, tuy có nhiều nút custom. Thiết kế nhỏ gọn, thiếu báng cầm nhưng có thể mua lẻ báng rời Sony WGA-1 để tăng độ thoải mái khi cầm máy. EVF OLED pop-up trong trẻo, màn hình LCD lật được nhưng không cảm ứng.
Hiệu suất AF và tracking vượt rội, với hệ thống 399 điểm theo pha kế thừa từ A7R II. Eye-AF nói riêng hữu dụng để chụp người, làm việc chính xác và đáng tin cậy. Tuy nhiên bố cục bộ điều khiển khiến trải nghiệm lấy nét tay khá tệ. Tốc độ chụp liên tiếp 5 fps, tốc độ ghi thẻ dài hơn ở Raw. Thời lượng pin tệ, chỉ 220 ảnh.
Chất lượng hình ảnh xuất sắc với JPEG đảm bảo khả năng render chi tiết tuyệt vời mà không bị nhiễu hạt nhiều ở mức ISO cao, file Raw cho lượng dải tần nhạy sáng ấn tượng. Ống kính sắc nét ở trung tâm ảnh thậm chí ở khẩu lớn nhưng rìa ảnh không đạt độ nét như vậy.
RX1R II không phải là lựa chọn quay video. Tính công thái kém, không quay 4K, không có chống rung quang học. Tuy nhiên tracking AF ở video, nhất là khi nhận diện khuôn mặt, lại rất ổn, và chống rung kỹ thuật số làm việc hiệu quả mà không bị warping hay artifacting. Máy có các tính năng như zebra pattern, focus peaking, có quay clip slow motion ở chế độ 720p 120 fps.
Sony Cyber-shot DSC-RX1R II hứa hẹn chất lượng hình ảnh ấn tượng dưới đa dạng điều kiện, chất lượng lắp ráp cứng cáp, thiết kế nhỏ gọn. EVF pop-up và màn hình lật là những bổ sung đáng hoan nghênh, cũng như bộ điều khiển mở rộng đồng nghĩa máy cho phép tùy biến thuận tiện. Tuy nhiên giao diện người dùng không xuất sắc, thời gian ghi file lâu, thời lượng pin kém. Dù vậy nếu bạn muốn nhiều độ phân giải, DR rộng và hiệu suất AF cao trong một máy nhỏ gọn thì RX1R II là vừa đẹp.
Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Sony RX1R II:
Theo DPReview