Home > Tin Tức > Nên chọn Fujifilm X-Pro3 hay X-T3: so sánh 10 yếu tố quyết định
Tin TứcTin Tức Máy ẢnhĐánh giáĐánh Giá Máy Ảnh

Nên chọn Fujifilm X-Pro3 hay X-T3: so sánh 10 yếu tố quyết định

fujifilm-x-pro3-vs-x-t3-b

Nên chọn Fujifilm X-Pro3 hay X-T3: so sánh 10 yếu tố quyết định

fujifilm-x-pro3-vs-x-t3-b

Về cơ bản, Fujifilm X-Pro3X-T3 có rất nhiều phần cứng giống nhau, nhưng không như những người tiền nhiệm của chúng, bộ đôi này là các máy ảnh rất khác nhau về mặt ứng dụng. Cùng tìm hiểu những điểm khác nhau và ý nghĩa của những điểm này khi chụp ảnh với X-T3 và X-Pro3.

Ở trung tâm, đây đều là máy ảnh X-Trans 26MP có thể chụp đến 11 fps bằng màn trập cơ và 30 fps ở chế độ màn trập điện tử có crop. Tuy nhiên sự khác biệt về phần cứng giữa hai mẫu máy nhanh chóng bổ sung rằng chúng phù hợp phân khúc người dùng khác nhau cũng như các phong cách nhiếp ảnh rất riêng. Vậy nên chọn máy nào?

1. Kính ngắm

fujifilm-x-pro3-vs-x-t3-k

Điểm riêng rõ rệt nhất giữa hai mẫu máy này là kính ngắm. Cả hai đều có màn hình ngắm OLED 3.69 triệu điểm, với X-T3 có độ phóng đại cao hơn là 0.75x (0.66x trên X-Pro3).

Tuy vậy đặc trưng của dòng X-Pro là kính ngắm kết hợp, có thể sử dụng như một kính ngắm điện tử hoàn toàn hoặc như kính ngắm quang học với hiển thị thông số chụp và hướng dẫn căn hình điện tử trong đó.

2. Kính ngắm quang học

fujifilm-x-pro3-vs-x-t3-c

Có người sẽ thấy kính ngắm quang học cho phép cảm nhận được mối liên kết với cảnh đang chụp nhanh hơn, còn chế độ điện tử đồng nghĩa X-Pro3 có thể hoạt động cơ bản tương tự X-T3 (ngoại trừ độ phóng đại thấp hơn, thì có thể nói đó là kết quả của hệ quang học phức tạp hơn).

Với những ai thích dùng OVF, nên lưu ý là nó không linh hoạt bằng OVF trên các mẫu X-Pro đời trước. Kính cũ đi kèm một kính phóng đại sẽ trượt vào khi bạn lắp ống kính dài, đồng nghĩa nó làm việc được với cả ống kính rộng và tương đối dài; trong khi kính ngắm quang trên X-Pro3 không thể hiển thị hướng dẫn căn hình vượt quá tiêu cự tương đương 35mm, rốt cuộc chỉ sử dụng một vùng rất nhỏ trên kính ngắm đối với các ống kính có tiêu cự quá tầm tương đương 75mm.

3. Màn hình

fujifilm-x-pro3-vs-x-t3-j

Nếu nói kính ngắm kết hợp là một trong những đặc trưng của dòng X-Pro, thì bố cục của màn hình sau đã trở thành một trang bị riêng rất dễ nhận biết trên X-Pro3.

Màn hình chính phía sau khi lật lên sẽ hướng mặt về phía trong theo hướng máy. Điều này đồng nghĩa bạn không thể căn ảnh khi cầm máy kiểu selfie, mà buộc phải sử dụng kính ngắm hoặc là gập màn hình chụp từ tầm thắt lưng (một tính năng không thể làm tương tự trên các máy X-Pro cũ). Thiết kế này khuyến khích bạn áp dụng cả hai cách, hướng bạn sử dụng các tính năng tạo nên sự khác biệt của máy so với những đối thủ khác.

X-T3 thì đi đường thẳng hơn: màn hình LCD phía sau lật lên để chụp tầm thắt lưng, xuống để chụp cao quá đầu, và còn có một khớp phụ cho phép bạn chụp ảnh chiều dọc ở góc thấp. Eyecup ngắm ít được mọi người biết đến hơn màn hình lật so với trường hợp trên X-Pro3 nhưng nói chung, hướng tiếp cận của X-T3 chắc chắn là thực tế hơn. Dù vậy, độ thực tiễn (kể cả ‘thực tế’ luôn là cân nhắc trọng yếu) là một câu chuyện ẩn ý về mối liên hệ giữa hai mẫu máy ảnh này.

4. Màn hình phụ

fujifilm-x-pro3-vs-x-t3-m

Sẵn đang nói về màn hình sau, chúng ta sẽ nói luôn đến một trong những điểm dễ chú ý nhất: X-Pro 3 có một ‘màn hình phụ’ ở phía sau. Phải nói riêng về màn hình này bởi có nhiều tranh cãi cho rằng nó đem đến ít lợi ích nhất cho X-Pro3, nhưng nó lại đồng thời trở thành biểu tượng của tổng thể ngoại hình tiềm năng và hợp lý của chiếc máy ảnh.

Đúng là nó có thể dùng để hiển thị các thiết lập chụp hiện hành của máy, nhưng trừ khi bạn đẩy mọi chức năng chỉnh nút từ các nút điều khiển chuyên dụng của chúng đến mấy nút lệnh lặt vặt, thì bạn vẫn thấy được phần lớn thiết lập chỉ bằng một cái liếc mắt qua vị trí các nút. Hay là, bạn có thường săm soi cái màn hình nhỏ phía sau máy khi chủ yếu chụp qua kính ngắm không?

Thay vào đó, vai trò chủ chốt của màn hình sau này là hiển thị chế độ film simulation nào mà bạn đang dùng, theo phong cách của miếng vạt trên vỏ phim, giờ được lắp vào phía sau máy ảnh. Từ góc nhìn chức năng thì trang bị này gần như là hoàn toàn vô dụng.

Máy ảnh là phương tiện sáng tạo, và vì lẽ đó, nó cũng là một món đồ mua vì cảm xúc hơn là mua vì lý trí. Chắc chắn là màn hình vỏ phim không làm được gì nhiều, nhưng nó vẫn khá là thú vị, nhỉ? Câu trả lời của bạn trước câu hỏi đó sẽ là đáp án liệu X-Pro3 có phải là lựa chọn đúng đắn dành cho bạn.

5. Mọi động cơ xử lý mới nhất

fujifilm-x-pro3-vs-x-t3-g

X-Pro3 có nguyên một bộ tùy chọn xử lý hình ảnh mà X-T3 không có. Chế độ Classic Neg. đa dạng kích thước hạt nhiễu và hiệu ứng Color Chrome Effect Blue đều mới được trang bị riêng cho X-Pro3 và không được liệt kê trong số các nâng cấp sắp tới của X-T3. Tương tự với chế độ phim multi-shot HDR của X-Pro3.

6. AF mới nhất

fujifilm-x-pro3-vs-x-t3-i

X-T3 vừa cập nhật firmware gần đây với phiên bản v2.30, nhận được hiệu suất Face/Eye mới nhất và bổ sung giao diện người dùng mà chúng ta thấy lần đầu trên X-Pro3.

Giờ đây khi nhận diện khuôn mặt tìm được một khuôn mặt trong ảnh, bạn có thể đẩy joystick vào để xử lý chéo và chuyển qua lại giữa nhận diện khuôn mặt và điểm AF bạn đã chọn trước đó. Nếu cài một nút để xử lý chế độ chọn khuôn mặt Face Selection, bạn có thể sử dụng joystick chọn khuôn mặt muốn tập trung (hoặc nhấn để nhảy đến điểm đã chọn trước). Không rõ vì sao ‘Face Selection’ không phải là chế độ cơ bản, nhưng cách tích cận mới này là một cải thiện rất lớn bởi bạn có thể bật nhận diên khuôn mặt rồi để đó, cũng dễ thoát ra khi muốn.

Nâng cấp này vẫn chưa được mượt mà cho lắm (chưa hiểu vì sao chế độ Face Selection lại không phải là chế độ trong hệ thống AF Face/Eye của máy, nhất đây là bước tiến lớn so với những gì X-T3 làm được trước đây).

7. AF

fujifilm-x-pro3-vs-x-t3-d

Có rất ít yếu tố quyết định để lựa chọn giữa X-T3 và X-Pro3 khi xét về AF: phần cứng ẩn là giống nhau, X-T3 nhắm chừng sẽ được cập nhật chế độ AF mới nhất trong một bản cập nhật firmware.

Sự khác biệt khi bạn sử dụng máy ảnh đơn thuần là hiệu ứng dây chuyền của việc màn hình và kính ngắm làm việc ra sao. Như đã nói ở phần trên, cả hai mẫu máy ảnh giờ đây sở hữu những bộ tính năng Eye AF xuất sắc hơn, nhưng X-Pro3 chỉ có thể sử dụng nhận diện Face và Eye ở chế độ EVF hoặc khi bạn lật màn hình sau ra bởi nó không làm việc với OVF.

Kính ngắm quang học cũng có thể gây khó dễ khi cần xác định vị trí máy ảnh cần lấy nét. Lỗi thị sai giữa kính ngắm và vị trí ống kính cũng có nghĩa là thỉnh thoảng bạn sẽ phải ước chừng vị trí điểm AF bạn đã chọn, tương tự trường hợp bạn ngắm qua OVF. Các công cụ trên hỗ trợ bạn với cách ước lượng này có vẻ kém hữu dụng hơn một chút so với trên các máy X-Pro tiền nhiệm. Tuy vậy sự mơ hồ và nhu cầu ước lượng này đối với một số người lại là một phần hấp dẫn trong trải nghiệm với X-Pro3.

8. Tính năng video

fujifilm-x-pro3-vs-x-t3-e

Tính đến nay thì X-T3 là chiếc máy ảnh quay phim tốt hơn trong cả hai. Điều đấy cũng không bất ngờ gì, bởi nó cũng là một trong những chiếc máy ảnh chụp/quay có thông số tốt nhất trên thị trường hiện tại và chắc chắn cũng là một sản phẩm đáng đồng tiền.

Cả hai máy thoải mái quay cả 4K DCI và UHD đến 30p, riêng X-T3 còn quay được 4K 60p đến 20 phút, và khi quay 30p tốc độ đạt được đến 400Mbps thời lương cơ bản sẽ tầm 30 phút (so với tầm 15 phút trên X-Pro3).

X-T3 có khả năng quay 10-bit trong máy, đồng nghĩa phim F-Log linh hoạt hơn rất nhiều so với phim 8-bit quay trên X-Pro3. Thêm nữa nếu bạn không muốn xử lý phim F-Log – một công việc không hề đơn giản, nhờ tầm nhìn xa của Fujifilm cho một bộ LUT để chuyển đổi đoạn phim thành mọt thành phẩm hoàn chỉnh hơn – X-T3 có thể quay Hybrid Log Gamma, định dạng HDR chuẩn công nghiệp xem được ngay.

Fujifilm cũng cho biết đã phát triển protocol điều khiển USB cho X-T3, do đó máy có thể được điều khiển từ bộ điều khiển trên gimbal của các hãng nổi tiếng.

X-Pro3 là máy ảnh quay phim cạnh tranh đáng chú ý nhưng hầu hết các điểm hấp dẫn của nó lại có vẻ dành cho nhiếp ảnh gia chuyên chụp tĩnh. Nếu bạn thực sự yêu thích mảng video, X-T3 rõ ràng là lựa chọn cuối cùng.

9. Sản xuất và ngoại hình

fujifilm-x-pro3-vs-x-t3-f

Bộ đôi này được gia công chỉn chu, có kháng thời tiết, cấu trúc chủ yếu là kim loại. Nút trên cả hai máy có vẻ không chắn chắn như thân máy, nhưng tựu chung đều cho cảm giác là những sản phẩm cao cấp.

Đây cũng là những chiếc máy ảnh đẹp mã. Có người sẽ nhận thấy các nút tốc độ màn trập và nút ISO là nghệ thuật thiết kế quay ngược thời gian có phần quá đà, nhưng rất nhiều người khác sẽ thấy chúng đơn thuần là phong cách và hữu dụng.

10. Tính thời thượng

fujifilm-x-pro3-vs-x-t3-a

Dĩ nhiên X-Pro3 tập trung hơn về cả hai mặt của ngoại hình sang trọng cổ điển của nó. Thiết kế này là phong cách rangefinder không lẫn đi đâu được, chưa kể khi thêm các lớp phủ Dura, cấu trúc titanium của nó trông quá là bóng bẩy.

Và cũng như trên một chiếc vỏ phim, sẽ có người cảm thấy xúc động khi nhìn dòng chữ ‘Made in Japan’ – được sản xuất tại Nhật Bản ở phần đáy máy. X-T3 không thể khẳng định điều tương tự, dẫu vậy nó vẫn được làm cứng cáp không khác người đàn anh X-T2 được sản xuất ở Nhật. Do đó, một lần nữa, có lẽ cảm xúc sẽ lấn át lợi ích lý trí.

Kết

fujifilm-x-pro3-vs-x-t3-h

Có phải X-Pro3 là đại diện cho bạn? Câu trả lời cho câu hỏi này chắc chắn là đáng giá hơn bất kỳ bài đánh giá nào ngoài kia.

Bài viết này suýt nữa là về tính ứng dụng dựa trên cách tiếp cận ban đầu nhưng kết lại X-T3 thực tiễn hơn gần như trong mọi khía cạnh, cho gần như mọi thể loại nhiếp ảnh. Tuy nhiên điều đấy cũng đồng nghĩa bạn đang sử dụng công cụ phân tích sai. Đương nhiên, X-T3 khách quan mà nói thì phù hợp hơn với hầu hết các thể loại nhiếp ảnh so với X-Pro3 (có chăng là trừ nhiếp ảnh đường phố), tuy nhiên điều đó không quan trọng lắm.

Nếu X-Pro3 cho cảm giác khác biệt, độc lập hoặc đặc biệt đối với bạn, thì nó chắc chắn mang nhiều ý nghĩa hơn cho bạn, và có thể khuyến khích bạn ra ngoài chụp với máy thường xuyên hơn. Tóm lại thì, đây là một lựa chọn thiên về cảm xúc hơn là lý trí, trái tim bạn biết rõ bạn muốn gì.

Theo DPReview