Home > So Sánh > So sánh Fujifilm GFX 50R vs GFX 50S: 10 điểm khác biệt lớn nhất
So SánhTin TứcTin Tức Máy ẢnhĐánh giáĐánh Giá Máy Ảnh

So sánh Fujifilm GFX 50R vs GFX 50S: 10 điểm khác biệt lớn nhất

So sánh Fujifilm GFX 50R vs GFX 50S: 10 điểm khác biệt lớn nhất

So sánh Fujifilm GFX 50R vs GFX 50S: 10 điểm khác biệt lớn nhất

Dòng máy ảnh Fujifilm GFX lần đầu tiên ra mắt từ 2 năm trước với máy ảnh mirrorless medium format GFX 50S kết hợp 6 ống kính GF – nay đã nâng tổng số lên 10.

Việc Fujifilm chọn bỏ qua 35mm và chọn medium format là một nước đi thú vị, khó lường. Nhược điểm duy nhất của dòng GFX là nó quá là đắt đỏ so với dòng X, trong khi dòng X là mũi nhọn của hãng trong vòng 6 năm trở lại đây.

GFX 50R là thế hệ máy ảnh GFX hướng đến mục tiêu thu hẹp khoảng cách về giá. Tuy cả GFX 50R và người tiền nhiệm của nó là GFX 50S vẫn cho cảm giác đắt tiền với những người có ngân sách hạn chế, thì nhìn chung cả hai máy này không đắt hơn quá nhiều so với một số máy ảnh full frame cao cấp khác trên thị trường.

So sánh Fujifilm GFX 50R vs GFX 50S: 10 điểm khác biệt lớn nhất

Tuy 50R có thiết kế nhỏ gọn hơn, nhưng công nghệ bên trong nó và người tiền nhiệm thì giống nhau. Cụ thể, các điểm giống nhau giữa 50R và 50S gồm có:

  • – Ngàm G
  • – Cảm biến CMOS 44 x 33mm 51.4MP
  • – ISO 100-12800, mở rộng 50-102400
  • – Bộ xử lý X Processor Pro
  • – Các chế độ Film Simulation
  • – Hệ thống AF nhận diện tương phản lên đến 425 điểm
  • – Chụp liên tiếp 3 fps
  • – Tốc độ 1/4000 giây – lên đến 1/16000 giây với màn trập điện tử
  • – Video Full HD 30p
  • – LCD 3.2″, cảm ứng, 2,360,000 điểm
  • – 2 khay thẻ nhớ SD, tương thích UHS-II
  • – Pin NP-T125 (400 ảnh/lần sạc)
  • – Kháng thời tiết toàn diện
  • – Tương thích Capture One Tethering

1. Kích thước

Máy ảnh GFX 50R được thiết kế để linh động hơn 50S. Thế hệ R mỏng hơn thấy rõ (-2.5cm) nhưng rộng hơn (+1.3cm). 50S cao hơn khi tính cả phần kính ngắm tháo rời được, trong khi 50R nhẹ hơn (-145g).

  • Fujifilm GFX 50R: 160.7mm x 96.5mm x 66.4mm, 775g (gồm pin, thẻ nhớ)
  • Fujifilm GFX 50S: 147.5mm x 94.2mm x 91.4mm, 920g (gồm pin, thẻ nhớ, EVF)

gfx1

50R có báng cầm nhỏ hơn thấy rõ nên công thái học không thoải mái bằng 50S khi làm việc với các ống kính GF lớn.

gfx2

Fujifilm đã thiết kế một ống kính GF 50mm f/3.5 mới, lý tưởng kết hợp với mẫu R nhờ các thông số kích thước khiêm tốn hơn.

fuji-gf-63mm-vs-50mm-1024x576

2. Kính ngắm

Một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa hai thế hệ GFX 50 nằm ở kính ngắm.

Đầu tiên là về vị trí. Trên 50R, kính ngắm nằm ở phía bên trái máy (theo kiểu rangefinder). Trên 50S, kính ngắm lại nằm ở chính giữa (theo thiết kế SLR).

gfx3

Hơn nữa, EVF trên 50S có thể tháo rời hoặc xoay theo các góc khác nhau với adapter xoay EVF-TL1.

gfx_image11

Xét trên thông số kỹ thuật thì cả hai máy đều sở hữu EVF có độ phân giải cao với 3.69 triệu điểm, nhưng 50S có tỉ lệ phóng đại cao hơn là 0.85x (so với 0.77x trên 50R). Eyepoint giữ nguyên là 23mm.

Khi trên tay, EVF trên 50R cho trải nghiệm tốt hơn. Tuy có độ phóng đại thấp hơn nhưng kính ngắm trên 50R to hơn, sắc nét hơn nhờ độ phân giải cao.

3. Bố cục nút bấm

Thiết kế nhỏ hơn trên GFX 50R dẫn đến sự thay đổi trong cách bố trí nút bấm, bánh xe.

Ở mặt trên, có thể thấy mẫu R đã bị lược bớt một bánh xe ISO nhưng có thêm bánh xe cân bằng phơi sáng (tương tự dòng APS-C X-E). Bánh xe điều lệnh phía trước trên 50R nằm phía trên nút bấm màn trập, thay vì nằm trước báng cầm phía trước như trên 50S.

gfx4

Ở mặt sau, 50R không có D-pad 4 hướng, đồng nghĩa máy sẽ phụ thuộc chủ yếu vào AF Joystick để định vị trong menu và di chuyển điểm lấy nét, tương tự X-E3.

Nút chọn chế độ lấy nét dời ra phía sau, đặt ở một vị trí cho phép tiếp cận khá thoải mái.

gfx5

4. Cơ chế màn hình xoay

Màn hình phía sau của GFX 50S có thể xoay lật 3 hướng tương tự trên các mẫu X-T2, X-T3X-H1. Bên cạnh các hướng chuyển động thông thường là lên và xuống, giờ đây người dùng có thể xoay màn hình sang phải với góc xấp xỉ 60°.

Trên mẫu R, cơ thế này chỉ hoạt động theo 2 chiều là lên và xuống.

fuji-gfx-50s-3-way-screen

5. Màn hình cảm ứng

Cả hai máy đều trang bị màn hình cảm ứng ở mặt sau cho phép 5 loại chuyển động, bao gồm:

  • – Nhấp đôi để mở rộng live view hoặc một ảnh ở chế độ xem lại
  • – Nhấp, nhấn và kéo để di chuyển một điểm AF
  • – Nhéo vào hoặc ra để zoom vào hoặc ra một máy ảnh ở chế độ xem lại
  • – Lướt để tìm giữa các ảnh
  • – Thay đổi thiết lập trong Q Menu

GFX 50R có thêm một tùy chọn nữa là người dùng có thể điều khiển 4 chức năng khác nhau bằng cách gõ nhẹ bên trái, phải, lên hoặc xuống trên màn hình, phần nào thay thế D-pad bị thiếu. Màn hình cảm ứng làm việc khá là linh hoạt, nhất là với 4 thao tác gõ nêu trên.

Trên 50S, người dùng có thể gõ lên và xuống để bật histogram RGB hoặc chức năng cảnh báo vùng sáng.

6. LCD phía trên

GFX 50S có một màn hình OLED nhỏ ở mặt trên của máy, hiển thị nhiều thiết lập. Dạng dữ liệu được hiển thị có thể tùy chỉnh và tùy vào người dùng đang ở chế độ chụp tĩnh hay quay phim. Độ tương phản cũng có thể chỉnh ngược (nền sáng hoặc nền tối).

50R thì không có LCD phụ này.

fuji-gfx-50s-top-screen

7. Bluetooth

Cả hai máy hỗ trợ kết nối Wi-Fi gồm khả năng truyền ảnh JPG hoặc điều khiển máy ảnh từ xa.

Dù vậy, chỉ có 50R mới có Bluetooth, cho phép người dùng duy trì kết nối tiêu thụ năng lượng thấp khi máy ảnh kết nối với smartphone.

8. Kết nối

50R trang bị cổng USB Type C và HDMI Type D, cũng như input điều khiển từ xa 2.5mm. Máy thiếu cổng âm thanh 3.5mm cả input và output, trong khi người anh em 50S lại có đủ. Dù vậy 50R vẫn thu âm được bằng thiết bị mở rộng thông qua cổng input 2.5mm.

Cả hai máy đều trang bị cổng đồng bộ đèn flash.

9. Báng pin

GFX 50S có thể dùng với báng pin ngoài VG-GFX1 để nhân đôi thời lượng pin cho máy. Trong khi đó, 50R không (hoặc là chưa) có hỗ trợ báng pin đứng như vậy.

fuji-gfx-50r-vs-50s-battery-grip

10. Giá

Điểm khác biệt này quá rõ ràng, giúp GFX 50R trở thành một lựa chọn rất hấp dẫn để cân nhắc xét với cảm biến lớn trong máy. Máy có giá bán khởi điểm là $4500.

Trong khi đó GFX 50S có giá bán khởi điểm là $6500, hiện tại đã giảm tầm $500.

Kết

Lý do chính khiến nhiều người ưa chuộng GFX 50R hơn, đó là thế hệ này giúp medium format dễ dàng tiếp cận hơn xét về giá. 2018 là một năm mà nhiều thương hiệu đua nhau ra mắt máy ảnh mirrorless full frame mới, dù vậy, Fujifilm vẫn kiên quyết đứng ngoài cuộc đua đó. Cạnh tranh thì tốt thôi, nhưng không phải vì thế mà đánh mất sự đa dạng và độc đáo, và chính GFX 50R là ví dụ điển hình cho điều này.

GFX 50S có thể là một set máy hoàn thiện cho những ai muốn ứng dụng medium format cho công việc hàng ngày của họ, với các trang bị như báng cầm lớn hơn và báng pin ngoài giúp làm việc thoải mái với các ống kính GF lớn như 110mm f/2 hay 250mm f/4.

Tuy vậy, cũng có thể thấy GFX 50R đã trở thành người thừa kế thành công, nhất là với mức giá dần hợp lý hơn với nhiều người dùng, mà vẫn cho chất lượng hình ảnh và thiết kế tuyệt vời như người tiền nhiệm của nó.

(Theo Mirrorless Comparison)