Home > Tin Tức > Trên tay sớm Canon EOS R6 Mark II: phiên bản mini của máy flagship EOS R3!
Tin TứcTin Tức Máy ẢnhĐánh giáĐánh Giá Máy Ảnh

Trên tay sớm Canon EOS R6 Mark II: phiên bản mini của máy flagship EOS R3!

EOS-R6-Mark-II-Hands-on-review-3-800x420

Canon EOS R6 Mark II gây ấn tượng bất ngờ với mình. Trong lịch sử, dòng máy ảnh số 6 của Canon là một kiểu bước đệm mà ít nhất đối với mình là nó thiếu đi bản sắc riêng. Điều đó đã thay đổi ở R6 II.

Mình không có nhiều kỳ vọng vào R6 II vì thời gian sử dụng ngắn ngủi, chủ yếu do Canon đã không thực sự cho mình biết bất cứ điều gì về nó cho đến những giây phút trước khi đặt nó vào tay mình. R6 trước hết là rất đẹp và là phiên bản nâng cấp đáng kể so với EOS R đời đầu, nhưng nó tới mức gây trầm trồ như R5.

Có thể nhiều người khác sẽ không đồng ý, nhưng ấn tượng của mình về EOS R6 là nó đóng vai trò như một sự gia nhập vững chắc vào thị trường máy ảnh mirrorless lai nhưng lại không quá nổi bật ở bất kỳ khía cạnh nào. Tính năng tự động lấy nét của nó thường không đáng tin cậy, bộ đệm gặp khó khăn với các lần chụp liên tiếp dài và cảm biến ảnh không khác gì cảm biến trong 1DX Mark III (tức là có hạn chế về dải động).

R6 có điểm mạnh nhưng cũng có điểm yếu. Nói chung, nó nằm ở mức trung bình. Người ta sẽ không cố tình tìm kiếm R6 mà chỉ cố thỏa hiệp với nó.

EOS-R6-Mark-II-Hands-on-review-6-800x534
Ảnh: Jaron Schneider

Mình có thể tự tin nói R6 II không nằm ở mức trung bình. Nó không giống một sự thỏa hiệp. Canon đã thành công cho dòng R6 một bản sắc. Dù hãng tuyên bố đây là chiếc máy ảnh tiện dụng xuất sắc nhưng mình không đồng ý. Không đúng, nó là máy ảnh chuyên dụng đấy chứ. Đây là con quái vật chụp thể thao, hành động và sự kiện nhờ có hệ thống lấy nét tự động được cải tiến đáng kể nhờ chip AI mới, bộ đệm cải tiến cũng như khả năng chụp liên tiếp tới 40 hình/giây.

Ban đầu mình nghi ngờ tính năng tự động lấy nét, nhưng chụp với nó càng lâu, mình càng tự tin hơn và tin tưởng để máy chụp. Tự tin tới mức mình sẵn sàng nói điều này: R6 II là một phiên bản R3 thu nhỏ.

Lưu ý: R6 II mà PetaPixel sử dụng không chạy firmware cuối cùng. Hình ảnh trong bài được chụp bằng phiên bản tiền sản xuất, do đó bài viết này là ấn tượng thực tế đầu tiên chứ không phải đánh giá.

Canon lại di chuyển mọi thứ

Canon có vẻ thường xuyên tự phỏng đoán về các nút vật lý trên máy ảnh của hãng. Trước đó ta có một thanh cảm ứng cực tệ trên EOS R, kế tiếp là giao diện khủng khiếp để hoán đổi chế độ ảnh và video trên R5, và giờ ta có một hệ thống hoàn toàn khác trên R6 II, chuyển nút nguồn từ phía bên trái của thân máy sang bên phải, thay nó bằng công tắc ảnh/video chuyên dụng.

EOS-R6-Mark-II-Hands-on-review-4-534x800
Ảnh: Jaron Schneider

Bố trí mới không có gì “sai”, nhưng mình chỉ mong các nhà thiết kế của Canon kiên định hơn. Mình đã thuộc nằm lòng phía bên trái của máy ảnh Canon sau nhiều năm sử dụng R5, và mình không thể nói được đã bấm nhầm vào nút gạt ảnh/video bao nhiêu lần trong khi cái mình cần là tắt nó đi. Mình không hiểu sao phải bỏ đi cái cần gạt bọc quanh nút quay phim ở mặt sau máy ảnh giống trên DSLR ngày trước.

Chưa hết, mình còn vô tình chuyển nút cò từ ảnh sang video và kết quả là mình đã bỏ lỡ vài bức ảnh khi đang cố tìm lý do sao máy ảnh không hoạt động. Tôi đánh giá cao việc Canon cố gắng làm việc chuyển đổi giữa ảnh và video dễ dàng hơn so với trên R5, nhưng thay đổi này có vẻ đã chệch hướng quá xa.

Ngoài chuyện phải học lại từ đầu những gì mình đã quen thuộc, thì thao tác và bố trí thực tế của chiếc máy này hoàn toàn có thể chấp nhận được. Mọi thứ đều dễ tiếp cận và hệ thống menu đơn giản của Canon (trong thời đại mà menu ngày càng phức tạp hiện nay) giúp vận hành máy tương đối dễ dàng. Nếu bạn từng sử dụng máy ảnh Canon nào trước đây, bạn cũng dễ nắm được R6.

EOS-R6-Mark-II-Hands-on-review-5-800x534
Ảnh: Jaron Schneider

Trong khi Canon tiếp tục cải tiến một số nút trên đầu máy, mặt sau hầu như không thay đổi. Canon vẫn sử dụng màn hình cảm ứng đa góc. Các nút phát, rác, thông tin, phóng to và Quick menu, kể cả joystick đa năng đều ở vị trí cũ.

Mạnh mẽ vượt giới hạn

Kích thước và giao diện của R6 II là một cú lừa. Nó không có khác gì các máy khác trong dòng máy ảnh mirrorless của Canon (tất nhiên là ngoại trừ chiếc R3 cực cao), nhưng hình dáng khiêm tốn đó ẩn chứa bên trong mạnh mẽ đến kinh ngạc. Canon trang bị cho R6 II một cảm biến mới và bộ xử lý tốt hơn cùng hệ thống lấy nét tự động thông minh hơn. Bất kỳ một trong những thay đổi này đều tạo ra chiếc máy ảnh vượt trội hơn chiếc R6 ban đầu, nhưng kết hợp với nhau, ta còn có một món đặc biệt hơn.

042A8227-533x800
Ảnh: Jaron Schneider
042A7273-800x534
Ảnh: Jaron Schneider

Lấy nét tự động đáng tin cậy

Canon khiến tính năng lấy nét tự động thông minh hơn rất nhiều. Nó không chỉ có thể nhận diện con người mà giờ đây có thể nhận mắt từ khoảng cách xa hơn nhiều so với trước đây và cung cấp khả năng chuyển đổi giữa mắt trái hoặc mắt phải nhanh chóng tùy vào bố cục của bạn. Nay nó cũng nhận dạng động vật (như chó, mèo, chim và ngựa) cũng như nhiều loại phương tiện (ô tô, xe máy, máy bay và tàu hỏa).

042A0629-800x534
Ảnh: Jaron Schneider

Trong thời gian sử dụng máy ảnh của mình, có lẽ khía cạnh đáng ngạc nhiên nhất của trải nghiệm là tính năng lấy nét tự động cải tiến này đáng tin cậy đến mức nào. Không có tỷ lệ trúng 100% và thỉnh thoảng khó hoạt động trong một số tình huống ánh sáng phức tạp, nhưng nhìn chung, mình thực sự có thể để tính năng lấy nét tự động làm việc của nó mà mình vẫn thu được những cú máy đẹp.

Ảnh: Jaron Schneider
Ảnh: Jaron Schneider
Ảnh: Jaron Schneider
Ảnh: Jaron Schneider

Ví dụ, gần cuối ngày cuối cùng của mình với R6 II, mình ra bãi biển để chụp ảnh một cặp người đi xe đạp địa hình. Mình có ý tưởng về một cú máy cần mình phải tiếp cận rất gần mặt đất, nhưng mình không muốn nằm sấp xuống đất. Thay vào đó, mình chỉ giữ thấp R6 II ngay trên mặt đất và khi người đi xe đạp xuất hiện trong vị trí mình muốn, mình chỉ cần nhấn nút chụp.

Ảnh: Jaron Schneider
Ảnh: Jaron Schneider
Ảnh: Jaron Schneider
Ảnh: Jaron Schneider

Mỗi cú máy được chụp ở tốc độ 40 hình/giây đều có khuôn mặt của người đi xe đạp được lấy nét rất sắc nét.

Đây có phải là một yêu cầu bất thường của máy ảnh ngày nay? Mình không nghĩ vậy, nhưng mình cũng nghĩ điều đó là bất thường đối với một chiếc máy ảnh full frame tầm trung và thậm chí hơn nữa đối với máy ảnh mirrorless tầm trung của Canon. Canon đang đẩy mạnh và cạnh tranh với những chuyên gia hàng đầu lâu năm ở khía cạnh này.

Trong bài trên tay này, mình không so sánh hiệu suất của R6 II với một thứ gì đó như Sony A7 IV hay tính năng lấy nét tự động thông minh hơn, được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo cải tiến của A7R V. Điều mình sẽ nói ở đây là mình có thể thấy rất nhiều nhiếp ảnh gia hoàn toàn hài lòng với những gì R6 có thể làm được. Nhiếp ảnh gia chụp cưới và sự kiện sẽ ngay lập tức có thể tận dụng các tốc độ khung hình nhanh hơn và hệ thống lấy nét thông minh hơn, nhưng người chụp thể thao sẽ là những người bị ấn tượng nhất với chiếc máy ảnh nhỏ nhắn này. Mình dám khẳng định nó đủ tốt để hoạt động như một chiếc backup cho R3.

042A2039-800x534
Ảnh: Jaron Schneider

Trong một buổi chụp, mình đã gắn ống kính Canon RF 600mm f/4 lắp ống nối 1.4x vào R6 và chụp ảnh những người lướt sóng từ mép vách đá. Trong khoảng 30 phút tiếp theo, mình có thể hoàn toàn tập trung vào bố cục, vừa hoàn toàn phụ thuộc vào tính năng lấy nét tự động của máy ảnh khi nó chụp 40 hình/giây.

Ảnh: Jaron Schneider
Ảnh: Jaron Schneider

Suốt thời gian đó, mình không phải để tâm nhiều tới máy ảnh, có lẽ đây cũng là ví dụ điển hình nhất cho thành công của nó. Máy chụp tốt ngang ngửa các dòng máy chuyên chụp thể thao cao cấp mà mình từng sử dụng.

Ảnh: Jaron Schneider
Ảnh: Jaron Schneider

Mình phải nói có những thời điểm dường như ngẫu nhiên khi máy ảnh hoàn toàn mất tiêu điểm trên một đối tượng không bị che khuất. Một số đồng nghiệp của mình cũng nhận thấy tính năng lấy nét tự động đôi khi không sẵn sàng lấy lại đối tượng sau khi đối tượng này rời khỏi khung hình một lúc, thay vào đó, máy cố gắng lấy vào hậu cảnh. Điều này phổ biến nhất khi người dùng giữ nút lấy nét tự động và di chuyển máy ảnh xung quanh. Có vẻ nhấn nút sẽ đưa máy ảnh trở lại hoạt động bình thường, mặc dù thao tác không phải lúc nào cũng đúng.

Ảnh: Jaron Schneider
Ảnh: Jaron Schneider
Ảnh: Jaron Schneider
Ảnh: Jaron Schneider

40 FPS đạt được bằng cách nào?

R6 II có thể chụp tối đa 12 hình mỗi giây (FPS) với màn trập cơ cũng như tối đa 40 FPS với màn trập điện (với kích thước bộ đệm chỉ xấp xỉ 80 hình). Máy có thể đạt được con số này dù thực tế nó không có cảm biến xếp chồng. Tuy R6 II sử dụng cảm biến 24.2MP hoàn toàn mới do Canon phát triển, nhưng Canon không cho biết làm thế nào hãng có thể đạt được tốc độ đọc của cảm biến này mà không khiến chúng vô dụng bởi lỗi màn trập lăn.

042A8954-800x534

042A8153-800x534

Thành thật mà nói, những kiểu ảnh mình chụp không tạo cơ hội lớn để màn trập lăn xuất hiện (còn một số người khác sử dụng máy ảnh ngoài mình có nói màn trập lăn có tồn tại, dù ít gặp hơn trên R6 đời đầu), nhưng mình đã chụp nhiều môn thể thao khác nhau. Đối với loại trường hợp này, thực tế mình có thể chụp được những kiểu ảnh như ý với cảm biến mới thực sự rất đáng ngạc nhiên, theo một cách tích cực.

042A1172-533x800

Lúc đầu mình rất nghi ngờ việc chụp bằng màn trập điện trên cảm biến không xếp chồng, thậm chí còn không bật nó cho đến khi mình ở tình huống chụp cuối cùng của ngày đầu sử dụng. Nhưng một khi mình bắt đầu sử dụng màn điện, mình không bao giờ đổi lại nữa và trải nghiệm thật tuyệt. Canon đã nỗ lực lấy dữ liệu khỏi cảm biến mới đủ nhanh để có thể sử dụng hoàn hảo trong phần lớn thời gian chụp thể thao, và mình nghĩ máy cũng sẽ dễ dàng xử lý sự kiện và đám cưới. Còn không, tốc độ màn cơ 12 FPS vẫn khá ngon.

Chỉ nhận thẻ SD

Tại thời điểm này, mình hơi thất vọng khi R6 II có hai khe cắm thẻ SD UHS-II chứ không phải ít nhất một khe cắm CFexpress. Mình không khỏi suy nghĩ, với tốc độ của CFexpress, bộ nhớ đệm có thể xóa nhanh hơn và mình có thể thu được nhiều ảnh hơn chỉ sau hai giây chụp hết tốc lực.

Như hiện tại, tôi phải chụp liên tục hoặc phải lên kế hoạch cẩn thận cho các cú máy dưới 80 ảnh của mình ở tốc độ 40 FPS, kẻo không mình sẽ lấp đầy bộ đệm trước khi thời điểm hoàn hảo xuất hiện.

Tôi biết thẻ SD vẫn là định dạng thẻ nhớ phổ biến nhất và điều đó có thể sẽ không sớm thay đổi, nhưng R6 II có vẻ hơi bị kìm hãm bởi loại thẻ cũ và chậm hơn này.

042A7294-533x800

042A8489-800x534

Ẩn chứa nhiều thủ thuật hơn

Canon đã thêm hai tính năng mới đáng chú ý vào R6 II mà một số nhiếp ảnh gia có thể sẽ thấy hữu ích: HDR cho các đối tượng chuyển động và chế độ chụp liên tiếp RAW với tính năng quay trước (pre-recording).

HDR cho các đối tượng chuyển động nghe có vẻ giống như bản chất của nó. Thông thường, HDR yêu cầu máy ảnh chụp liên tiếp ít nhất ba lần phơi sáng và sau đó máy ảnh kết hợp các lần phơi sáng đó để tạo ra một hình ảnh cuối cùng với dải động mở rộng. Nhưng vì nó chụp ba ảnh nên rõ ràng bất kỳ chuyển động nào cũng sẽ gây ra một chút rắc rối, như minh họa bên dưới:

standard-HDR-capture-533x800

Nhưng Canon đã tìm ra cách kích hoạt tính năng này cho các đối tượng chuyển động. Canon từ chối giải thích cách thức hoạt động của tính năng này, nhưng thực tế là nó có hoạt động:

new-HDR-capture-533x800

Tính năng này hoạt động với khả năng lấy nét tự động, vì vậy bạn có thể chụp được một số ảnh HDR độc đáo mà trước đây không thể thực hiện được. Mà mình lại không thấy có gì đáng trầm trồ ở đây (cả hai ví dụ trên đều là JPEG chưa được chỉnh sửa ngay từ máy ảnh, vì nó không tạo ra tệp RAW). Đối với mình, ảnh không đẹp hơn ảnh RAW được xử lý tốt và nó giới hạn bạn trong một lần chụp, bạn không thể chụp liên tiếp loại ảnh này.

Tính năng mới thứ hai đáng chú ý là chế độ chụp RAW với tính năng pre-recording. Tính năng này liên tục ghi lại một vài giây khi lấy nét tự động giữ lại và khi bạn nhấn nút chụp, nó sẽ ghi lại mọi thứ mà nó nhìn thấy từ thời điểm đó trở lại trong vài giây đó. Đây không phải là khái niệm hoàn toàn độc đáo trong máy ảnh, nhưng nó là khái niệm mới ở đây.

Cá nhân mình không thích sử dụng tính năng này, dù mình biết một số nhiếp ảnh gia thích. Chụp theo cách này yêu cầu bạn phải suy nghĩ về sau hơn là về trước, và đối với thể thao, mình thích dự đoán điều gì đó hơn là nghĩ về khung hình cuối cùng mà mình muốn chụp. Nó cho cảm giác không trực quan với cá nhân mình. Nhược điểm khác của hệ thống này là Canon không ghi lại tất cả các tệp đó cho bạn như bình thường, thay vào đó, hãng gói chúng lại bên trong một nhóm tệp và bạn phải vào menu máy ảnh, tìm khung hình bạn muốn rồi chọn cụ thể ra để xuất dưới dạng RAW có thể chỉnh sửa sau này. Nếu bạn không làm vậy, các tệp sẽ không hiển thị khi bạn nhập chúng vào máy tính.

Đó là quá nhiều bước. Mình thà chụp bình thường còn hơn.

Low light & Dynamic range

Khi chụp trong điều kiện ánh sáng lý tưởng, sáng sủa, mình khá hài lòng với dải tần động của cảm biến R6 II mới. Mình nhận thấy khá dễ dàng để làm nổi shadow và giảm tông highlight trong tất cả ảnh mà tôi đã chỉnh sửa cho bài trên tay này, chúng đều được xử lý bằng Adobe Photoshop.

Trước đây, các tập tin của Canon có phần shadow rộng hơn nhiều so với highlight, nhưng tôi thấy cả hai đều khá rộng ở đây (dù shadow vẫn dễ kéo hơn).

R6 Mark II không có cảm biến xếp chồng và nó cũng không có thiết kế chiếu sáng mặt sau (BSI). Bởi vậy bạn sẽ mong muốn hiệu suất ánh sáng yếu cao hơn, khi mà nhiễu gặp khá rõ ở ISO 6400 và dần mạnh lên từ đó. Mình ước gì các tệp sạch hơn ở ISO 6400, tương tự những gì tôi mong đợi từ các máy ảnh khác.

Tuy nhiên, lượng nhiễu có thể nhìn thấy không tăng nhiều như vậy từ ISO 6400 lên ISO 12800, tính ra còn chấp nhận được.

Hiệu suất video

PetaPixel chú trọng đánh giá khả năng chụp ảnh tĩnh của máy ảnh, nhưng nhiều người sẽ quan tâm đến việc chọn R6 Mark II vì các tùy chọn quay video của nó. R6 II mang đến tùy chọn quay 4K toàn chiều rộng với tốc độ tối đa 60 hình/giây, được lấy dư mẫu từ vùng 6K và có thể ghi ở tốc độ tối đa 4:2:2 10bit ở Canon Log 3. Với một thiết bị tương thích đầu ghi bên ngoài, chất lượng có thể tăng lên đến 6K RAW.

EOS-R6-Mark-II-Hands-on-review-7-800x534

Nếu bạn quan tâm đến khả năng quay video R6 II, mình cực kỳ đề xuất bạn tham khảo các ý kiến tập trung mảng video như ý kiến của Jordan Drake tại DPReview, Manny Ortiz hoặc Dan Watson. Đây là những reviewer đã dành nhiều thời gian chi tiết vào góc độ làm phim trên R6 II và sẽ cung cấp cho bạn một số ý kiến xuất sắc về mảng này.

R6 II cuối cùng đã cho 6 Series một danh phận

Nếu mình có một cảm giác dành cho Canon EOS R6 Mark II thì đó là cảm giác chiếc máy ảnh này cuối cùng cũng có bản sắc riêng, một lý do thực sự để sở hữu nó. Trước đây, dòng máy ảnh 6 của Canon giống như một sự thỏa hiệp nơi bạn đánh đổi với giá cả. Bạn muốn 5 Series làm máy ảnh chính hoặc máy ảnh thứ hai làm dự phòng, nhưng không thể hợp lý hóa chi phí nên bạn phải chọn 6 Series để thay thế.

Đó là tất cả những gì định nghĩa 6 Series của Canon: một sự thỏa hiệp. Nhưng giờ R6 Mark II đã thay đổi điều đó.

042A7347-800x534

042A8383-533x800

Canon đã trang bị cho chiếc máy ảnh này một số tính năng lấy nét tự động thông minh vay mượn từ R3 và tăng gấp đôi tốc độ khung hình tối đa so với chiếc máy tiền nhiệm của nó, giúp nó đạt hiệu suất mạnh mẽ khi chụp ảnh thể thao, hành động và động vật hoang dã. Các nhiếp ảnh gia chụp cưới có lẽ sẽ thích R6 Mark II hơn R5 vì thế, và ảnh 24MP nhỏ hơn đồng nghĩa chỉnh sửa nhanh hơn và chi phí lưu trữ cũng thấp hơn.

Canon EOS R6 Mark II cuối cùng đã cho Series 6 cảm giác có mục đích. Nó không còn giống một chiếc máy ảnh thỏa hiệp nữa mà là chiếc máy ảnh có vai trò chuyên dụng trong hành trang của nhiếp ảnh gia.

Ảnh: Jaron Schneider

Theo Jaron Schneider @ petapixel c