Home > Tin Tức > Bức ảnh AI này đánh lừa ban giám khảo và giành chiến thắng trong cuộc thi nhiếp ảnh
Tin Tức

Bức ảnh AI này đánh lừa ban giám khảo và giành chiến thắng trong cuộc thi nhiếp ảnh

ezgif.com-webp-to-jpg (5)

Một bức ảnh tuyệt đẹp về hai người lướt sóng chèo ra biển lúc mặt trời mọc đã giành chiến thắng trong một cuộc thi nhiếp ảnh — ngoại trừ việc khung cảnh này không có thật và nó được máy tính tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

Công ty điện tử Úc, DigiDirect, đã tổ chức một cuộc thi ảnh hàng tuần với giải thưởng tiền mặt. Tuần trước, cuộc thi thông báo một “bức ảnh chụp bằng flycam” do “Jane Eykes” chụp đã giành chiến thắng trong cuộc thi ảnh mùa hè của họ.

Ngay sau khi thông báo được đưa ra, một studio có tên là Absolutely Ai thú nhận họ đã giả vờ gửi dự thi bức ảnh này và tuyên bố đây là “bức ảnh do AI tạo ra lần đầu đoạt giải thưởng trên thế giới”.

ezgif.com-webp-to-jpg (5)
Bức ảnh AI này đã giành chiến thẳng tại một cuộc thi nhiếp ảnh | Ảnh: Absolutely Ai

“Chúng tôi làm điều này để chứng minh là chúng tôi đang ở một bước ngoặt với công nghệ trí tuệ nhân tạo bằng cách vượt qua bài kiểm tra cuối cùng”, công ty này viết trong một tuyên bố.

“Liệu một hình ảnh do AI tạo ra có thể không chỉ trót lọt qua cửa (không ai từng nhìn qua bức ảnh cảm nhận được điều gì khác thường) mà còn thực sự được trao giải thưởng cao nhất bởi một chuyên gia nhiếp ảnh? Câu trả lời chắc chắn là có.”


Xem bài viết này trên Instagram

Bài viết do digiDirect (@digidirect) chia sẻ

Năm ngoái đã có một bức ảnh AI giành chiến thắng trong cuộc thi mỹ thuật ở Colorado, nhưng đây là lần đầu tiên công cụ này giành chiến thắng ở một cuộc thi nhiếp ảnh.

Đây có thể không phải là cuộc thi ảnh lớn nhất nhưng vẫn là một lời cảnh báo lớn trong giới. Khi công nghệ cải tiến, sẽ ngày càng khó phân biệt đâu là ảnh thật do tự tay nhiếp ảnh gia chụp và đâu là ảnh được tạo ra bởi mô hình máy tính được đào tạo trên hàng triệu bức ảnh đã có.

“Những người lướt sóng trong bức ảnh của chúng tôi chưa bao giờ tồn tại. Cả bãi biển hay dải đại dương đó cũng vậy,” studio Absolutely Ai chia sẻ. “Bức ảnh được tạo thành từ vô số pixel được lấy từ vô số các bức ảnh từng được tải lên trực tuyến trong nhiều năm qua bởi bất kỳ ai.”

Jamie Sissons, một trong những người sáng lập ra Absolutely Ai và là người đứng sau ý tưởng của bức ảnh gây tranh cãi, bày tỏ với trang news.com.au rằng công nghệ này khiến anh sợ hãi.

“Là một người sáng tạo, thứ này thật đáng sợ. Tôi nhìn lại tác phẩm mà tôi đã tạo ra. Và nếu tôi phải nói thật, thì mọi thứ trông rất cơ bản,” anh nói. “Tôi từng giành giải thưởng nhiếp ảnh. Tôi từng giành giải thưởng trong lĩnh vực làm phim và những thứ tương tự. Nhưng tác phẩm của tôi còn trông không đẹp bằng những gì máy móc có thể tạo ra.”

Simmons nói bức ảnh đoạt giải được tạo ra chỉ bằng một lời nhắc văn bản duy nhất và chia sẻ với trang Australian Photogoraphy rằng rào cản để tạo ra một bức ảnh tuyệt vời chưa bao giờ thấp hơn thế.

“‘Bức ảnh’ đoạt giải của chúng tôi là một ví dụ điển hình cho việc đó,” anh nói. “Chúng tôi không cần thức dậy lúc mặt trời mọc, lái xe đến bãi biển và dùng flycam để chụp ảnh. Chúng tôi tạo ra bức ảnh này từ một chiếc ghế dài ở Sydney bằng cách nhập văn bản vào một chương trình máy tính.”

Anh nói thêm, “Hiện tại chúng ta đang ở thời điểm mà máy móc có thể là kẻ sáng tạo vượt trội hơn con người.”

Bức hình chiến thắng được gửi dự thi dưới tên “Jane Eykes”, thực chất là viết lại tên của Jan van Eyck, một họa sĩ ở thế kỷ 15, người đã tạo ra bức tranh ‘The Adoration of the Mystic Lamb’ (Sự hi sinh của đàn chiên bí ẩn), hay còn được biết đến là tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp nhiều nhất mọi thời đại.

Jan van Eyck và bức 'The Adoration of the Mystic Lamb'
Jan van Eyck và bức ‘The Adoration of the Mystic Lamb’

 

 

Theo Peta Pixel