Home > Thủ Thuật > Các góc chụp ảnh thích hợp nhất trong food photography
Thủ ThuậtThủ Thuật Máy ảnhTin TứcTin Tức Máy Ảnh

Các góc chụp ảnh thích hợp nhất trong food photography

298405058_378230381129183_430711675

Nếu bạn mới chụp ảnh món ăn, bạn sẽ cần bỏ túi những góc chụp thông dụng nhất thường được mọi người áp dụng để chụp thể loại ảnh này.

Bài viết này sẽ giải thích lý do sử dụng của từng góc máy cho các bức ảnh khác nhau, cũng như cách thực hiện chúng một cách thích hợp.

298405058_378230381129183_43071167539502181

Tại sao cần những góc chụp khác nhau trong food photography?

Rất nhiều yếu tố khác nhau tạo nên thành bại của ảnh chụp ẩm thực của bạn—vấn đề về ánh sáng, bố cục hay món ăn, đạo cụ đều có thể tác động tới kết quả tác nghiệp của bạn. Chỉ một quyết định rất nhỏ cũng có thể khiến bức ảnh của bạn từ đúng thành sai rất nhanh.

Góc máy ảnh là cần thiết khi nói tới bố cục trong food photography. Phối cảnh có thể hoạt động thích hợp nhất với một bức ảnh lại không nhất thiết cũng hiệu quả tương tự trong một bức khác. Do đó trước khi cầm máy ảnh lên, nên suy nghĩ xem phối cảnh nào sẽ giúp làm nổi bật những đặc trưng đẹp nhất của món ăn.

Trong food photography có 3 góc máy chủ đạo: góc overhead (cao quá đầu), góc 3/4 và góc straight on (thẳng).

Nghe có vẻ máy móc, nhưng các góc máy này đều khá dễ nhớ. Overhead giống như từ góc nhìn thượng đế. 3/4 lại như góc nhìn của người dùng bữa. Straight on là khi máy ảnh được đặt cùng tầm với bàn ăn.

Ảnh: Jose Tebor
Ảnh: Jose Tebor

Các góc máy food photography trên cũng có một số biến thể. Tuy nhiên 3 góc trên là các góc chụp chính được người chụp chuyên nghiệp lẫn enthusiast áp dụng thường xuyên.

Làm thế nào sử dụng góc chụp 3/4?

Góc chụp này là khi bạn đặt máy ảnh bất kỳ đâu trong cung 25 đến 75 độ so với chủ thể của bạn.

Về cơ bản, 45 độ là góc phổ thông nhất để chụp commercial. Góc này phổ biến bởi nó rất linh hoạt, nó cho phép bạn lấy được phía trước và bề mặt của món ăn, cũng như cả các mặt bên. Chưa kể, góc này cũng là góc nhìn của người dùng bữa.

Góc 30 độ là biến thể của góc 45 độ. Góc máy này hơi thấp hơn và cho phép người xem thấy được hậu cảnh.

Xem ảnh minh họa dưới đây để thấy cách hoạt động của góc 3/4 khi chụp ảnh đồ ăn. Ảnh bên phải chụp ở góc 45 độ. Bạn có thể thấy được phông sau ở ảnh bên trái, nhưng ở bên phải bạn lại thấy các thành phần của món ăn rõ hơn.

2 bức này đều chụp ở tiêu cự 70mm. Sự khác biệt đến từ góc chụp ảnh.

298405058_378230381129183_430711675395021

Khi chọn góc máy chụp ảnh đồ ăn, hãy nghĩ về loại đĩa bạn sẽ dùng để phục vụ món ăn. Nếu salad để trong tô, ta sẽ muốn nhìn sâu vào đó, đồng nghĩa sẽ cần chọn góc 45 độ thay vì góc 30.

Chọn máy ảnh và đạo cụ trước khi bắt tay vào thiết lập chụp, bởi setup sẽ ảnh hưởng tới thiết bị chụp. Tương tự với ống kính và khoảng cách giữa máy ảnh với đối tượng của bạn.

Khi chụp với ống kính dài, cơ bản bạn sẽ chỉ thấy được món ăn và bàn. Thường máy ảnh full frame sẽ kết hợp với ống từ 70mm trở lên.

Trong food photography, ống 50mm là ống kính góc rộng. Nếu bạn chỉ chụp một món, ống kính sẽ lấy nhiều hậu cảnh hơn mức độ bạn muốn.

Nếu chụp bằng ống 50mm, bạn sẽ cần bề mặt và phông nền lớn hơn. Bạn cũng sẽ phải đến gần món ăn hơn để triệt tiêu những phần bạn không muốn xuất hiện trong bức hình. Nếu không, bạn sẽ chụp lấy rất nhiều khoảng không không cần thiết.

Tiêu cự 50mm là ống kính tuyệt vời để chụp ẩm thực nếu bạn chụp kiểu cảnh trên bàn ăn, chụp kèm nhiều món hoặc kèm nhiều đạo cụ trong hình.

Đối với chụp một món hoặc chụp tối giản, ống 50mm lại quá hạn chế. Trong food photography, món ăn cần nằm trong tiêu điểm, kể cả khi bạn có nhiều yếu tố trong khung hình. Các yếu tố này chỉ nên hỗ trợ chủ thể chính, không nên gây xao nhãng.

Làm thế nào sử dụng góc máy overhead?

Nhờ có Instagram, góc chụp overhead nay trở thành một trong những góc máy phổ biến nhất. Góc này phù hợp với smartphone photography do điện thoại thường có ống kính góc rộng. Nếu bạn là food photographer mới bắt đầu thì đây là một trong các góc chụp đẹp nhất phải thử.

Ảnh chụp món ăn ở góc 45 độ bằng điện thoại khiến món ăn trông như đang trôi khỏi bàn do hiện tượng méo hình do ống kính góc rộng gây ra.

Góc máy overhead có khá nhiều ưu điểm. Đơn cử, nó giúp nhiều yếu tố trong cảnh được gói trọn vào khung hình, ví dụ khi chụp tablescape. Đây cũng là lý do nó là góc hình tuyệt vời để kể chuyện. Bạn có thể thấy nhiều loại đạo cụ, nguyên liệu, nhiều món trong khung hình khi chụp từ tầm quá đầu xuống. Góc này cũng phù hợp để bố cục hình của bạn hơn góc 3/4 hay straight-on.

Trong tấm ảnh chụp món mỳ carbonara bên dưới, góc 90 độ cho phép người xem nhìn thấy toàn cảnh món ăn, rõ chi tiết như thịt xông khói, rau mùi, phô mai bào và lớp tiêu đen. Ảnh chụp tối giản với như không gian âm nhưng kết quả cuối cùng lại rất thuận mắt. Ta cũng có thể thấy nhiều texture không chỉ của món ăn mà còn của đĩa đựng và nền.

Texture là một yếu tố quan trọng trong food photography, việc chọn góc overhead cho phép người chụp thể hiện texture hiệu quả.

298405058_378230381129183_43071167539502

Tuy nhiên, góc overhead lại không phù hợp với tất cả các cú máy chụp food. Nó triệt tiêu chiều sâu, tăng hiệu ứng nổi khối trong bức ảnh. Đồng nghĩa nó sẽ không phù hợp với mọi loại món ăn. Đối với góc overhead, bạn sẽ nhấn mạnh kiểu dáng của món ăn cũng như nhiều yếu tố khác trong cảnh.

Làm thế nào sử dụng góc máy straight-on?

Góc máy này thích hợp nhất để chụp các món “cao”, ví dụ burger hoặc một chồng pancake. Góc chụp này làm nổi bật chiều cao của món ăn. Khi bạn chụp burger hay sandwich, miếng bánh phía trên cùng sẽ che mất các phần trong bánh, do đó chụp góc overhead với thể loại món ăn này là không phù hợp. Nên nhớ, mục tiêu luôn phải là tập trung vào các đặc điểm xuất sắc nhất của món ăn.

Trong ảnh dưới, góc straight-on rõ ràng là lựa chọn phù hợp hơn. Nó cho phép người xem thấy được lớp kem meringue và whipping cream phủ trên các miếng vả tây và cam đỏ. Ở ảnh chụp món bánh chocolate brownie, ta có thể thấy được texture của bánh và cherry bên trong, tương phản với đó là lớp đường bột.

Nếu chụp góc overhead, lớp đường bột và texture phía trên món brownie sẽ là những thứ duy nhất nằm ở tiêu điểm. Người ta sẽ không có cách nào khác để biết bên trong món bánh có gì đặc biệt.

298405058_378230381129183_4307116753950
Ảnh: Eton Mess

Các góc máy đẹp khác để chụp ảnh món ăn

Ngoài các góc chụp 3/4, overhead và straight on phía trên, còn có các góc máy khác có thể áp dụng vào food photography:

Low angle

Góc máy thấp là biến thể của góc straight-on. Khác biệt duy nhất là bạn sẽ cần đặt máy thấp hơn món ăn một chút khi chụp hình.

Góc máy này khiến món ăn trông to hơn kích cỡ thực của nó. Đây cũng là lý do nó được dùng để chụp quảng cáo. Bạn có thể chụp góc này với các món burger, chồng pancake hoặc bất kỳ món nào có một chiều cao nhất định.

Ảnh: Amirali Mirashemian
Ảnh: Amirali Mirashemian

Close-up

Bạn cần thể hiện các nguyên liệu bên trong món ăn? Thế thì hãy cân nhắc một cú máy cận cảnh. Góc chụp này cho phép bạn trình bày texture và chi tiết của món ăn mà bạn sẽ chụp ảnh lại.

Với góc chụp này, người xem sẽ hình dung rõ hơn về hương vị và cảm giác được nếm thử món ăn. Thường thì góc máy này chỉ dùng để bổ trợ cho bức ảnh chính. Nói cách khác bạn sẽ cần thiết lập đích đến cho người xem ngay từ bức ảnh chính. Từ đó khi họ xem ảnh chụp cận cảnh, họ sẽ biết chúng nói về cùng một chủ thể.

Ảnh: Inja Pavlic
Ảnh: Inja Pavlic

Dutch angle

Dutch angle là tên gọi mỹ miều của một góc máy ảnh hơi nghiêng. Góc này không thường dùng chụp food photography, nhưng bạn cũng có thể trải nghiệm nếu set chụp của bạn có nhiều đường thẳng sắc cạnh hoặc các dạng hình học.

Thay vì thiết lập mọi thứ thẳng đuột, bạn có thể biến tấu một chút để tạo nên sự thú vị. Đổi lại, các hình xiên sẽ giúp hướng mắt người xem tới món ăn.

298405058_378230381129183_4307116753

Khi nào bạn cần sử dụng các góc chụp này?

Luôn cân nhắc món ăn bạn đang chụp. Nó có nhiều lớp lang không, kiểu sandwich? Hay nó phẳng ngang, ví dụ pizza? Bên cạnh đó, hãy nghĩ tới nơi bạn sẽ muốn thiết lập tiêu điểm chú ý. Đề xuất ở đây là bạn nên tập trung vào phía trước món ăn.

Nếu món ăn có nhiều lớp, cần tránh chụp overhead, thay vào đó chọn các góc 3/4 và góc straight-on. Như vậy bạn có thể thể hiện mọi thứ có trong món ăn.

Nếu món ăn dạng phẳng hay nguyên liệu chủ yếu nằm ở mặt trên thì mới chụp overhead.

Nếu chụp bằng điện thoại, hãy sử dụng các góc overhead hoặc straight-on. Tránh chụp góc xéo, vừa không đẹp hình, vừa lộ ra bạn chỉ là tay ngang.

Khi chụp ảnh ẩm thực, đừng hạn chế bản thân chỉ chụp một góc máy. Hãy thử nhiều góc máy. Sau cùng, đây cũng là điều hầu hết nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường làm. Trải nghiệm mọi thứ để không bỏ sót chi tiết nào. Việc có đa dạng phương thức tác nghiệp cũng cho phép khách hàng của bạn có nhiều lựa chọn hơn.

Ngoài ra việc chụp ở nhiều góc độ sẽ cho phép bạn tìm ra góc máy đặc trưng cho bản thân. Chúng giúp ảnh của bạn trông khác biệt so với ảnh của những nhiếp ảnh gia khác.

298405058_378230381129183_430711675

Nguồn: Darina Kopcok @ expertphotography