Home > zShop | Cảnh giác người tiêu dùng > Cảnh giác: công ty tài chính lừa đảo cho vay mua điện thoại, laptop lãi suất “cắt cổ”
zShop | Cảnh giác người tiêu dùngzShop | Lừa đảo – Chiếm đoạt | Máy tính - LaptopzShop | Lừa đảo – Chiếm đoạt | Điện thoại

Cảnh giác: công ty tài chính lừa đảo cho vay mua điện thoại, laptop lãi suất “cắt cổ”

1200x870

Khi tư vấn cho người vay tiêu dùng điện thoại, laptop các nhân viên cam kết với mức lãi suất chỉ từ 1-2%/tháng nhưng có ai ngờ thực tế lãi suất trên hợp đồng lại là 6%/tháng.

Nhu cầu tiêu dùng ngày càng phát triển thế nên tại Việt nam lĩnh vực cho vay tiêu dùng (mua laptop, điện thoại, ô tô…) có tốc độ tăng trưởng ngày càng cao.

Tuy nhiên đồng thời dấy lên vấn nạn về hành vi xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng. Thậm chí quy mô và mức độ ngày một phức tạp ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của người tiêu dùng.

Các ngân hàng thương mại có lãi suất trung bình dao động từ 10-25%/năm đối với mức lãi suất mua hàng trả góp, riêng các công ty tài chính lên đến 55% đến trên 84%/năm (nhưng thủ tục vay, bộ hồ sơ giấy tờ đơn giản, gọn nhẹ).

Theo báo cáo từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Bộ Công thương, trong những năm gần đây, các khiếu nại từ người tiêu dùng chủ yếu tập trung vào các nhóm công ty tài chính.

Đa phần đều là các khiếu nại xoay quanh việc nhân viên tư vẫn cung cấp thông tin không đầy đủ hoặc sai lệch khiến người tiêu dùng bị nhầm lẫn. Thậm chí trong thời gian gần đây đã có tình trạng nhân viên tư vấn mạo danh tên của ngân hàng để giới thiệu dịch vụ cho vay. Đến khi kiểm tra hợp đồng đã kí kết người dùng mới phát hiện khoản vay là do công ty tài chính cung cấp với mức lãi suất khá cao.

Trong các khiếu nại người dùng cũng đề cập đến vấn đề tại thời điểm kí kết, nhân viên thường hối thúc và không cho người dùng đọc xem xét kĩ nội dung hợp đồng. Kí xong, nhân viên lại từ chối giao bản gốc để người dùng lưu giữ và việc chụp lại hợp đồng cũng bị từ chối. Với lí do nhân viên cần phải chuyển hợp đồng về công ty để lấy dấu và hẹn sẽ chuyển lại sau cho người dùng theo đường bưu điện.

Thế nên khi phát sinh tranh chấp, người dùng gặp phải khó khăn trong quá trình phản ánh và làm việc với đơn vị tài chính. Việc liên hệ thông qua tổng đài điện thoại của công ty lại thường tốn khá nhiều cước phí, hướng dẫn dài dòng khó hiểu, nhân viên tổng đài không ghi nhận nội dung khiếu nại, người dùng mất thời gian nhưng không nhận được kết quả mong muốn… Bên cạnh đó là các hành vi thu hồi nợ của các bên liên quan, người thân, bạn bè liên tục nhận được những cuộc gọi, tin nhắn có nội dung đe dọa, quấy rối và làm phiền.

Các hành vi nêu trên đều được xem là có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Vì vậy, khi phát hiện hoặc gặp phải các tình huống tương tự, người tiêu dùng cần cảnh giác, đồng thời, chủ động phản ánh tới các cơ quan nhà nước để được tư vấn và hỗ trợ giải quyết. Trước khi kí hợp đồng cần được trang bị các kiến thức, hiểu biết cơ bản để có thể tự bảo vệ mình trong những giao dịch tài chính.

Người tiêu dùng cần hiểu rõ các nội dung thông tin cơ bản của hợp đồng vay, ví dụ: mức lãi suất, thời gian vay, quy định về trả nợ trước hạn, mức phạt trả chậm… Chỉ nên kí hợp đồng sau khi đã nắm rõ, nhìn rõ các thông tin thể hiện trên hợp đồng. Sau khi kí hợp đồng, yêu cầu cung cấp bản sao hoặc sao chụp bản hợp đồng đã kí để lưu giữ. Khi phát sinh tranh chấp, nên ưu tiên sử dụng các hình thức liên hệ có lưu vết, ví dụ: gửi email, gửi thư qua bưu điện.

Theo ictnews

zShop | Cảnh giác người tiêu dùng sẽ thường xuyên cập nhật thông tin để người dùng có thể đề cao tinh thần cảnh giác nhiều hơn.