Sony FE 100-400mm F4.5-5.6 GM OSS là ống kính super tele được Sony ra mắt cùng thời điểm với chiếc máy ảnh A9 full frame tầm chuyên nghiệp. FE 100-400mm F4.5-5.6 sở hữu dải tiêu cự dài nhất tính đến thời điểm hiện tại trong dòng ngàm E, dành riêng cho giới nhiếp ảnh gia chụp thể thao, đời sống hoang dã và hành động chuyên nghiệp cần tiếp cận gần với đối tượng.
Ống kính có thiết kế thông minh với 22 thấu kính chia thành 16 nhóm, gồm 1 Super ED và 2 ED thủy tinh. Điều này đồng nghĩa hiện tượng quang sai sắc CA sẽ được giảm thiểu đáng kể. Bên cạnh đó là lớp tráng phủ Nano AR giúp ngăn phản quang.
Như đã đề cập, đây là ống kính chuyên dụng chụp các đối tượng di chuyển nhanh. Do vậy ống kính được trang bị một tổ hợp của động cơ tuyến tính đôi và bộ dẫn truyền Direct Drive SSM, cho hiệu suất lấy nét tự động ổn định và yên tĩnh. Thuật toán lấy nét tự động tối ưu giúp ống kính tìm thấy đối tượng nhanh và dễ dàng hơn.
Mặc dù ống kính này được công bố cùng lúc với Sony A9, bạn vẫn có thể dùng chung nó với các mẫu APS-C ngàm E của Sony, ví dụ như Sony A6500. Trong trường hợp đó, chiều dài tiêu cự tương đương sẽ là 150-600mm. Ống kính cũng tương thích với ống chuyển tele 1.4x và 2.0x của Sony, cho bạn cơ hội chụp lên đến 800mm trên máy ảnh full frame hoặc 1200mm tương đương trên APS-C.
Sony FE 100-400mm F4.5-5.6 GM OSS cũng được trang bị chống bụi, chống ẩm, trong khi đó phía trước ống kính được phủ Fluorine giúp lau chùi bụi hay dầu nhờn dễ dàng.
Nội dung
1. Tổng quan
Sony FE 100-400mm F4.5-5.6 GM OSS rất nặng, tuy công bằng mà nói thì có những ống kính được thiết kế cho DSLR full frame còn nặng hơn nhiều. FE 100-400mm F4.5-5.6 có trọng lượng 1395g, nhưng đáng ngạc nhiên là nó không hề cân bằng kém một chút nào khi gắn lên body máy ảnh như Sony A9. Tuy sẽ hơi khó cầm nếu bạn dùng máy ảnh nhỏ, như Sony A6500 chẳng hạn, nhưng đánh đổi nhỏ đó sẽ đáng với việc bạn có thể tiếp cận với đối tượng gần hơn rất nhiều.
Có 4 nút gạt bố trí ở phía bên trái ống kính. 1 nút dùng để chọn giữa lấy nét tự chọn và thủ công, 1 Focus Limiter, 1 bật/tắt chống rung quang học OSS, và 1 để chọn giữa 2 chế độ chống rung khác nhau (chế độ 2 dùng khi chụp lia máy (panning)).
Hướng về phía trước ống kính là 3 nút Focus Hold, hoạt động giống nhau bất kể là bạn bấm vào nút nào – có lẽ bố trí đến 3 nút để phù hợp với tầm với của bạn bất kể bạn giữ ống kính ở tư thế nào, hoặc bất kỳ vị trí nào khi ống gắn trên tripod. Bạn có thể cài đặt dùng nút Focus Hold nào trên menu chính của máy ảnh – bằng mặc định, bạn sẽ nhận được với các tùy chọn lấy nét, tuy nhiên tùy ý thích, bạn có thể thiết lập các chức năng khác như ISO chẳng hạn.
Có 3 vòng trên thân chính của Sony FE 100-400mm F4.5–5.6 GM OSS: vòng lớn nhất là vòng zoom, đánh dấu các step giữa 100-400mm. Thiết kế có gờ, giúp bạn giữ chắc tay. Ngay sau vòng này là vòng điều chỉnh có thể dùng để điều chỉnh động cơ của vòng zoom. Nếu bạn xoay vòng nhỏ hơn này từ “smooth” sang “tight”, bạn có thể điều khiển cách vòng hoạt động mượt hay rít. Bạn có thể sẽ muốn sử dụng nó trên thiết lập mượt nhất nếu bạn thường xuyên zoom ra và zoom vào, và di chuyển nó đến vị trí chặt hơn nếu bạn muốn kiểm soát zoom ổn định hơn.
Cuối cùng là vòng lấy nét thủ công ngay về phía trước ống kính. Vòng này cũng được thiết kế có gờ cho bạn dễ cầm nắm. Vòng lấy nét thủ công làm việc rất mượt và có thể sẽ hơi chặt một chút để lấy nét thủ công ổn định. Việc không có hard stop ở cả 2 đầu giúp bạn nắm được khi nào khoảng cách lấy nét tối đa hay tối thiểu hoạt động.
Lấy nét cực kỳ nhanh và phần lớn là chính xác. Tỷ lệ hit khi sử dụng ống kính kết hợp chế độ chụp 20 fps trên A9 rất xuất sắc, lý tưởng để bắt kịp những khoảnh khắc quan trọng trong thể thao hay hành động.
Ống kính cũng hoạt động rất êm, lý tưởng khi chụp trong các tình huống ẩn (như chụp động vật hoang dã), cũng như hữu dụng quay phim. Lấy nét trong đồng nghĩa phía trước ống kính không dịch chuyển khi lấy nét hay zoom. Do đó bạn có thể sử dụng ống kính dễ dàng với filter, thread 77mm.
Quanh phần đế của ống kính là một chân tripod có thể di chuyển và tháo rời, không chỉ hữu dụng khi dùng ống kính trên tripod mà còn giúp cầm tay ống kính chắc chắn hết mức có thể. Bạn có thể di chuyển chân này quanh ống kính đến bất kỳ vị trí nào bạn cần, cho bạn linh hoạt di chuyển máy ảnh.
Ống kính có hood gắn phía trước chống flare, kèm theo khi bạn mua ống. Hood lớn có thể nghịch đảo và ngắn vào ống kính để làm ống nhỏ lại khi di chuyển. Ngoài ra còn có một túi đựng, cũng như nắp trước và sau.
Thông số kỹ thuật:
- Ngàm: Ngàm E Sony
- Format: 35mm full frame
- Chiều dài tiêu cự: 100-400mm (tương đương 150-600mm APS-C)
- Số nhóm/thấu kính: 16/22
- Góc ngắm (35mm): 24゚-6゚10′ (tương đương 16°-4°10′ APS-C)
- Khẩu độ: f/4.5-5.6 – f/32-40
- Số lá khẩu: 9 lá khẩu tròn
- Khoảng cách lấy nét tối thiểu: 0.98m
- Tỷ lệ phóng đại tối thiểu: 0.35
- Đường kính filter: 77mm
- Chống rung ảnh: OSS (Optical SteadyShot)
- Loại zoom: Thủ công
- Loại hood: Hood tròn loại lưỡi lê
- Chiều dài: 205mm
- Trọng lượng: 1395g
2. Dải tiêu cự
Dải tiêu cự 100-400mm cho tiêu cự tương đương 150-600mm khi dùng với máy ảnh APS-C. Khi dùng trên máy ảnh full frame, góc ngắm là 24°-6°.
Ở tiêu cự 400mm, góc ngắm là 12°.
3. Quang sai sắc
Quang sai sắc được kiểm soát rất tốt, đến mức khó mà tìm được bất cứ lỗi viền màu nào. Quả nhiên là hiệu suất làm việc vô cùng đáng ngạc nhiên.
4. Tối góc
Ở khẩu mở tối đa ở f/4.5, xuất hiện bóng nhẹ ở góc khi chụp tường trắng ở 100mm. Bóng này ít rõ khi step down đến f/5.6, và biến mất hoàn toàn ở f/8. Khẩu độ rộng nhất ở 400mm là f/5.6, tại mức này gần như hoàn toàn không bị tối góc – ít rõ khi chụp tường trắng thì khi chụp đối tượng bình thường, bạn sẽ càng không phát hiện ra lỗi này.
5. Méo ảnh
Như mong đợi với một ống kính sở hữu mức tiêu cự thế này, méo ảnh không phải là vấn đề lớn bất kể là bạn sử dụng tiêu cự nào.
6. Macro
Sony FE 100-400mm F4.5-5.6 GM OSS không phải là ống macro, tuy nhiên nó có thể khá là hữu ích khi chụp các đối tượng có dạng macro điển hình, ví dụ như hoa cỏ. Ống kính có khoảng cách lấy nét tối thiểu là 0.98m với độ phóng đại tối đa 0.35x.
7. Bokeh
Tuy ống kính FE 100-400mm F4.5–5.6 sở hữu khẩu độ tối đa khá hẹp, bạn vẫn có thể tạo được hiệu ứng độ sâu trường ảnh nông tuyệt vời và bokeh rất bắt mắt.
8. Sắc nét
Để đánh giá ở bước này, ống kính Sony FE 100-400mm F4.5–5.6 GM OSS được gắn vào body Sony A9 và cố định trên tripod. Bật chế độ delay phơi sáng để chống rung máy. Chênh lệch màu sắc và tông màu qua các mức crop tùy vào sự thay đổi của ánh sáng tự nhiên trong suốt quá trình chụp.
Mức 100mm
Độ sắc nét trên ống kính này rất xuất sắc. Ở khẩu mở tối đa tại 100mm (f/4.5), sắc nét ở trung tâm ảnh rất tốt, và hơi sắc nét hơn lần nữa ở f/8. Độ sắc nét duy trì xuất sắc lên đến f/16, hơi hạ xuống ở f/22 và soft nhẹ ở f/32. Có vẻ bạn sẽ chỉ thấy được soft này nếu xem xét 100%. Ở phần viền, kết quả sắc nét nhất có thể thấy được giữa f/16 và f/22.
Mức 135mm
Tại trung tâm, ống kính rất sắc nét ở khẩu mở tối đa (f/5.6 ở tiêu cự này). Đạt xuất sắc giữa f/8 và f/16, hơi soft hơn ở f/22. Ở các khẩu mở hẹp nhất là f/32 và f/36, độ sắc nét trung tâm bị soft nhẹ lần nữa, nhưng xét tổng thể độ sắc nét ấn tượng cho kích cỡ in ấn thông thường và cho trang web vẫn được duy trì rất tốt. Sắc nét tại viền cũng rất tốt, nhưng sắc nét nhất là giữa f/8 và f/16, và lại bị soft nhẹ từ f/22 trở đi.
Mức 200mm
Tại trung tâm, ống kính rất sắc nét ở khẩu mở tối đa (f/5.6 ở tiêu cự này). Đạt xuất sắc giữa f/8 và f/16, hơi soft hơn ở f/22. Ở các khẩu mở hẹp nhất là f/32 và f/36, độ sắc nét trung tâm bị soft nhẹ lần nữa, nhưng xét tổng thể độ sắc nét ấn tượng cho kích cỡ in ấn thông thường và cho trang web vẫn được duy trì rất tốt. Sắc nét tại viền cũng rất tốt, nhưng sắc nét nhất là giữa f/8 và f/16, và lại bị soft nhẹ từ f/22 trở đi.
Mức 300mm
Ở 300m, sắc nét trung tâm tốt nhất ở giữa f/8 và f/16, soft nhẹ ở f/5.6 (mở khẩu tối đa) và từ f/22 đến f/32. Ở khẩu độ hẹp nhất f/40 lại bị soft nhẹ, nhưng với kích cỡ in ấn thông đường và web thì vẫn chấp nhận được. Tại viền, độ sắc nét đạt tốt nhất giữa f/8 và f/16, với soft nhẹ ở f/22.
Mức 400mm
Ở tiêu cự xa nhất của ống kính, độ sắc nét trung tâm đạt tốt nhất giữa f/8 và f/16, nhưng vẫn xuất sắc ở f/5.6 và f/22. Soft rõ ở f/32 và f/40, nhưng bạn sẽ cho qua được nếu là với kích cỡ in ấn và web thông thường. Đối với phần viền, kết quả sắc nét nhất có thể thấy giữa f/8 và f/22.
Tạm kết
Không quá ngạc nhiên khi thấy Sony công bố ống kính tele dài cùng lúc với máy ảnh A9. Khi bạn kết hợp 2 thứ lại, đó sẽ là combo lý tưởng để chụp thể thao, hành động và động vật hoang dã.
Một số người sẽ cảm thấy thất vọng bởi Sony chưa có ống kính tele nhanh nào (ống tele với khẩu độ rộng). Tuy nhiên, Sony FE 100-400mm F4.5-5.6 GM OSS vẫn là một ống kính xuất sắc không thể bỏ qua.
Mang ký hiệu GM cho thấy trước những gì ống kính này sẽ mang lại, nhất là về độ sắc nét, thể hiện rõ qua các bài đánh giá độ sắc nét và ngay trong từng bức ảnh chụp bình thường. Ống kính có khả năng cho ảnh sắc nét vượt trội và lấy nét chuẩn, lúc nào cũng vậy, với tỷ lệ hit rất hấp dẫn đối với các nhiếp ảnh gia chuyên chụp những khoảnh khắc chỉ có trong chớp mắt.
Mặc dù bạn có thể kết hợp ống kính FE 100-400mm F4.5-5.6 với bất kỳ máy ảnh Sony ngàm E nào, chắc chắn A9 vẫn là lựa chọn phù hợp nhất, khi bạn có thể kết hợp với chụp tĩnh 20fps cho nhiều kết quả đặc biệt hơn. Dù vậy nếu bạn có sở hữu một con máy khác, như A7R chẳng hạn, và muốn chụp được ảnh động vật hoang dã chi tiết nhất, thì ống kính này vẫn là một lựa chọn tuyệt vời.
FE 100-400mm F4.5-5.6 là ống kính rất lớn và khá nặng – tuy nhiên nó vẫn kiểm soát tốt khi gắn với body Sony. Bắt đầu từ 100mm đồng nghĩa là nó sẽ linh hoạt làm việc với nhiều thể loại đối tượng, ví dụ như chân dung – và bạn có thể dùng nó cho ảnh đời thường hay macro nếu bạn có khoảng cách đủ xa.
Với mức giá của mình, Sony FE 100-400mm F4.5-5.6 GM OSS không hề rẻ – nhưng với hiệu suất cao và độ linh hoạt lý tưởng, nó phần nào khá đáng đồng tiền bát gạo. Nếu bạn là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đang chuyển sang dòng Sony, đây sẽ là mảnh ghép không thể thiếu trong bộ kit để chụp các đối tượng xa.
Một số hình ảnh chụp bằng ống kính Sony FE 100-400mm F4.5-5.6 GM OSS:
(Nguồn: Photographyblog)