Fujifilm ra mắt máy ảnh GFX 100: Mirrorless medium format chụp nhanh với độ phân giải 102MP
Hôm nay Fujifilm chính thức trình làng mẫu máy ảnh medium format kế tiếp, GFX 100. GFX 100 nối tiếp GFX 50S ra mắt vào năm 2016 và GFX 50R ra mắt vào năm 2018. GFX 100 được giới thiệu với nhiều cải tiến vượt bậc so với hai thế hệ trước đó, bao gồm độ phân giải cao, ổn định hình ảnh trong máy, hiệu suất nhanh hơn nhiều. Máy sẽ chính thức lên kệ từ ngày 27/06 tới với giá khởi điểm $9,999.95 (khoảng 235 triệu VNĐ, chưa tính VAT).
Không như các thế hệ medium format trước đó, GFX 100 trang bị thiết kế kích thước lớn với báng pin tích hợp và khung đế lớn hơn so với máy ảnh mirrorless thông thường. Thiết kế này tương đồng cao với mẫu Canon EOS-1D X hơn là chính người anh em Fujifilm GFX 50R. Bên trong thân máy khủng, khung 1.36kg, là cảm biến mới 102MP, hệ thống ổn định hình ảnh 5 trục mà Fujifilm khẳng định là bù đến 5.5 stop máy rung.
Bên cạnh đó, GFX 100 là máy ảnh medium format đầu tiên trang bị lấy nét tự động (AF) nhận diện pha, cải tiến rất đáng kể hiệu suất AF so với các mẫu GFX trước. Fujifilm khẳng định hệ thống AF này có hiệu suất lên đến 210% so với hệ thống nhận diện tương phản thông thường trên GFX 50S và 50R. Hệ thống này có thể tracking chủ thể lên đến 5 fps ở chế độ tracking lấy nét liên tục và có thể lấy nét ở độ sáng thấp đến -2EV. Cảm biến chiều chéo 55mm và cho nhiều chỗ trống trên bề mặt hơn 1.7 lần so với vi full frame 35mm.
Cảm biến mới 102MP cho độ phân giải cao hơn nhiều, đưa GFX 100 lên ngang hàng với các máy ảnh medium format cao cấp của hãng Hasselblad hay Phase One. Đây là vi CMOS chiếu sáng sau (BSI), giống với cấu trúc cảm biến trên siêu phẩm X-T3 của Fujifilm — có thể xuất ảnh 16 bit thông qua bộ xử lý hình ảnh X-Processor 4. Cảm biến mới có mức ISO nền 100, cao nhất là 12,800 chưa mở rộng.
Các tính năng video GFX 100 cũng rất giống trên X-T3: quay video 4K lên đến 30 fps, sử dụng toàn bộ chiều rộng cảm biến. Có thể xuất phim mẫu 10 bit 4:2:0 lên thẻ nhớ SD hoặc mẫu 4:2:2 sang thiết bị ngoài qua cổng HDMI.
Các thay đổi về phần cứng đáng chú ý gồm EVF OLED 5.76 triệu điểm mới, hỗ trợ hai viên pin lên đến 800 ảnh cho một lần sạc, màn hình lật và kháng thời tiết toàn diện. Fujifilm đã thiết kế lại màn hình phụ ở mặt trên để linh hoạt hơn với nhiều thể loại chụp, bất kể quay video, chụp thủ công hay tự động. Tuy hãng bỏ đi các nút xoay chỉnh ISO và tốc độ màn trập chuyên dụng rất được các nhiếp ảnh gia ưa chuộng trên dòng máy ảnh mirrorless X, màn hình phụ mới này có thể mô phỏng lại các nút trên dưới dạng kỹ thuật số, cho phép điều chỉnh trực tiếp mà không có quá nhiều thay đổi.
Trong khi GFX 50S và 50R chậm hơn thấy rõ so với X-T2 hay X-T3 về mọi mặt, GFX 100 lại cho cảm giác dứt khoát và nhanh nhạy bất ngờ đối với một mẫu máy ảnh mirrorless hiện đại, dù phải xuất độ phân giải cao hơn. Thể hiện AF rất ấn tượng khi máy có thể lấy nét nhanh trên đa dạng ống kính và chủ thể, trang bị đầy đủ các tính năng nhận diện mặt và mắt tương tự trên X-T3.
Lẽ đương nhiên, thao tác với GFX 100 hoàn toàn khác biệt so với máy ảnh nhỏ. Độ bền của thân máy mạ magie đã được thử nghiệm khi máy trượt khỏi tay người đánh giá và rơi xuống sàn xi măng. Ngoài chút bụi dễ chùi đi, thì máy không bị xây xát gì và tiếp tục chụp mà không gặp phải lỗi nào.
Với sự ra mắt của Fujifilm GFX 100, Fujifilm đã đánh dấu cột mốc mới cho chính mình và cho phân khúc medium format. Đây là mẫu máy ảnh có thể sánh vai với các máy ảnh hàng đầu xét về độ phân giải và các tính năng, tuy nhiên lúc này giá thành lại trở thành nhược điểm lớn nhất. Tuy GFX 100 khó có thể trở thành lựa chọn cho các nhiếp ảnh gia nghiệp dư trung bình hoặc thậm chí là nhiếp ảnh gia bán chuyên, nhưng nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường dùng máy ảnh kỹ thuật số full frame muốn sắm cho mình chiếc máy ảnh film medium format đầu tiên thì chắc chắn nên nghiêm túc cân nhắc Fujifilm GFX 100.