Home > So Sánh > So sánh Sony ZV-E10 vs Nikon Z30: camera nào dùng quay vlog tốt hơn?
So SánhTin TứcTin Tức Máy ẢnhĐánh giáĐánh Giá Máy Ảnh

So sánh Sony ZV-E10 vs Nikon Z30: camera nào dùng quay vlog tốt hơn?

Nikon_Z30_selfie

Chụp ảnh đẹp mắt và quay video chất lượng cao là những yêu cầu phải có của bất kỳ ai sáng tạo nội dung trên mạng xã hội. Các nhà sản xuất máy ảnh thấu hiểu và nỗ lực để đáp ứng điều này.

Nikon Z30 mới ra mắt là dòng máy trực tiếp nhắm đến người dùng sáng tạo, sở hữu nhiều điểm chung với chiếc Sony ZV-E10. 2 máy này đều là các máy ảnh có thể thay đổi ống kính giá rẻ, gọn nhẹ, được thiết kế để trở thành công cụ hữu dụng tùy theo hệ ngàm của mỗi máy.

Nikon_Z30_selfie

Có rất nhiều điểm giống nhau giữa 2 máy nhưng chúng cũng có những khác biệt quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các ưu điểm và nhược điểm của bộ đôi này, từ đó bạn có thể quyết định đâu là lựa chọn phù hợp nhất với bạn.

Điểm chung

Nikon Z30 và Sony ZV-E10 đều trang bị cảm biến ảnh APS-C và nhắm đến vlogger và các nhà sáng tạo nội dung với màn hình sau xoay lật đa hướng và microphone stereo thu âm có chất lượng tốt hơn nhiều máy ảnh khác. Không máy nào có khung ngắm, cũng không có chống rung sẵn trong thân máy, nhưng có đèn tally nhỏ màu đỏ phía trước để chỉ báo khi máy ảnh trong trạng thái quay phim.

Sony_ZV-E10_002

Các khác biệt nhỏ gồm ZV-E10 có thời lượng sử dụng pin cao hơn cả về chụp ảnh tĩnh và quay phim, Z30 lại có các nút xoay điều khiển trước và sau thay vì dồn hết ra sau như ZV-E10. Điểm khác biệt lớn cuối cùng là tuy 2 máy này đều có đầu vào mic nhưng chỉ ZV-E10 có thêm giắc headphone.

Video

Các thông số quay phim giữa 2 chiếc máy này có độ tương đồng cao, tùy nhiên khác biệt sẽ xuất hiện nếu bạn xem xét kỹ. Trên lý thuyết cả 2 đều quay được video 4K UHD đến 30p và 1080 đến 120p nhằm cung cấp tùy chọn slow-mo. Nhưng bảng thông số trên giấy sẽ không tỏ rõ việc Sony ZV-E10 áp dụng mức crop 1.23x khi quay 30p và 1.14x khi quay 120p, trong khi Z30 không cần crop vào.

Nikon_Z30_002

Điểm khác biệt khác là rolling shutter. Nikon Z30 có tốc độ màn trập thấp, tầm 20 millisecond ở cả chế độ 30p và 24p: không xuất sắc nhưng cũng không quá tệ. Còn Sony ZV-E10 cung cấp hiệu suất 27ms ở chế độ 30p có crop, tệ hơn là chỉ 33ms ở 24p, không khó để kéo chất lượng nét hình xuống khi quay ở chế độ này.

Nikon cho biết chiếc Z30 có thể quay tầm 35 phút ở chế độ 4K hoặc 125 phút ở chế độ 1080 trước khi tạm ngừng (ở nhiệt 25°C). Sony thì quay được lần lượt 30 phút và 60 phút nếu chọn ‘High’ trong thiết lập ‘Auto Power Off temp’.

Âm thanh

Hiện vẫn chưa có khác biệt đáng chú ý nào giữa chất lượng của mic stereo đặt ở mặt trên của bộ đôi này. ZV-E10 có kèm đầu lọc gió, còn Z30 bán theo dạng phụ kiện với giá $10. Phụ kiện này của Z30 cần kết hợp với một chiếc ‘cold shoe’ để cho phép người dùng lắp các phụ kiện khác khi cài lên hotshoe flash của máy ảnh, cũng tính là một trang bị ổn.

Sony_ZV-E10_003

Tuy nhiên, ưu điểm lớn nhất của ZV-E10 ở đây là khả năng kết nối headphone. Nếu bạn tự quay phim thì trang bị này rất hữu ích cho phép kiểm tra mức độ âm thanh và âm thanh xung quanh mà bạn có thể sẽ không để ý trước khi nhấn nút quay, và khi đang quay, trang bị này cũng cho phép kiểm soát các gián đoạn ngoài ý muốn tác động đến trong lúc máy đang chạy.

Chụp ảnh

2 máy ảnh sử dụng các cảm biến ảnh đã quá quen thuộc trước nay, vẫn hoạt động rất ổn (không có bất kỳ ảnh hưởng lớn nào tới chất lượng hình ảnh kể từ lần đầu các cảm biến này xuất hiện). Đây đều là chip APS-C cung cấp chất lượng hình ảnh rất đẹp và đảm bảo chất lượng ổn định kể cả khi chụp trong môi trường ánh sáng yếu.

Nikon_Z30_004

Không máy nào có thể chụp và ghép các nhóm ảnh siêu nhanh như các dòng smartphone xuất sắc nhất hiện nay có thể làm, do đó chất lượng hình ảnh sẽ không được tính là vượt trội. Nhưng điểm hấp dẫn ở máy ảnh có thể thay đổi ống kính là bạn có thể lắp nhiều ống kính chụp xa hoặc khẩu rộng để chụp chân dung hay đốp nông đẹp mắt (mà không sợ bị nhòe như trên smartphone). Bạn có thể linh hoạt chọn ống kính phù hợp với nhu cầu chụp cá nhân.

Không có chênh lệch quá đáng chú ý giữa cảm biến 21MP của Z30 và 24MP của ZV-E10, do đó lựa chọn cuối cùng không nhất thiết phụ thuộc vào hạng mục này.

Lấy nét tự động

Sony_ZV-E10_autofocus

AF là một hạng mục khác biệt khác giữa bộ đôi này. Về chụp ảnh tĩnh, Sony ZV-E10 nhỉnh hơn: hệ thống theo dõi chủ thể dễ thao tác hơn, có thể tự động theo dõi mặt/mắt theo yêu cầu của người chụp. Tracking AF trên Nikon Z30 không quá nhanh và dễ thao tác, hệ thống nhận diện mắt/mặt là chế độ riêng nên bạn sẽ cần tắt chế độ tracking nếu muốn lấy nét vào mặt.

Các khác biệt này thấy rõ hơn ở chế độ video. ZV-E10 đáng tin cậy hơn nhiều khi bạn cần lấy nét vào một chủ thể nhất định, trong khi Z30 làm tốt ở khoản lấy nét vào mặt, đáp ứng quay video vlog ở một mức độ khi vẫn có xu hướng bị nhảy chủ thể trong một số tình huống.

Các tùy chọn video

Tuy nhiều thông số quay phim trên bộ đôi này giống nhau, chúng cũng có những điểm khác biệt rõ về phim quay ra.

Sony_ZV-E10_001

ZV-E10 cung cấp hệ thống ‘Picture Profile’ để đáp ứng chế độ vốn đến từ dòng máy quay video chuyên nghiệp cùng hãng. Hệ thống này bao gồm tùy chọn quay phim sử dụng các cung Log và dải màu rộng được thiết kế nhằm mang lại thước phim có màu và tông được đặc biệt tinh chỉnh. Trang bị này có vẻ hữu dụng nhưng cũng sẽ tăng thêm một bước cân chỉnh màu. Đáng chú ý là ZV-E10 chỉ có đầu ra phim 8bit, không đủ tốt để giữ được mọi sự linh hoạt mà chế độ Log đáng ra có thể cung cấp.

Z30 thay vào đó cung cấp hồ sơ màu ‘Flat’ không linh hoạt bằng Log nhưng cho phép quay chụp trên dải tần động rộng hơn bình thường một chút (để quay chụp trong điều kiện có độ tương phản cao). Ưu điểm của hồ sơ này dễ làm việc hơn với Log, cho phép vlogger xử lý đơn giản.

Ống kính

2 máy ảnh đều có tùy chọn kèm kit với ống kính zoom 16-50mm. Phiên bản kit của ZV-E10 là ống kính zoom điện, có thể điều khiển từ phụ kiện báng cầm, nhưng nhẹ nhàng mà nói thì nó cũng không phải là một ống kính xuất sắc. Cụ thể nếu bạn định chụp ảnh tĩnh, ống kit zoom của Z30 thế mà lại xuất sắc hơn. Dù vậy nếu bạn định mua thêm ngoài ống kit thì chọn ZV-E10 lại thích hợp hơn.

Nikon_Z30_001

Sony ZV-E10 sử dụng các ống kính từ hệ sinh thái ngàm E có nền tảng rất ổn, tha hồ lựa chọn giữa rất nhiều ống kính xuất sắc cùng hãng và cả ống kính hãng thứ 3. Bạn sẽ có thêm nhiều tùy chọn ống góc rộng phù hợp để quay vlog góc rộng, kể cả khi phim có bị crop vào do cơ chế ổn định hình ảnh số.

Nikon Z30 sử dụng ngàm ống kính Z non trẻ hơn, hiện vẫn chưa có đa dạng ống kính nguyên bản. Nikon chưa cho phép các hãng ống kính thứ 3 sản xuất ống kính ngàm Z, do đó nếu bạn muốn ống kính chụp AF tương thích hoàn toàn thì bạn sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào Nikon, cụ thể là khai thác chéo sang dòng ống kính ngàm F cho máy ảnh Nikon DSLR thông qua ngàm nối, nhưng dĩ nhiên AF sẽ không nhanh, đáng tin cậy bằng ống kính nguyên bản.

Kết nối

Nikon_Z30_006

Z30 và ZV-E10 có trang bị kết nối Wi-Fi để chia sẻ nội dung tới smartphone hoặc tablet. App hỗ trợ cho phép truyền tải video và ảnh tĩnh, nhưng ZV-E10 không duy trì kết nối Bluetooth liên tục tới smartphone, bạn sẽ cần thực hiện thêm vài thao tác ở đây để kết nối lại tới điện thoại mỗi khi muốn tải lên ảnh, video.

Không dễ để xem xét hạng mục này, khi mà một số app hãng có thể vận hành tốt trên điện thoại Android nhiều khi lại không tương thích với thiết bị iOS hoặc ngược lại. Tuy nhiên app Snapbridge của Nikon vẫn là một trong những app đơn giản và đáng tin cậy hơn nhiều app hãng khác hiện nay, được chứng thực phần nào qua đánh giá của người dùng cho app Z30 trên cửa hàng Google Play là 4.2/5 và cửa hàng của Apple là 4.4/5, trong khi app Imaging Edge của Sony chỉ đạt trung bình 2.1 trên cửa hàng Google và 1.7 trên cửa hàng Apple.

Kết

Sony ZV-E10 và Nikon Z30 có độ tương đồng cao ở rất nhiều khía cạnh, khiến người dùng rất khó lựa chọn giữa chúng.

Nikon_Z30_005

Nếu chỉ xét về khả năng chụp ảnh tĩnh, Nikon Z30 sẽ là lựa chọn phù hợp hơn. Ống kính kit zoom tốt hơn và khả năng chia sẻ mượt hơn trên app Snapbridge cũng như bộ nút điều khiển trước và sau là điểm cộng lớn. Máy còn có ưu điểm lớn ở hỗ trợ quay video 4K30 dùng toàn chiều rộng cảm biến ảnh.

Tuy nhiên, Sony ZV-E10 lại nổi trội hơn ở khoản thời lượng sử dụng pin cao hơn, giắc headphone và sẵn nhiều ống kính để lựa chọn, phù hợp khi bạn muốn chụp hơn một ống 16-50mm zoom điện. Nhược điểm lớn nhất của máy là lỗi rolling shutter khi quay video, bù lại máy có hệ thống AF xuất sắc nổi tiếng của Sony, thao tác dễ dàng, tốc độ nhanh khi chụp ảnh tĩnh cũng như đáng tin cậy hơn khi quay video, trong khi cùng hạng mục này Z30 vẫn chưa tiên tiến bằng.

Nguồn: DPReview