Home > Ống Kính - Lens > Trên tay Sigma 18-50mm F2.8 DC DN, thích hợp thay thế ống kính kit zoom
Ống Kính - LensTin TứcTin Tức Máy ẢnhĐánh giáĐánh Giá Máy Ảnh

Trên tay Sigma 18-50mm F2.8 DC DN, thích hợp thay thế ống kính kit zoom

Sigma_18-50mm_F2p8_DC_DN_C_3qtr

Trên tay Sigma 18-50mm F2.8 DC DN, thích hợp thay thế ống kính kit zoom

Sigma_18-50mm_F2p8_DC_DN_C_3qtr

Sigma 18-50mm F2.8 DC DN (C) là sự bổ sung mới nhất trong dòng ống kính Contemporary giá rẻ của Sigma. ‘DN’ là từ viết tắt của cụm từ ‘Digital Native’, biểu thị đây là dòng ống kính được thiết kế cho dòng máy ảnh mirrorless, trong khi ‘DC’ dành cho dòng máy ảnh APS-C. Dải tiêu cự 18-50mm tương đương 27-75mm trên full-frame, khiến nó trở thành ống zoom tiêu chuẩn nhanh và hữu dụng.

Ống kính này có phiên bản ngàm E cho Sony và ngàm L cho Leica/Panasonic/Sigma, trong đó ống ngàm E thu hút nhiều sự chú ý khi mà hiện có rất nhiều máy ảnh Sony APS-C có thể tận dụng một ống kính nhanh, nhỏ gọn như thế này.

Kích thước

Sigma 18-50mm F2.8 nhỏ gọn ấn tượng, với chiều dài ngắn nhất chỉ khoảng 75mm (zoom out tại 18mm) và chỉ rộng khoảng 65mm, đồng nghĩa tổng thể ống kính kết hợp máy ảnh sẽ không bị quá lớn hay mất cân đối, ví dụ như lắp trên Sony a6600 như hình dưới.

Sigma_18-50mm_F2p8_DC_DN_C_Sony_a6600

Thiết kế

Ống kính 18-50mm này sử dụng 13 thấu kính trong 10 nhóm, gồm 1 thấu kính tán xạ siêu thấp ‘SLD’ và 3 thấu kính phi cầu. Sigma cho biết họ đã giảm thiểu số lượng thấu kính và kết hợp với bộ công cụ chỉnh sai kỹ thuật số về méo hình geometric (hình học) và quang sai màu trường ngang, từ đó tạo nên một ống kính vừa nhẹ vừa mang đến chất lượng quang học siêu việt.

Người dùng ngàm E sẽ cần phải bật sẵn các chức năng ‘Shading Comp.’ và ‘Distortion Comp.’ ở mục ‘Lens Comp.’ trong menu của máy ảnh, nhằm đảm bảo máy ảnh áp dụng chỉnh sai bù cho một phần thiết kế của ống kính.

Sigma_18-50mm_F2p8_DC_DN_C_50mm

Trọng lượng và thao tác

Thân ống kính được làm từ chất liệu polycarbonate mà Sigma gọi là ‘Thermally Stable Composite’ mở rộng tính chất tương tự của nhôm về nhiệt, nhằm đảm bảo ống kính hoạt động ổn định xuyên suốt quãng nhiệt rộng. Sigma nói các linh kiện chủ chốt bên trong ống kính đều được làm từ kim loại để tối ưu độ cứng cáp.

Kết quả là một ống kính chỉ nặng 290g nhưng không có cảm giác quá nhẹ hay lỏng lẻo khi trên tay.

Sigma_18-50mm_F2p8_DC_DN_C_hood_reversed

Các chi tiết khác

Ống kính 18-50mm này sử dụng thiết kế lấy nét trong ống kính, chạy bằng một động cơ chuyển động bước, khi chụp thực khá êm và nhanh (dù không quá xuất sắc).

Vòng đệm cao su quanh ngàm ống kính tạo nên lớp chắn với thân máy ảnh, ngoài ra không có lưu ý thêm về các trang bị rào chắn khác nên người dùng vẫn nên để ý khi chụp dưới thời tiết phức tạp.

Ống kính đi kèm hood có thể đảo chiều, được thiết kế để giảm lượng ánh sáng đi lạc vào thấu kính phía trước, phủ lớp phủ ‘Super Multi-Layer Coating’ của Sigma để kiểm soát các hiện tượng chói, lóa sáng.

Thiết kế nhỏ, nhẹ gồm 7 lá khẩu tròn giúp giữ cho hiệu ứng bokeh tròn trịa khi khép khẩu. Phía trước ống kính khá nhỏ đồng nghĩa chiếc 18-50mm này không chỉ nhận các loại kính lọc 55mm nhỏ và giá rẻ, mà còn có thể tăng khả năng nhận bokeh dáng mắt mèo khi tiến về phía rìa khung hình.

Sigma_18-50mm_F2p8_DC_DN_C_gasket

Ngàm

Ảnh dưới chụp Sigma 18-50mm F2.8 DC DN C khi đặt bên cạnh Sony E 16-55mm F2.8 G. Chiếc ống kính của Sony cung cấp dải tiêu cự rộng hơn nhưng khá lớn hơn và cũng đắt hơn đáng kể.

Về ngàm L, hiện chưa có nhiều máy ảnh ngàm L dùng cảm biến APS-C, và có vẻ không nhiều người dùng Leica TL/CL yêu cầu một ống zoom nhanh giá rẻ. Một số máy ảnh full-frame ngàm L có cung cấp tùy chọn 4K/60p từ vùng APS-C của cảm biến, nhưng cũng không chắc có bao nhiêu videographer sử dụng chế độ Super35 để nhiều để khao khát có một ống kính riêng phục vụ nhu cầu này.

Tuy nhiên, người dùng Sony sẽ khai thác được rất nhiều từ ống kính Sigma mới này. Sony đã tạo ra một ống 16-55mm F2.8 G có dải tiêu cự rộng hơn ống của Sigma, nhưng nó cũng rộng hơn 12%, dài hơn 25%, nặng hơn 70% và đắt hơn tới 250%. Đây sẽ là giải pháp giá rẻ hơn mà vẫn hiệu quả cho những ai vừa muốn sắm dòng máy ảnh A6000 vừa muốn thay ống kính kit zoom nhưng không muốn tốn quá nhiều cho chiếc ống Sony F2.8 G.

DSC09700.acr_sm

Cho người dùng ngàm E

Điểm thất vọng duy nhất ở đây có lẽ là vì ống kính Sigma mới không có ổn định hình ảnh sẵn. Việc có thêm bộ chống rung dĩ nhiên sẽ khiến ống kính bị tăng kích thước và giá bán, dù vậy sự thật là chỉ có 2 trong số 7 máy ảnh Sony A6000 hiện nay là có chống rung trong thân máy ảnh, nếu bản thân ống kính có chống rung sẵn là một lợi thế.

Bởi vậy, chủ yếu dòng máy ảnh này được bán kèm với ống kính zoom Sony 16-50mm F3.5-5.6 để ưu tiện sự nhỏ gọn và tiện lợi hơn là chất lượng hình ảnh. Đổi lại, Sigma 18-50mm F2.8 sẽ cung cấp độ ổn định về quang học cao hơn, độ sâu trường ảnh nông hơn và tăng hiệu suất chụp low light được hứa hẹn bởi khẩu tối đa mở rộng, mà không cần đánh đổi kích thước hay trọng lượng.

Sigma_18-50mm_F2p8_DC_DN_C_with_hood

Có thể thấy, ống kính Sigma 18-50mm F2.8 sẽ là một lựa chọn hấp dẫn cho bất kỳ ai đang tìm kiếm một chiếc ống kính có khả năng thay thế kit zoom thường thấy. Nổi bật với giá rẻ hơn nhiều, kích thước nhỏ gọn hơn, trọng lượng nhẹ hơn, chất lượng hình ảnh cũng ổn định hơn, hoàn hảo để thay thế ống kính kit zoom cho dòng máy ảnh APS-C ngàm E.

Tham khảo sản phẩm tại đây

Theo DPReview