Trên tay Sony FE 70-200mm F2.8 GM OSS II, ống kính G Master ‘Mark II’ đầu tiên
Sony ra mắt ống kính FE 70-200mm F2.8 GM OSS II, là phiên bản nâng cấp của một trong những ống kính G Master đầu tiên của hãng này. Ống kính gốc được thiết kế cứng cáp, vận hành ổn định và lấy nét tự động nhanh, nhưng chưa thỏa mãn về hệ thống quang học; và có vẻ như lần này Sony đã làm hết sức để đảm bảo ống kính 70-200 mới hoàn thiện tối đa.
Bên ngoài ống kính có một số nâng cấp, tuy nhiên bên trong ống kính mới sở hữu những điểm đáng nói. Bộ thấu kính hoàn toàn mới, lớp phủ mới, động cơ lấy nét mới và nhiều hơn nữa góp phần tạo nên một ống kính ấn tượng. Cùng tìm hiểu ống kính mới và so sánh nó với phiên bản gốc trong bài viết sau.
Nội dung
Kích thước và trọng lượng
Khi đặt cạnh ống kính 70-200mm F2.8 GM gốc (ống kính phía trên trong hình minh họa), thì phiên bản mới sở hữu kích thước bên ngoài y hệt, nhưng trọng lượng nay giảm xuống 435g, tức gần 30% so với trước đó. Điều này mang đến trải nghiệm chụp thoải mái hơn rất nhiều khi lắp với các thân máy full frame Sony, đặc biệt khi không dùng thêm báng pin.
Đáng chú ý là Sony quảng bá ống kính mới với danh xưng ống kính zoom telephoto khẩu lớn duy nhất “nhẹ nhất thế giới”, và nó thực sự là nhẹ hơn phiên bản RF 70-200mm F2.8 có thể xếp lại của Canon. Nếu từng gram đều quan trọng với bạn thì Tamron 70-180mm F2.8 với trọng lượng 230g sẽ còn nhẹ hơn nữa, đổi lại nó không có sẵn chống rung như hai ống kính trước và dĩ nhiên tiêu cự cũng chưa tới 200mm.
Ngoài ra, có thể thấy ống kính mới có thêm một số điểm điều khiển, cũng như có vòng chỉnh lấy nét thủ công mỏng hơn.
Bộ điều khiển mở rộng – vòng khẩu độ
Thay đổi bên ngoài đáng chú ý nhất trên FE 70-200mm F2.8 GM II là sự có mặt của vòng chỉnh khẩu độ riêng (xem hình minh họa). Phạm vi vòng này từ F2.8 đến F22 với các nấc dừng 1/3, có tùy chọn ‘A’ cho những ai muốn thao tác bằng các nút command trên máy ảnh để kiểm soát khẩu độ.
Vòng này có thể nhấp chụp ảnh tĩnh hoặc declick để quay phim không ồn, chọn bằng một nút gạt ở mặt phải của ống kính.
Trên dòng máy quay điện ảnh Sony FX trang bị các loại bộ lọc ND, vòng chỉnh khẩu hoạt động theo kiểu click-less, ví dụ như khi lá khẩu được tinh chỉnh thì bộ lọc ND tự động điều chỉnh giữa 1/4 và 1/128 EV nhằm cân bằng sự thay đổi khi thu nhận ánh sáng. Điều này cho phép chuyển tiếp độ sâu trường ảnh mượt mà, vừa duy trì phơi sáng.
Thông thường, một người cần chỉnh tiêu cự từ xa đến chủ thể để kéo sự chú ý lên chủ thể, nhưng thay vì thế, nay bạn có thể bắt đầu với độ sâu trường ảnh mở rộng, sau đó mở khẩu nhẹ nhàng để tách biệt chủ thể của bạn tận dụng độ sâu trường nông. Kết quả sẽ là một hiệu ứng sáng tạo thú vị.
Bộ điều khiển mở rộng – các nút gạt bổ sung
Ở thân trái ống kính, ngược lại với nút gạt click/declick vòng khẩu là bộ nút điều khiển thông dụng, bao gồm nút gạt AF/MF. Dưới đó là nút gạt ‘Full Time DMF’ (DMF nghĩa là lấy nét tay trực tiếp). Khi bật nút này, nhiếp ảnh gia có thể xoay vòng lấy nét tay bất kỳ lúc nào, kể cả trong lúc chỉnh tiêu cự.
Ngoài ra còn có nút focus limiter, nút gạt ‘OSS’ cho chống rung quang học và nút gạt chế độ để điều khiển bộ chống rung. Cuối cùng là nút gạt ‘Iris Lock’ sẽ khóa vòng chỉnh khẩu vào vị trí ‘A’ cho những ai ưu tiên điều khiển bằng nút xoay command.
Thành phần phía trước
Quanh phía trước ống kính là ren vặn kính lọc 77mm, thấu kính phía trước được phủ fluorine giúp tránh bụi, dầu và vân tay. Ngàm bayonet cho hood có thể thấy rõ, với phần hood có cơ chế khóa cần nhấn nút để có thể tháo rời. Sony lưu ý là ống kính mới được cải thiện kháng bụi và ẩm vượt trội hơn phiên bản trước. Mọi đường nối đều được bọc kín, các nút bấm và nút gạt được bọc vòng cao su silicone, ngàm ống kính cũng bọc một vòng cao su.
Thiết kế quang học
Ống kính mới gồm 17 thấu kính trong 14 nhóm. 1 thấu kính cực phi cầu (XA) (màu cam trong hình) giúp kiểm soát nhiều hiện trượng sai liên quan đến khoảng cách, thấu kính tán xạ cực thấp (ED) (màu xanh đậm ở giữa) giúp giảm cả quang sai màu và cầu sai.
Kiểm soát cầu sai (SA) đảm bảo các tia sáng bên lề tiến vào rìa vùng lấy nét của ống kính trên cùng một mặt phẳng trong khi các tia sáng cận trục tiến vào trung tâm. Và rõ ràng, nếu các tia sáng bắt nguồn từ một vật được lấy nét trên các mặt phẳng khác nhau phía sau ống kính (thay vì toàn bộ từ mặt phẳng cảm biến), thì ảnh sẽ có nguy cơ bị nhòe.
Một thấu kính phi cầu khác (màu tím), kết hợp với hai loại thấu kính trên giúp giảm các hiệu tượng quang sai và đạt sức mạnh xử lý khung hình ở khẩu mở tối đa cao hơn, nhất là khi đầu tiêu cự xa trên ống kính loại này là rất quan trọng.
Quang sai màu ngang
Hai thấu kính Super ED (màu xám trong hình ở phần “Thiết kế quang học”, nằm phía trước ống kính) và hai thấu kính thủy tinh ED (màu xanh lá) giúp giảm đồng thời quang sai màu dọc và ngang, giảm xuống mức thấp nhất khi chụp thực tế. Trong góc bị viền lục/tím ngang nhiều hơn khi tiêu cự rộng (tệ nhất là mất 3 pixel, trên cảm biến 50MP) so với đầu tele (mất khoảng 1-2 pixel), hai trường hợp CA này đều có thể loại bỏ dễ dàng với hồ sơ đi kèm (hoặc tự động chỉnh sai JPEG trong máy ảnh).
Ảnh trên chụp ở tiêu cự 200mm (xem ảnh full tại đây). Đối với một số phối cảnh, 1-2 pixel viền màu trên tệp 50MP dịch ra là 0.2 đến 0.4 mm trên bản in 40 x 60″.
Quang sai màu dọc
CA chiều dọc tức các viền tím ở phía trước và xanh lá ở phía sau mặt phẳng tiêu cự – về cơ bản là gần như hoàn toàn biến mất. Đây là tin tốt bởi loại CA này rất khó loại bỏ.
Chói sáng và bóng mờ
Ống kính phiên bản Mark II bao gồm lớp phủ ‘Nano AR (anti-reflective)’ Mark II của Sony, giúp tránh chói sáng – mất tương phản, và bóng mờ – sự xuất hiện của các điểm tối nhòe lặp lại của nguồn ánh sáng điểm sáng. Hai loại hiện tượng này phản quang trên các thấu kính bên trong, có xu hướng tệ hơn khi số lượng thấu kính tăng lên. Lớp phủ Nano AR II được phát triển riêng cho trường hợp thấu kính quang học lớn với bề mặt có độ cong lớn, ví dụ như các thấu kính cực phi cầu thường thấy trên ống kính Sony hiện nay.
Có thể thấy trong các ảnh minh họa, bóng mờ có thể thấy được, là một vấn đề khó chữa khi khép khẩu (ảnh minh họa trên chụp ở F9). Đấy là do các bóng mờ không hiện quá rõ ở khẩu mở lớn nhất, thay vào đó thường xuất hiện khi độ tương phản và khuếch xạ thấp. Đầu góc rộng là nơi dễ thấy lượng bóng mờ nhiều nhất, trong khi đầu tele có ít bóng mờ hơn.
Chống chói thì ngược lại. Nhìn ảnh minh họa, có thể thấy độ tương phản mất đáng kể khi chụp đầu telephoto vào mặt trời, nhưng độ tương phản chụp trong điều kiện tương tự ở đầu góc rộng vẫn giữ được khá ổn.
Bokeh
Bokeh không phải sở trường của ống kính 70-200mm F2.8 GM trước đó. Mặc dù Sony khẳng định khi ra mắt thương hiệu G-Master là nó có thể kiểm soát bề mặt thấu kính XA chuẩn xác đến 1/100 của một micron cho bokeh mượt mà không bị vòng hành, nhưng một số ống kính 70-200mm F2.8 GM đầu tiên (và kể cả 24-70mm F2.8 GM ra mắt cùng thời điểm đó) vẫn gặp vòng hành khá nặng, có thể gọi là ‘bokeh bánh vòng’.
Sony nhiều lần khẳng định tương tự về việc kiểm soát độ chuẩn bề mặt, tuy nhiên trong những năm gần đây, hãng đã sản xuất được những ống kính cao cấp với bokeh hoàn thiện thực sự, và phiên bản 70-200 mới không là ngoại lệ. Các vùng sáng không được lấy nét đều không xuất hiện vòng hành hay rìa sáng, đạt bokeh tiền cảnh và hậu cảnh mượt mà. 11 lá khẩu đảm bảo các chấm bokeh tròn trịa, kể cả khi khép khẩu. Điều này cũng giúp duy trì bokeh đẹp mắt ở các khẩu độ nhỏ. Ống kính vẫn sẽ bị hiệu ứng mắt mèo thấy rõ khi mở khẩu tối đa, nhưng nó sẽ dần biến mất khi tới F4.
Trong một số ảnh chụp thực tế, đáng chú ý là vùng chuyển tiếp khi mọi thứ bắt đầu mất tiêu cự có vẻ lộn xộn. Nếu zoom in đến 100% về rìa trái của ảnh minh họa trên (phần vừa rời khỏi mặt nước), bạn sẽ thể một vài dấu vết bokeh bị nhân đôi, khi vật thể nằm ngoài tiêu cự có xu hướng bị lặp lại. Vấn đề này không thường có ảnh hưởng lớn, nhưng một khi xuất hiện, nó sẽ khiến các vùng chuyển tiếp trông rối mắt, giảm thiểu độ hoàn mỹ. Đây cũng là trường hợp thường gặp khi các ống kính gần đây được trang bị các loại thấu kính phi cầu phức tạp, trong đó có Nikon Z 14-24mm F2.8, Sony 14mm F1.8 GM và 24mm F1.4 GM.
AF
Ống kính 70-200mm F2.8 GM gốc lấy nét khá nhanh so với các ống kính USM dạng vòng cùng loại. Ống kính có 2 nhóm lấy nét riêng, trong đó có 1 nhóm sử dụng động cơ vòng và nhóm còn lại dùng động cơ tuyến tính. Tuy vậy kể từ khi các ống kính GM đầu tiên ra mắt, có thể thấy Sony đã có những bước tiến trải dài về tốc độ AF với sự phát triển của các động cơ tuyến tính XD (‘extreme dynamic’) của hãng này.
May mắn là phiên bản mới chỉ được trang bị động cơ tuyến tính. 4 động cơ XD vận hành 2 nhóm lấy nét nổi (floating) độc lập (xem hình minh họa trên). Kết quả của việc cải tiến tốc độ AF có thể trải nghiệm rõ khi chụp thực tế. Sony khẳng định đây là ống kính tele-zoom khẩu lớn đầu tiên sử dụng 4 bộ truyền động AF tuyến tính (Fujifilm 50-140mm F2.8 chỉ sử dụng 3 bộ để di chuyển 1 nhóm lấy nét duy nhất, trong khi ống tele Canon RF sử dụng 2 động cơ USM nano để di chuyển 2 nhóm nổi riêng biệt).
Sony cũng khẳng định thời gian lấy nét đã giảm xuống 4 lần so với phiên bản gốc. Khả năng lấy nét trong lúc zoom cũng được cải thiện 30% so với người tiền nhiệm, có thể là vì ống kính đã cố định lấy nét xuyêt suốt khoảng cách zoom tốt hơn.
Các tính năng quay phim
Ống kính này được trang bị một lượng tính năng lớn dành cho các tay quay phim. Lấy nét không ồn nhờ vào các động cơ tuyến tính nói trên, còn lấy nét tay cũng phản hồi thẳng, giúp kéo tiêu cự dễ dàng và có thể lặp lại (vòng lấy nét xoay với một số độ nhất định sẽ luôn thay đổi tiêu cự trên cùng một khoảng cách). Sony đồng thời giảm được hiện tượng focus breathing đến mức đây gần như không còn là vấn đề ở đầu telephoto. Đầu góc rộng vẫn còn bị một chút, nhưng nó không đáng kể và cũng có thể giảm đi nhiều hơn khi so với Mark I.
Ngoài ra, ống kính mới cũng duy trì trục tốt hơn cũng như giảm focus shift trong lúc zoom when zoom. Điều này giúp đoạn phim quay ổn định và liên tục hơn khi zoom, góp phần cải thiện hiệu suất AF.
Kết
Tựu chung, Sony FE 70-200mm F2.8 GM OSS II có ngoại hình đẹp, nâng cấp đáng kể từ người tiền nhiệm của nó. Ống kính này không hề rẻ, nhưng nó rõ ràng giải quyết được nhiều nhược điểm mà người tiền nhiệm mắc phải, nhất là về độ sắc nét ảnh, độ ổn định và chất lượng bokeh.
Trọng lượng nhẹ hơn, AF nhanh hơn và bộ thấu kính tốt hơn sẽ hữu ích nhiều đối với nhiếp ảnh gia chụp tĩnh, hơn là với videographer. Ống kính này ra mắt với giá bán $2799. Trong khi đó, phiên bản Mark I vẫn được kinh doanh song song, tuy nhiên nếu có thể, hãy để dành thêm một chút rồi sắm hẳn Mark II để trải nghiệm hết những cải tiến đáng đồng tiền của loại ống kính này.
Theo DPReview