Home > Thủ Thuật > Xử Lý Ánh Sáng Tự Nhiên: Một Hành Lang Ánh Sáng Trên Rừng Thu
Thủ ThuậtThủ Thuật Máy ảnhTin TứcTin Tức Máy Ảnh

Xử Lý Ánh Sáng Tự Nhiên: Một Hành Lang Ánh Sáng Trên Rừng Thu

natural-light-landscapes_2097-01

Bạn đã cố gắng hết sức để tìm, quan sát và chụp đối tượng với ánh sáng đẹp, nhưng bạn có biết rằng chỉ với một chút biên tập hậu kỳ cơ bản, tấm ảnh dễ thương của bạn có thể trông đẹp hơn nữa? Một nhiếp ảnh gia phong cảnh chia sẻ với chúng ta câu chuyện đằng sau tấm ảnh ngoạn mục này ghi lại ánh nắng chiếu lên một khu rừng cây lá kim vào mùa thu. (Người trình bày: Toshiki Nakanishi, Digital Camera Magazine)

natural-light-landscapes_2097-01

EOS R/ EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM/ FL: 200mm/ Flexible-priority AE (f/11, 1/25 giây, EV ±0)/ ISO 100/ WB: Daylight

Câu chuyện đằng sau ảnh này

Cây thông rụng lá Nhật Bản là loài cây lá kim duy nhất ở Nhật Bản thay màu vào mùa thu, và ảnh này chụp một khu rừng thông rụng lá nằm nhịp nhàng trên một sườn dốc.
Tìm ánh sáng

Vì cây có chiều cao khác nhau, tôi quyết định tìm một góc ở đó ánh sáng ban mai ấm áp, mạnh mẽ chiếu lên chúng từ một bên, chỉ chiếu sáng những cây cao nhất. Điều này mang lại cho ảnh thêm tính ba chiều và làm cho những cây được ánh nắng chiếu trông ấn tượng hơn.

Ảnh này được chụp ngay sau khi mặt trời mọc vào tháng 11, là thời điểm duy nhất trong năm lúc đó góc của ánh nắng chỉ chiếu phần ngọn cây. Những điều kiện hoàn hảo đối với một tấm ảnh như thế là một ngày đẹp trời với ánh sáng mạnh và ít sương mù nhất có thể.

Thời điểm đóng vai trò thiết yếu. Hành lang ánh sáng hẹp này chỉ tồn tại vài phút trước khi tỏa ra.
Tầm quan trọng của bóng tối

Xu hướng gần đây là sử dụng kỹ thuật dùng dãy tương phản cao (HDR) để có được những tấm ảnh có tổng thể sáng hơn, thể hiện tất cả các tông màu trong ảnh cao hơn mức mắt người có thể nhìn thấy. Nhưng đừng quên: những khu vực bị che trong những vùng có bóng tối chính là những yếu tố mang lại độ sâu cho ảnh. Sự hiện diện của bóng tối làm cho ánh sáng nổi bật, và sự hiện diện của ánh sáng cho chúng ta thấy tầm quan trọng của bóng tối.

Bản thân tôi cũng cảm thấy rằng những ảnh có những vùng bạn không thể nhìn thấy sẽ kích thích trí tưởng tượng nhiều hơn.

Phân tích ánh sáng và phơi sáng

natural-light-landscapes_2097-02

Hướng ánh sáng: Ánh sáng bên mạnh từ mặt trời ngay sau khi mặt trời mọc, chiếu trực tiếp lên những cây cao nhất (A) từ bên phải của khung hình ở một góc 90 độ.
(A): Những cây cao nhất trong khu rừng bắt ánh nắng.
(B): Những cây không bắt ánh sáng

Có được mức phơi sáng thích hợp: Kiểm soát bóng tối

natural-light-landscapes_2097-03

Để có được ảnh lý tưởng, nhấn mạnh hành lang ánh sáng ở (A), tôi sẽ phải phơi sáng dựa trên những cây được chiếu nắng ở (A) và duy trì phơi sáng ở mức thấp ở những tông màu giữa đến tận những vùng bóng tối ở (B).

Mục tiêu xử lý hậu kỳ: Cải thiện tính ba chiều của những cây ở (A)

Chụp ảnh vào thời điểm phù hợp, phơi sáng dựa trên những cây ở (A), là phần duy nhất của công việc. Bước tiếp theo là điều chỉnh bóng tối ở (B) đến một mức phù hợp.

Trong xử lý hậu kỳ, tôi thực hiện điều chỉnh dùng đường cong tông màu, tăng những điểm sáng một chút và giảm vùng bóng tối nhiều nhất có thể. Những điểm tối bị mất chi tiết là chấp nhận được, nhưng tôi cần duy trì chúng ở mức có kiểm soát sao cho ảnh sẽ không mất cảm giác ba chiều.
Bước 1: Những điều chỉnh tông màu cơ bản

Trong bảng Basic Adjustments (những điều chỉnh cơ bản) của phần mềm xử lý hậu kỳ (Lightroom), tôi:
– Tăng vùng sáng và màu trắng
– Giảm vùng tối

natural-light-landscapes-basic-adjustments_2076-04

Việc này tách các điểm sáng và vùng tối trong ảnh sao cho những cây được ánh nắng chiếu ở (A) nổi bật hơn.

Bước 2: Tăng độ tương phản dùng đường cong tông màu

Sau đó tôi tăng độ tương phản một chút dùng đường cong tông màu.

natural-light-landscapes-tone-curve_2076-05

Điểm chính là chừa lại một chút chi tiết vùng tối sao cho ảnh giữ lại sự chuyển tông màu tinh tế.

natural-light-landscapes_2097-06

Theo Snapshot Canon Asia