Ở phần cuối, chúng ta sẽ cùng đánh giá các ống kính native full frame có tiêu cự 85-90mm
và từ 100mm trở lên.
Ngoài ra, Phillipreeve cũng sẽ nói thêm về hai ống kính không có dữ liệu Exif là Laowa f/2 15mm và Mitakon f/0.95 50mm bởi các ống này rất hấp dẫn với các nhiếp ảnh gia.
>>> Cẩm nang chọn ống kính FE cho máy ảnh Sony A7 (Phần 1)
>>> Cẩm nang chọn ống kính FE cho máy ảnh Sony A7 (Phần 2)
7. 85-90mm
7.1. Sony FE f/1.4 85mm GM
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Đề xuất: Đừng tìm xa hơn nếu bạn cần một ống kính chụp chân dung 85mm cao cấp, vì đây đã là một trong những ống đặc biệt nhất trong dòng rồi.
Thông số cơ bản:
- Chiều dài: 108mm
- Đường kính: 90mm
- Trọng lượng: 820g
- Filter thread: –
- Giá bán: 36,390,000 đ (giá bán tham khảo tại zShop)
>>> Review Sony FE f/1.4 85mm
7.2. Sony FE f/1.8 85mm
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Đề xuất: Cho các nhiếp ảnh gia đang tìm kiếm một ống kính rẻ, nhỏ và tốt cho phạm vi ứng dụng rộng từ chụp chân dung đến chụp phong cảnh.
Thông số cơ bản:
- Chiều dài: 82mm
- Đường kính: 78mm
- Trọng lượng: 371g
- Filter thread: 67mm
- Giá bán: 12,290,000 đ (giá bán tham khảo tại zShop)
>>> Review Sony FE f/1.8 85mm
7.3. Zeiss Batis f/1.8 85mm T* OSS
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Đề xuất: Vì ống FE f/1.8 85mm ngang ngửa về hiệu suất mà giá lại rẻ hơn một nửa, nên chỉ đề xuất ống kính này cho những ai cần chống flare tốt và chất lượng kết cấu vượt trội.
Thông số cơ bản:
- Chiều dài: 81mm
- Đường kính: 92mm
- Trọng lượng: 475g
- Filter thread: 67mm
- Giá bán: 24,500,000 đ (giá bán tham khảo tại zShop)
7.4. Zeiss Loxia f/2.4 85mm T* (manual focus)
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Đề xuất: Cho những ai đánh giá cao sự hoàn hảo về quang học hơn là tốc độ và không ngại lấy nét thủ công.
Thông số cơ bản:
- Chiều dài: 95mm
- Đường kính: 63mm
- Trọng lượng: 594g
- Filter thread: 52mm
7.5. Sony FE f/2.8 90mm G OSS Macro
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Đề xuất: Nếu bạn là người nghiêm túc làm việc với macro, đây là lựa chọn tốt nhất của bạn trong dòng. Ống kính này đồng thời làm việc hiệu quả với nhiếp ảnh phong cảnh và chân dung.
Thông số cơ bản:
- Chiều dài: 130.5mm
- Đường kính: 79mm
- Trọng lượng: 602g
- Filter thread: 62mm
- Giá bán: 21,500,000 đ (giá bán tham khảo tại zShop)
>>> Review Sony FE f/2.8 90mm G OSS Macro
8. Từ 100mm trở lên
8.1. Sony FE f/4.5-5.6 100-400mm GM
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Đề xuất: Là ống tele zoom mạnh nhất trong dòng mà không có ống nào khác bì được với rất nhiều ứng dụng chụp.
Thông số cơ bản:
- Chiều dài: 205mm
- Đường kính: 94mm
- Trọng lượng: 1395g
- Filter thread: 77mm
- Giá bán: 59,490,000 đ (giá bán tham khảo tại zShop)
>>> Review Sony FE f/4.5-5.6 100-400mm GM
8.2. Sony FE f/2.8 100mm STF GM OSS
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Đề xuất: Ống f/2.8 100mm STF GM có phạm vi ứng dụng rất hẹp khi bạn muốn chất lượng bokeh tuyệt vời có giới hạn, dù chất lượng bokeh cũng là thế mạnh của ống. Thường thì ống f/1.4 85mm GM sẽ là sự thay thế tốt hơn.
Thông số cơ bản:
- Chiều dài: 118mm
- Đường kính: 85mm
- Trọng lượng: 700g
- Filter thread: 72mm
- Giá bán: 26,490,000 đ (giá bán tham khảo tại zShop)
>>> Review Sony FE f/2.8 100mm STF GM OSS
8.3. Zeiss Batis f/2.8 135mm APO
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Đề xuất: Cho bất cứ ai muốn một ống f/2.8 135mm có hiệu suất cao. Đây là một trong 2 hoặc 3 ống kính tốt nhất mà bạn có thể tìm được trong dòng (nhưng đừng mua chỉ vì nó là ống tốt về phương diện quang học, nếu bạn không thật sự muốn có một ống f/2.8 135mm).
Thông số cơ bản:
- Chiều dài: 120mm
- Đường kính: 99mm
- Trọng lượng: 614g
- Filter thread: 67mm
Các ống kính không có dữ liệu Exif
1. Laowa f/2 15mm FE Zero-D (manual focus)
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Đề xuất: Cho các nhiếp ảnh gia thiên văn và những ai đang tìm kiếm ông kính một tiêu cự góc siêu rộng (UWA) linh hoạt.
Thông số cơ bản:
- Chiều dài: 83mm
- Đường kính: 77mm
- Trọng lượng: 520g
- Filter thread: 72mm
2. Zhong Yi Mitakon f/0.95 50mm (manual focus)
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Đề xuất: Cho những ai đam mê chụp ảnh có độ sâu trường ảnh nông.
Thông số cơ bản:
- Chiều dài: 87mm
- Đường kính: 72mm
- Trọng lượng: 780g
- Filter thread: 67mm
Ngoài ra
Kể từ tháng 3 đến nay, đã có thêm nhiều ống kính ngàm FE ra đời. Do phạm vi bài viết bắt đầu từ trước đó, cho nên các ống kính mới chưa có điều kiện để tổng hợp hoàn thiện. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể lướt qua xem thử các ống kính này như thế nào:
- Tokina Firin f/2 20mm AF: Sở hữu hệ thấu kính quang học và lấy nét thủ công tương tự ống Firin f/2 20mm, nhưng với lấy nét tự động và trọng lượng nhẹ hơn một chút. (Chiều dài: 81.5mm | Đường kính: 73mm | Trọng lượng: 464g | Filter thread: 62mm)
- Voigtlander f/3.5 21mm: Đặc điểm rõ nhất của ống này là nhỏ hơn và nhẹ hơn thấy rõ so với ống Loxia f/2.8 21mm. (Chiều dài: 40mm | Đường kính: 63mm | Filter thread: 52mm)
- Zeiss Loxia f/2.4 25mm: Sau thành công của Loxia f/2.8 21mm, ống kính f/2.4 25mm hứa hẹn mang lại hiệu suất cao hơn, giá thành cũng rẻ hơn, được tin tưởng là một ống kính xuất sắc. (Chiều dài: 75mm | Đường kính: 62mm | Trọng lượng: 393g | Filter thread: 52mm)
- Voigtlander Macro APO-Lanthar 110mm F2.5: Sau ống APO f/2 65mm thành công xuất sắc, ống f/2.5 110mm được kỳ vọng sẽ lấy nét xuống đến 1:1 và hứa hẹn khả năng chỉnh sai CA tuyệt vời. (Chiều dài: 100mm | Đường kính: 78mm | Filter thread: 58mm)
Và đặc biệt nổi danh trong các ống ra mắt kể từ tháng 3, phải kể đến bộ ống kính Art ngàm E của Sigma dành cho Sony. Các ống kính lớn này vốn được thiết kế cho máy SLR với chất lượng ảnh tuyệt vời và tỷ lệ giá cả/ hiệu suất trên cả hấp dẫn. Ưu điểm của phiên bản native ngàm E này là bạn không cần adapter như MC11, và Sigma cũng hứa hẹn hiệu suất lấy nét tự động sẽ tốt hơn. Nếu trọng lượng không phải là trở ngại lớn với bạn, thì các ống kính này sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho hầu hết các ứng dụng chụp, tuy kích thước và trọng lượng sẽ có chút giới hạn.
- Các ống kính Sigma Art ngàm E
- f/1.8 14mm
- f/1.4 20mm
- f/1.4 24mm
- f/1.4 35mm
- f/1.4 50mm
- f/2.8 70mm Macro
- f/1.4 85mm
- f/1.4 105mm
- f/1.8 135mm
>>> Chiêm ngưỡng ảnh chụp bằng ống kính Sigma Art mới cho máy ảnh Sony ngàm E Full frame
Chú thích
G – Dòng ống kính của Sony tương đương dòng L của Canon, dùng cho ống kính chất lượng cao với hiệu suất thấu kính vượt trội.
OSS – “Optical Steady Shot”: tên gọi marketing của Sony cho các ống kính có tính năng chống rung ảnh.
ZA – Các ống kính được phát triển trong sự hợp tác của Sony và Zeiss, và do Sony sản xuất. Nòng ngoài được làm từ kim loại trông đẹp mắt nhưng dễ trầy xước.
GM – Viết tắt của cụm từ G-Master, dùng cho các ống kính chất lượng cao nhất của Sony (trên các ống ZA một bậc).
(manual focus) – Các ống kính thủ công hoàn toàn. Bạn cần dùng vòng lấy nét và vòng khẩu độ trên ống kính để lấy nét và thiết lập thông số khẩu độ. Dữ liệu Exif vẫn được gửi.
(Theo Phillipreeve Blog)