Home > Tin Tức > Fujifilm X-Pro3 chính thức ra mắt: Đưa ý tưởng anolog lên máy ảnh kỹ thuật số, giá từ $1,799.99
Tin TứcTin Tức Máy ẢnhĐánh giáĐánh Giá Máy Ảnh

Fujifilm X-Pro3 chính thức ra mắt: Đưa ý tưởng anolog lên máy ảnh kỹ thuật số, giá từ $1,799.99

dseifert_20191022_3750_0014-0

Fujifilm X-Pro3 chính thức ra mắt hôm nay.

Fujifilm vừa chính thức công bố thế hệ mới nhất của dòng máy ảnh mirrorless flagship X của hãng này: X-Pro3 (Black/Dura Black/Dura Silver). Nếu chỉ nhìn thoáng qua, có thể thấy X-Pro3 mới khá giống với X-Pro2 ra mắt hồi 2016 bởi kế thừa kích thước cơ bản và thiết kế kiểu rangefinder cho cảm giác hoài cổ tương tự. Tuy nhiên khi nhìn kỹ hoặc chỉ cần lật máy lại, bạn sẽ thấy Fujifilm đã làm nhiều hơn là chỉ dựng lại trải nghiệm máy phim trên một chiếc máy kỹ thuật số.

Các máy ảnh X-Pro luôn được gọi là “máy ảnh của nhiếp ảnh gia”, do có nhiều công cụ điều khiển và nút xoay thủ công cũng như bắt chước cách thức các máy ảnh phim rangefinder. Mẫu máy ảnh này phổ biến trong giới nhiếp ảnh gia đường phố, chụp cưới, sự kiện. X-Pro3 cũng không là ngoại lệ, thậm chí hơn hẳn hai người tiền nhiệm của nó với màn hình mới và các tính năng cải tiến, đồng thời có thêm một số tính năng mới mà không máy ảnh phim nào hay kể cả máy ảnh kỹ thuật số nào có trước đây. Đây cũng là mẫu máy ảnh retro có khả năng chụp ảnh HDR trực tiếp mà không cần hậu kỳ.

Fujifilm X-Pro3 sẽ có 3 phiên bản màu là màu đen truyền thống và bộ hai màu mới là Dura Black và Dura Silver, với hai phiên bản màu Dura được tăng cường tính bền. Giá khởi điểm từ $1,799.99, dự kiến có hàng từ ngày 28/11.

dseifert_20191022_3750_0012

Phần lớn các thay đổi trên X-Pro3 diễn ra ở phía sau máy, còn lại rải rác ở các điểm khác của máy. Trước tiên là Fujifilm đã đổi chất liệu từ magne dập sang titanium tán đối với phần mặt trên và đế máy để tăng độ bền. (Khung giữa vẫn làm từ magne.) Trong 3 phiên bản màu thì có 2 bản được trang bị một lớp phủ đặc biệt gọi là DuraTect mang lại độ bền cao hơn nữa; từ đó hai phiên bản này có tên riêng là Dura Black và Dura Silver và cũng có giá bán nhỉnh hơn bản màu đen truyền thống. Fujifilm cho biết đây là quá trình xử lý plasma lạnh, được thực hiện bằng cách đưa qua hydrogen và carbon gas để phủ lên titanium, tạo nên lớp kết cứng cáp hơn titanium trần hay thậm chí là thép không gỉ. Công nghệ này được khẳng định là giúp máy ảnh chống chịu tốt hơn trước các tổn hại và trầy xước.

Quan trọng nhất là lớp phủ này thực sự cho hai bản màu Dura một lớp kết lỳ mịn nửa tối hoặc nửa sáng, có cảm giác cứng cáp hơn nhưng đồng thời cũng dễ in lại dấu vân tay, dầu hơn so với lớp kết bán bóng (semi-gloss) trên bản màu đen thường. Và dù cũng là màu đen nhưng bản Dura Black trên thực tế có màu xám trông gần giống màu titanium tự nhiên, trong khi bản Dura Silver gần như ngả sang màu vàng đồng. Màu sắc kiểu này hơi rối đấy; được cái máy nhìn rất sang và lạ mắt, cũng như cứng cáp hơn, nhưng bạn cũng phải trả thêm $200 cho hai bản đặc biệt này.

Ở mặt sau máy, Fujifilm đã loại nút 4 hướng và trang bị cho X-Pro3 một bộ công cụ tương tự trên X-T3X-T30. Mặt trên vẫn gồm các nút xoay ISO và tốc độ màn trập, trong khi nút cân bằng phơi sáng bị co ép thấy rõ so với trên X-Pro2. Ở phía bên phải máy là hai khay thẻ nhớ SD USH-II, còn bên trái là cổng USB-C và cổng 2.5mm cho microphone hoặc điều khiển dây. Bạn có thể sạc pin X-Pro3 (pin tương tự của X-Pro2, chụp được đến 400 ảnh mỗi lần sạc đầy) qua cổng USB-C, hoặc kết nối với máy tính để chụp tether.

Kính ngắm của X-Pro3 vẫn kết hợp một kính quang học và một kính điện tử, bạn có thể chuyển đổi nhanh giữa hai loại này bằng nút gạt ở phía trước máy ảnh. Fujifilm cho biết OVF mới có điểm mắt tốt hơn, trường nhìn rộng hơn và ít méo hình hơn trên X-Pro2. EVF cũng được nâng cấp lên loại OLED mới 3.69 triệu điểm với tốc độ 100 fps hiển thị mượt mà.

dseifert_20191022_3750_0007
Bộ điều khiển phía sau trên X-Pro3 đã được đơn giản đi nhiều và có thêm màn hình phụ hiển thị các thiết lập hình ảnh.
dseifert_20191022_3750_0009
Màn hình sau lật xuống để lệ một màn hình cảm ứng 3″ tiện lợi.

Tính đến nay thì thay đổi lớn nhất trên X-Pro3 là ở màn hình. Máy có tận hai màn hình ở hai mặt trên một khớp lật 180 độ. Đầu tiên là màn hình màu E Ink 1.28″ có thể hiển thị các thiết lập ISO và giả lập phim, có thể hình dùng là giống cách những người chụp máy phim dùng để đặt hộp phim vào phía sau máy ảnh. Bạn có thể chỉnh màn hình hiển thị thiết lập phơi sáng tương tự màn hình phụ ở mặt trên các máy Fuji GFX. Dù ở chế độ nào thì màn hình vẫn ‘ghi nhớ’ thiết lập của nó và hiển thị khi bạn tắt máy. Tuy nhiên màn hình phụ này sẽ không cho bạn bố cục, xem trước ảnh hay điều khiển hệ thống menu.

Khi lật bảng xuống, màn hình cảm ứng 3″ 1.62 triệu điểm sẽ hiện ra, tương tự màn hình trên X-T3. Bạn có thể sử dụng màn hình này để chỉnh menu, xem ảnh, căn bố cục ảnh khi chụp. Màn hình này chỉ có thể lật xuống 90 hoặc 180 độ, không thể xoay ra phía trước để chụp selfie hay quay vlog.

Thay đổi về thiết kế này ban đầu có vẻ không là gì, nhưng nó sẽ thay đổi rất lớn đến cách bạn chụp trên máy. Thay vì chụp và xem ảnh ở màn hình phía sau, giờ đây bạn phải thực hiện nhiều thao tác hơn: dừng chụp, mở màn hình ra mới xem được ảnh, rồi trước khi chụp tiếp lại phải gập màn hình vào nếu không muốn lỡ tay làm gãy màn hình. Thay đổi này cũng khiến việc chỉnh sửa thiết lập trở nên rắc rối hơn khi cứ phải đóng ra mở vào và phải đưa vào tầm mắt mới duyệt chỉnh được.

The X-Pro3 is really designed to be shot through the viewfinder, as opposed to composing images on the screen.
X-Pro3 thực sự được thiết kế để chụp qua kính ngắm chứ không phải chụp qua màn hình.

Fujifilm chia sẻ ý tưởng đằng sau những thay đổi trên chính là để X-Pro3 hoạt động giống một máy ảnh phim hơn — chậm hơn, nhưng chắc chắn hơn. slower and more deliberate. Với máy ảnh phim, bạn chỉ cần có kính ngắm để chụp và không thể xem lại ảnh cho đến khi phim được xử lý xong. Bạn cũng không thể thay đổi ngay các thiết lập như ISO, cân bằng trắng, và bạn cũng phải chấp nhận làm việc với cuộn phim mà bạn đã đặt vào máy cho đến khi hết cuộc đó thì thôi. X-Pro3 sẽ khuyến khích bạn bố cục ảnh và chụp qua kính ngắm, sau đó đợi cho đến khi bạn về nhà và xem lại ảnh. Kể cả thiết kế của màn hình E Ink mới cũng tương tự kiểu của máy phim. Nhiều người lần đầu chọn X-Pro3 thậm chí sẽ không nhận ra đây là chiếc máy ảnh kỹ thuật số hoàn toàn hiện đại đội lốt hoài cổ.

Đối với trải nghiệm chụp nhanh với X-Pro3, máy cho cảm giác gần như tương tự X-Pro2. Màn hình mới là điểm nhấn vừa gây hấp dẫn, vừa gây ‘ức chế’ nếu lần đầu trên tay, nhưng may thay X-Pro3 có trang bị các nút bấm và nút xoay vật lý để xoay xở, tuy rằng bạn sẽ không khai thác được nhiều nếu không vào được hệ thống menu. Thiết kế mới chắc chắn sẽ khiến nhiều người dùng phải dành thời gian mày mò mới làm quen được với X-Pro3.

Với những người dùng X-Pro2 có thói quen sử dụng màn hình để chụp ảnh, thì sự vụng về và thiếu linh động của khớp màn hình trên X-Pro3 sẽ dễ dàng khiến bạn cảm thấy phát bực. X-Pro3 không đến nỗi khó chiều như Leica M-D bỏ hẳn màn hình LCD, nhưng cảm giác cũng không quá khác nhau cả. Rõ ràng là với X-Pro3, Fujifilm hướng đến chỉ một giới người dùng nhất định, những người thích trải nghiệm chụp trên máy ảnh phim và đã quá quen với trải nghiệm này. Mặc dù vậy, đối với phần lớn nhiếp ảnh gia khác, X-Pro3 hoàn toàn lạ lẫm và khó trở thành lựa chọn hàng đầu.

dseifert_20191022_3750_0005
X-Pro3 giữ nguyên khá nhiều nút xoay và nút bấm để điều chỉnh thủ công. Lớp kết DuraTect đồng thời để lại dấu vân tay khá nhiều.

Bên dưới thiết kế retro, X-Pro3 chia sẻ bộ xử lý và cảm biến tương tự người anh em X-T3 là chip APS-C CMOS X-Trans IV 26.1MP kết hợp chip xử lý X Processor 4. Hệ thống này đi đôi với hệ thống AF theo pha cải tiến làm việc trong các mức sáng xuống đến -6 EV và đi kèm giới hạn AF nội bộ để lấy nét nhanh ở môi trường đường phố.

cffu0042

Ảnh chụp đơn

cffu0043

Chụp với thiết lập HDR cao nhất

Fujifilm đồng thời bổ sung một bộ tính năng và điều chỉnh mới, tuy nhiên hầu hết số đó là điều chỉnh độ trong của ảnh, tức là chỉnh mức độ microcontrast tương tự thanh chỉnh độ trong trong Lightroom; một chế độ giả lập phim mới là Classic Negative mô phỏng phim Superia 400 của Fuji; một phương pháp đổ ám màu cho ảnh trắng đen; và cuối cùng là khả năng trực tiếp chụp ảnh HDR – hơi bất ngờ đối với một mẫu máy ảnh có ngoại hình kiểu được sản xuất từ 5 thập kỷ trước.

HDR trực tiếp là bước đầu tiên của Fujifilm tiến vào nhiếp ảnh điện toán, có 4 mức độ hiệu ứng khác nhau và có thể tùy chọn bằng menu máy ảnh. Ở chế độ HDR, X-Pro3 sẽ chụp liên tiếp 3 ảnh rồi xếp chồng các ảnh này lại, sau cùng là áp dụng cường độ tông màu lên dựa trên độ phơi sáng và các thiết lập phơi sáng mà bạn đã chọn. Cách thức này có hơi chậm do máy ảnh phải xử lý ản, kết quả có thể ở dạng Raw hoặc JPEG, crop nhẹ từ ảnh có độ phân giải cao nhất.

HDR trên X-Pro3 không quá lố như những gì bạn nhận được trên điện thoại thông minh ngày nay, máy cũng chỉ sử dụng 3 ảnh để hoàn thiện ảnh cuối cùng – trong khi điện thoại sẽ cần cả tá ảnh như vậy. Khi đánh giá nhanh, chế độ này nâng các mảng tối và làm phẳng ảnh khi so với một ảnh chụp đơn, thay vì che đi các vùng sáng mạnh. Dẫu vậy, cũng rất thú vị khi mọi thứ đều có thể thực hiện ngay trên máy ảnh, mà không cần chờ hậu kỳ trên Lightroom hay Photoshop.

Cuối cùng là, X-Pro3 có khả năng quay video 4K 30p, nhưng chắc chắn tính năng này không phải là điểm nhấn của chiếc máy ảnh này nên chất lượng có thể sẽ không được như siêu phẩm X-T3.

Đại diện của Fujifilm đã không thể xác nhận liệu các chế độ mô phỏng phim mới và tính năng HDR trực tiếp có được bổ sung vào X-T3 hay X-T30 hay không, dù hai máy này được phát triển trên cùng một nền tảng với X-Pro3. Nhưng nếu tương lai có một bản cập nhật firmware như vậy thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên.

cffu0026 cffu0040 cffu0013

cffu0023

cffu0021 cffu0038

cffu0051

cffu0036 cffu0015

Các bức ảnh chụp thử từ X-Pro3 được xuất trực tiếp từ máy. Màu từ chế độ mô phỏng mới Classic Negative. Ảnh trắng đen chụp với chế độ mô phỏng Acros.

X-Pro3 là cách thức để Fujifilm tiếp cận xu hướng máy ảnh, dù phải giảm nhiều về tính linh động và độ phổ biến. Đây là mẫu máy ảnh được hướng đến một giới người dùng nhất định, những người không cần hiệu suất thần tốc hay tính năng quay phim cao cấp, nhưng mong muốn một thứ gì đó cổ điển. Không hoàn toàn khác hướng Leica tiếp cận dòng M, nhưng X-Pro3 vẫn giữ được các tính năng như AF và AE, trong khi dòng máy ảnh này của Leica lại không có.

Tuy nhiên với việc xác định X-Pro3 cho một đối tượng người dùng nhất định, Fujifilm có vẻ cũng muốn đẩy đi những người hâm mộ chiếc máy thế hệ trước, khi mà X-Pro2 vẫn đem lại bộ điều khiển và thiết kế retro nhưng không phải đánh đổi quá nhiều vào những tiện ích kỹ thuật số của nhiếp ảnh hiện đại. Đúng là X-Pro3 có khả năng tương tự các mẫu máy ảnh kỹ thuật số hiện đại khác về độ phân giải, chất lượng hình ảnh, AF và kết nối không dây; nhưng nếu bạn muốn khai thác được những tính năng đó, bạn sẽ cần mày mò đào sâu hơn, rất khác những chiếc máy ảnh thường thấy ngày nay.

X-Pro3 cũng hướng đến những gì các máy ảnh truyền thống có thể làm được với bộ xử lý on-board của chúng, và với mọi phần mềm và thiết lập mới, các tính năng được thiết kế để bạn có thể xuất ảnh trực tiếp mà không cần phải bó buộc mình vào khâu hậu kỳ.

Fujifilm X-Pro3 sẽ sớm có hàng vào ngày 28/11 với phiên bản màu đen truyền thống và giá khởi điểm $1,799.99, trong khi hai phiên bản Dura Black và Dura Silver sẽ có hàng từ ngày 12/12 với giá $1,999.99. Hãy cùng chờ xem các bài đánh giá chi tiết về X-Pro3 trong thời gian tới nhé!

Theo The Verge

Ảnh: Dan Seifert @ The Verge