Home > Tin Tức > Nhiếp ảnh gia bắt khoảnh khắc xuất sắc với bức ảnh chụp chim cực kỳ ảo diệu, hoàn toàn tự nhiên
Tin TứcTin Tức Máy Ảnh

Nhiếp ảnh gia bắt khoảnh khắc xuất sắc với bức ảnh chụp chim cực kỳ ảo diệu, hoàn toàn tự nhiên

"Gap" chụp bởi Kenichi Ohno.

Bức ảnh chụp chim gây “lú” này đang lan truyền trên internet và khiến mọi người gặp khó khăn trong việc xử lý chính xác những gì bức ảnh thể hiện. Đây thực chất là một bức ảnh phơi sáng đơn thực thụ và không phải là một cú lừa bằng Photoshop.

"Gap" chụp bởi Kenichi Ohno.
“Gap” chụp bởi Kenichi Ohno.

Bức ảnh có tiêu đề  “Gap” được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Nhật, Kenichi Ohno tới từ tỉnh Saitama ở vùng Kantō của Honshu, một phần của Tokyo. Kenichi đem bức ảnh đi dự cuộc thi ảnh Japanese Nature lần thứ 39, được tổ chức bởi The All-Japan Association of Photographic Societies (AJAPS) tự hào có 100,000 thành viên trên khắp Nhật Bản – và giành giải “Lựa chọn đặc biệt”.

Được tổ chức và tài trợ bởi bộ phận tiếp thị của Sony, cuộc thi nhận được 14,727 ảnh dự thi từ khắp đất nước năm nay. Mục tiêu của cuộc thi trong suốt những năm qua là cho thấy được “sự tráng lệ của thiên nhiên Nhật Bản thông qua các tác phẩm thể hiện trực tiếp phong cảnh, thực vật và động vật, và các hoạt động của con người.”

Chuyện gì đã xảy ra trong bức ảnh?

Thoạt nhìn, bức ảnh có vẻ giống hình ảnh tổng hợp của một con chim được đặt chồng lên trên hai nền khác nhau, nhưng thực ra đây là một bức ảnh duy nhất chụp con chim đứng ở mép nước với bức tường phía sau và hình ảnh phản chiếu của nó tạo ra ảo ảnh quang học hấp dẫn.

Phía dưới bức tường có một vùng tối (có lẽ là tảo), và sự phản chiếu đối xứng của dải này có thể được nhìn thấy trong nước ở dưới. Chiều cao của bức tường và góc chụp dẫn đến hình ảnh phản chiếu của bức tường kéo dài xuống tận mép nước, làm tăng thêm vẻ “thật giả lẫn lộn”.

Dưới đây là giải thích cho bức ảnh:

ezgif.com-webp-to-png (28)

“Bức ảnh tuyệt vời với tác động mạnh mẽ”, một giám khảo viết về bức ảnh đoạt giải này. “Có điều gì đó thú vị ở nó mà bạn không thể hiểu ngay là nó đã được chụp như thế nào.”

“Ảnh này chụp được vậy là vì không có gió. Điều đó dạy chúng ta rằng một thay đổi nhỏ có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong bức ảnh. Rất khó để chụp ảnh thiên nhiên khi có các vật thể nhân tạo, nhưng trong trường hợp này, chúng đóng vai trò phụ trợ rất tốt và giúp nâng cao hình ảnh.”

Ảnh: Kenichi Ohno / AJAPS