Home > Thủ Thuật > 100 lưu ý từ các bậc thầy nhiếp ảnh đường phố (bài 2: 10-16)
Thủ ThuậtThủ Thuật Máy ảnhTin Tức

100 lưu ý từ các bậc thầy nhiếp ảnh đường phố (bài 2: 10-16)

drama3-800x533

Đây là những đúc kết ngắn gọn từ sự nghiệp nhiếp ảnh của Henri Cartier-Bresson, Josef Koudelka, Sebastião Salgado, Anders Petersen, William Klein … trong cuốn ebook ảnh đường phố của Eric Kim. Mình thấy có nhiều ý hay thì dịch lại cho anh em. Có lẽ mỗi người có hướng đi và cách học chụp riêng cho chính mình, có thể khác biệt nhau nhưng đều dẫn đến một nơi là tìm kiếm vẻ đẹp thật của cuôc sống con người qua những bức ảnh của riêng mình.

Bài 1: 1 – 9 Link này
Bài 2:

10. Tập trung chú ý mép cạnh khung hình
11. Tách riêng cảm tính cá nhân ra khỏi ảnh
12. Tạo cho bối cảnh sống động hơn
13. Kích thích các chủ thể khi chụp
14. Nhờ vả đối tượng để chụp
15. Đừng quá lệ thuộc vào máy ảnh
16. Đừng lâm vào hội chứng nghiện thiết bị

 

PAR133187.jpg

Josef Koudelka / Magnum Photos: CZECHOSLOVAKIA. Slovakia. Zehra. 1967. Gypsies.

 

10. Tập trung vào các mép cạnh khung hình

Nếu muốn sắp xếp bố cục và lên khung tốt hơn trong khi chụp ảnh, bạn hãy tập trung vào các mép ảnh. Đừng quá lo nghĩ đến chủ thể ở giữa khung hình, một khi bạn đã tập trung vào các mép cạnh của khung hình, thì những gì nằm ở trung tâm tự chúng cũng được kiểm soát.

Tại Aix-en-Provence, tôi nhìn thấy một phụ nữ đang ngồi uống rượu bên một chiếc bàn gần chỗ tôi đang ngồi. Tôi thấy chiếc bóng đổ hay hay của bà cùng với ly rượu trên tay, do đó tôi đã đến gần và hỏi bà liệu tôi có thể chụp một vài bức cái bóng của bà không. Bà miễn cưỡng gật đầu.

Tôi liền chụp nhiều bức ảnh khác nhau về chiếc bóng ấy, trong khi tập trung vào các mép cạnh của khung hình để lên bố cục. Tôi muốn bắt dính bóng đổ gương mặt của bà, cái bóng của ly rượu và chiếc bình nước nằm ở góc trái bên dưới khung hình.

Aix-en-Provence-R0134546.jpg
Aix-en-Provence

 

11. Hãy tách cảm tính của mình ra khỏi các bức ảnh

“Đôi lúc người chụp ảnh nhầm lẫn cảm tính với những gì tạo ra bức ảnh đẹp về đường phố .”- Garry Winogrand.

 

Hãy thử hình dung tình huống này : vào một ngày mưa lạnh, ban đi ra ngoài để chụp ảnh đường phố và cảm thấy rất khổ sở. Bạn đang định bỏ ngang và quay về nhà thì trông thấy một bé gái với chiếc dù màu đỏ trên tay sắp nhảy qua một vũng nước. Bạn chợt nhớ đến bức ảnh nổi tiếng của Henri Cartier-Bresson (người đàn ông nhảy qua vũng nước), và bỗng cảm thấy sôi nổi hẳn lên. Cô bé nhảy, và bạn bấm máy. Bạn vừa bắt dính được “khoảnh khắc quyết định”.

PAR43607.jpg
Henri Cartier Bresson / Magnum Photos

 

Bạn quay vội về nhà, nhanh chóng tải bức ảnh vào máy tính, xử lý nó rồi đưa lên mạng. Bạn ngồi khoanh tay và nghĩ rằng đó là môt trong những bức ảnh đẹp nhất mà bạn từng chụp. Cuối cùng, bạn háo hức vì cho rằng có thể sẽ nhận được trên 100 ‘like’ dành cho bức ảnh ấy.

Một ngày hoặc vài ngày trôi qua, và bạn chỉ nhận được có 10 – 15 ‘like’. Bạn vung tay hậm hực và thầm nghĩ : “Cái đám người trên mạng ấy chẳng biết thế nào là một bức ảnh đẹp, chắc là phải không đập thẳng nó vào mặt của họ mới xong!” Rồi bạn cứ tiếp tục như thế cho đến hết ngày.

Một hai tuần trôi qua, bạn xem lại bức ảnh của mình. Bấy giờ bạn nhìn vào nó và tự nhủ “Hừ, bức ảnh này đâu có đẹp như mình tưởng”.

Điều gì vừa xảy ra vậy ? Bạn đã gắn bó một cách quá cảm tính với cốt chuyện có nhiều khó khăn khi chụp bức ảnh ấy (kết hợp với cảm xúc phấn khích của bạn). Điều này khiến bạn lầm tưởng đấy là một bức ảnh rất chi là “khách quan”.

Hầu hết chúng ta ai cũng gặp chuyện tương tự. Chúng ta quá gắn bó một cách cảm tính với những bức ảnh mình chup, bởi vì chúng ta có mặt tại chỗ, đã trải nghiệm tình huống và nó có vẻ như vẫn đang sống động trong ký ức chúng ta.

Vấn đề là ở chỗ những người xem chẳng có chút ý tưởng nào về cốt chuyện đằng sau bức ảnh ấy (trừ khi bạn viết một đoạn thuyết minh dài, việc mà thực tình tôi khuyên đừng bao giờ làm).

Giải pháp nào là khả thi ? Hãy tách cảm tính của bạn ra khỏi những bức ảnh bạn chụp. Khi biên tập (chọn lựa) những bức cần “giữ lại” và những bức phải “loại bỏ”, bạn hãy nhờ bạn chuyên nghiệp đánh giá giúp một cách “thẳng thắn tàn nhẫn” đối với các tác phẩm của bạn.

12. Tạo bối cảnh sống động trong khung hình

Trong nhiếp ảnh, toàn bộ câu chuyện về bức ảnh phải nằm trong khung hình. Nếu muốn thuật lại một câu chuyện cho sống động hơn, bạn hãy đưa bối cảnh vào trong các bức ảnh bạn chụp.

Americans-33.jpg
Tôi luôn nhớ như in câu chuyện về cách tôi đã chụp được bức ảnh. Tôi nhìn thấy người đàn ông phục sức chỉnh tề này ngay tại tiền sảnh của một khách sạn, và đã hỏi ông ta liệu tôi có thể chụp một vài bức ảnh không. Ông ta bảo,”Không sao,” và tôi chụp liền bảy tấm.

Sau đó, tôi lại hỏi ông ta làm gì. Ông ta trả lời, “Tôi là chủ khách sạn này !

Thế là tôi có được cốt chuyện sống động ẩn chứa đằng sau, nhưng người xem thì chẳng có ý tưởng gì về câu chuyện hoặc thông tin về bức ảnh ấy.

Người xem nhận thấy bức ảnh hấp dẫn là do người đàn ông phục sức trông giống như đang ở vào thập niên 1950 – một gợi nhắc về quá khứ. Bấy giờ người xem tự dựng lên cho mình một câu chuyện về người đàn ông, dựa theo những cuốn phim mà họ đã xem trong quá khứ.

Nếu bạn có một bức ảnh do mình chụp nhưng lại yếu về cốt chuyện, thì hãy loại bỏ nó đi. Khi bạn “giải thích” cốt chuyện đằng sau một bức ảnh đường phố, thì khác nào bạn đang giải thích một câu chuyện tiếu lâm. Chuyện tiếu lâm thì đâu cần phải “giải thích”.
0-contact-suit.jpg

13. Hãy kích thích các chủ thể

“Thay vì chụp ảnh người khác mà họ lại chẳng hay biết gì, hãy để họ bày tỏ gương mặt họ muốn bày tỏ. Không tạo dáng, bị chụp ảnh mà không hay biết, họ có thể để lộ những biểu cảm mông lung, chân mày nhíu lại trong một suy tưởng mơ hồ, khó hiểu và có thể chẳng có chút ý nghĩa gì. Sao lại không để chủ thể tự bày tỏ thái độ của họ đối với cuộc sống, với người chung quanh, và ngay cả với người chụp ảnh nhỉ ?” – William Klein

 

IMG_0953.jpg
Stockholm

Trong nhiếp ảnh đường phố, có một kiểu rẻ rúng đối với những bức ảnh “được tạo dáng” (hoặc những bức không được chụp một cách ngẫu nhiên). Có rất nhiều người đi theo trường phái nhiếp ảnh đường phố Henri Cartier-Bresson, trong đó người chụp không nên tương tác với chủ thể, và phải là một người quan sát vô tư.

Tuy nhiên, có nhiều phương pháp để chụp ảnh đường phố. Một người chụp ảnh đường phố thường tương tác với các chủ thể là William Klein; một nhiếp ảnh gia đường phố trỏ “ngón tay thối” vào tất cả các “quy tắc” nhiếp ảnh. Klein kích thích các chủ thể và tương tác với họ.

Ngay cả với bức ảnh nổi tiếng “Đứa trẻ với cây súng” của mình, Klein đã bảo đứa bé : “Làm mặt ngầu đi nào!”. Ngay lúc đó, đứa bé chĩa thẳng cây súng đồ chơi của nó vào mặt Klein với ánh mắt ra vẻ thù hằn, bực tức và dữ dội.

pf111046_vert-646acc53d54f3934e3dd98584ef2228f1134a5c7.jpg
Gun 1, New York, 1955 (c) William Klein

klein-abc-475x660.jpg

 

Một bài học tôi học được từ Martin Parr khi chụp “chân dung trên đường phố” là: đề nghị chủ thể nhìn thẳng vào ống kính và đừng cười. Đôi lúc tôi trực tiếp tạo dáng cho các chủ thể bằng cách đề nghị họ nhìn sang hướng khác, khoanh tay lại, phà khói thuốc, hoặc nhìn trái, phải, lên, xuống.

Một phản bác mà tôi thường nghe thấy : “Nhưng mà một khi cậu tiếp xúc với các chủ thể và đề nghị họ làm điều gì đó theo ý cậu, thi chẳng phải như vậy là làm cho bức ảnh mất bớt tính chân thực của nó sao ?”

Câu trả lời của tôi là : Mỗi bức ảnh chúng ta chụp đều là một bức chân dung chúng ta tự chụp chính mình. Chúng ta toàn quyền quyết định việc chắt lọc tính chân thực. Chúng ta toàn quyền quyết định cái gì cần đưa vào khung hình, cái gì cần loại ra.

Đừng ngần ngại chứng tỏ phiên bản riêng của chúng ta về sự chân thực qua việc chúng ta chụp ảnh. Hãy cứ làm như mình muốn.

14. “Ông (bà, cô, anh…) có thể làm lại giúp tôi một lần như vậy được không ?”

Đôi lúc bạn nhìn thấy nhiều thứ xảy đến trên đương phố; một số hành vi cử chỉ, những biểu cảm trên gương mặt. hoặc các hành động của chủ thể nhưng bạn lại để lỡ mất “khoảnh khắc quyết định”. Nếu chưa từng nhìn thấy một khoảnh khắc như bạn vừa để lỡ mất, hãy thử làm thế này : đến gần chủ thể và đề nghị họ : “Ông (bà, cô, cậu…) có thể làm lại giúp tôi một lần như vậy được không ?”

Chẳng hạn, tôi đang ở trong khu Kinh Doanh Buôn Bán L.A, tại khu vực các cửa hàng thời trang, thì nhìn thấy một người đàn ông đang hỉ mũi. Hành vi ấy có nét gì đó rất thú vị, và tôi thích đôi mắt ông ta, bộ quần áo ông ta mặc trên người và toàn bộ khoảnh khắc ấy.

sneeze.jpg
Downtown LA, 2011

Tuy nhiên, đúng lúc tôi đưa máy ảnh lên, ông ta đánh rơi tấm khăn giấy và nhìn thấy tôi (và thôi không hỉ mũi nữa). Thế là tôi nói :, “Xin lỗi, thưa ông, tôi thích cách ăn mặc và phong thái của ông. Ông có thể vì tôi mà vui lòng hỉ mũi lại một lần nữa được không ?”. Ông ta bật cười và hỉ mũi lại, thế là tôi vừa thụt lùi vừa chụp vài tấm với đèn flash.

Giờ tin hay không tin thì tùy, nhưng đa số người ta rất vui vẻ vì bạn mà lặp lại một vài hành vi cử chỉ nào đó nếu bạn đề nghị.

Một kỹ thuật khác bạn có thể thử khi chụp ảnh đường phố nếu thấy mình rụt rè không dám đến gần người lạ và chụp ảnh họ mà không xin phép, đó là cứ đến gần và đề nghị họ, “Xin cứ làm như tôi không có mặt ở đây nhé.”

Trường hợp bạn nhìn thấy một gã có vẻ chịu chơi đang đứng hút xì-gà trước một cửa hiệu, bạn có thể đến gần và đề nghị, “Xin lỗi, tôi thấy ông thật ấn tượng khi hút loại xì-gà đó đấy. Đừng bận tâm đến tôi, ông cứ việc hút và coi như tôi không có mặt ở đây, được không ạ ?”

Phần lớn người ta sẽ bật cười, và hoàn toàn thoải rmái với bạn. Điều này có thể giúp bạn chụp được một bức ảnh hết sức tự nhiên (mà không bị thoi vào giữa mặt).

Có khi chủ thể của bạn bắt đầu tạo dáng và mỉm cười, tiếp tục hút xì-gà. Trong trường hợp như thế, bạn chỉ việc nấn ná một lúc, chẳng nói gì cả, và chờ khoảng 30 giây cho đến lúc họ hoàn toàn phớt tỉnh, rồi mới chụp.

Một mẹo khác : bạn có thể bắt đầu kháo chuyện với họ và hỏi thăm đôi chút về sinh hoạt đời thường của họ. Khi họ bắt đầu nói chuyện và buông lỏng sự dè chừng, bạn có thể tiếp tục nói thẳng vào chuyện chụp ảnh. Việc này cho phép bạn chụp được nhiều bức ảnh trông tự nhiên hơn (không có vẻ gì là tạo dáng).

Suits-2.jpg

15. Đừng quá lệ thuộc vào máy ảnh

“Bạn đừng để cho mình trở thành nô lệ của các công cụ máy móc, chúng được làm ra để giúp bạn và chúng càng nhỏ, càng không quan trọng thì càng hay, để khỏi gây phiền toái đến việc giao tiếp.”Anders Petersen

 

Hiện có một căn bệnh và một thói tật đang làm day dứt hàng triệu người chụp ảnh trên toàn cầu, và khiến họ phải tốn kém hàng triệu, hàng chục triệu đồng. Thói tật thì làm cho người chụp ảnh cảm thấy bất an, vì lúc nào cũng cho rằng loại máy ảnh mình đang sở hữu là không đủ tốt. Họ cứ nghĩ một khi nâng cấp máy ảnh của mình lên một phiên bản mới và rẻ hơn (hoặc mua ống kính mới), bấy giờ họ sẽ đột nhiên trở thành “đầy năng lực sáng tạo” hơn.

amsterdam_21966231822_o.jpg

Còn căn bệnh ? Cái này được gọi là “G.A.S.” (Hội Chứng Nghiện Trang Thiết Bị=tạm dịch cụm từ=‘Gear Acquisition Syndrome’). Thứ quan niệm mà các hãng sản xuất máy ảnh, những tay ‘blogger’ và giới tiếp thị đang tìm cách gây ra cho người chụp ảnh sự không hài lòng và bất an bằng cách bảo họ rằng : “Lý do mà các bức ảnh bạn chụp đều chán ngắt là bởi vì máy ảnh của bạn không đủ tốt.”

Vậy mà bản thân tôi cũng đã từng khổ sở với chứng “G.A.S” ấy đấy. Hễ không hài lòng với việc chụp ảnh của mình là tôi cứ hy vọng, nếu mua được một chiếc máy ảnh mới, mình sẽ đột nhiên đầy cảm hứng trở lại, và mở ra được những cánh cửa đến với khả năng sáng tạo. Hãy tin tôi đi : hoàn toàn không phải vậy.

Một trong những ý tưởng mà tôi thường lặp đi lặp lại là : “Mua sách, chứ không mua trang thiết bị”. Thực tình mà nói, tôi cứ tiếc mãi thời gian, năng lực và công sức đã phí phạm vào việc mua sắm máy ảnh và ống kính mới. Tôi ước là mình đã đầu tư tất cả thì giờ và tiền bạc vào việc học hỏi thêm về nhiếp ảnh (sách báo, hội thảo) cũng như đi du lịch.

Tiền có thể mua được cho bạn niềm vui sướng, nhưng chỉ với điều kiện bạn tiêu tốn nó để mua lấy kinh nghiệm, chứ không phải mua các đồ đạc dụng cụ.

Không chỉ vậy, tôi nhận ra việc đọc các trang web, những bàn tán và các diễn đàn về trang thiết bị, luôn xúi giục tôi muốn mua máy ảnh và ống kính mới mà tôi không cần. Tôi đã bổ sung một ‘plugin’ (“StayFocused”) vào Google Chrome để ngăn mình khỏi lên những trang web liên quan đến máy ảnh (bởi vì tôi không tự kiểm soát được mình).

Tôi đã khám phá ra rằng khi đi ra ngoài để chụp ảnh, thì tôi không mấy nghĩ đến máy ảnh. Tôi chỉ nghĩ đến máy ảnh của mình khi ngồi ở nhà hoặc bỏ bê công việc để lướt web.

Khi đã có công việc toàn thời gian (45 tiếng mỗi tuần), tôi chỉ có rất ít thời gian để chụp ảnh đường phố và tôi chán ghét cuộc sống của mình. Cách nào đó tôi tự thuyết phục mình tin rằng mua một chiếc máy ảnh mới, thì tôi sẽ dành nhiều thời gian để ra ngoài và chụp ảnh hơn.

Hễ mua được một chiếc máy ảnh mới là tôi chỉ “hứng khởi” trong vòng một hay hai tuần lễ gì đấy thôi, sau đó thì ‘vũ như cẩn’.

Cần nhớ : bạn hãy đầu tư tiền bạc của mình để mua lấy kinh nghiệm, du lịch, thảo luận, học hỏi, và mua các sách viết về nhiếp ảnh, Không một loại máy ảnh nào có thể giúp bạn cải thiện được cách nhìn của bạn đâu.

klein-italy.jpg
Italy – © William Klein

16. Hãy chữa cho mình khỏi “G.A.S” (hội chứng nghiện trang thiết bị)

Bản thân tôi đã từng phải khổ sở vì “G.A.S.” (kiểu ăn mấy cũng không đủ no). Tôi là người duy vật chủ nghĩa, và hằng ngày tôi vẫn phải chiến đấu chống lại nỗi thôi thúc muốn có một chiếc điện thoại thông minh mới, một chiếc xe hơi, một căn nhà, áo quần, đồng hồ, máy tính xách tay, máy tính bảng, máy ảnh, ống kính, hoặc phụ tùng mới.

Tôi vẫn chưa hoàn toàn khỏi hẳn căn bệnh nghiện thiết bị, nhưng có một số thứ khiến tôi cảm thấy (bớt) “nghiện” đi :

klein-italy.jpg
© William Klein

1 – Bằng lòng với những gì đang có
Thay vì cứ muốn một chiếc máy ảnh mới mà mình chưa có, tôi cố viết ra lý do tại sao tôi lại thích chiếc máy ảnh mình đang sở hữu.

2 – Nhìn nhận không có máy ảnh nào là “hoàn hảo”
Máy ảnh nào cũng có ưu và khuyết điểm riêng của nó. Thay vì cố tìm cho được một chiếc máy ảnh “hoàn hảo”, thì hãy tìm cho mình một máy ảnh “vừa tầm”. Hãy là một người “bằng lòng” với cái mình đang có (vui thích với cái “vừa tầm”) thay vì làm một người “bày vẽ quá đáng” (cứ thích “hoàn hảo”). Để đi sâu hơn, bạn hãy đọc bài viết của tôi : “Cần Cân Nhắc Những Gì Khi Mua Một Máy Ảnh Mới Để Chụp Ảnh Đường Phố” và cuốn : “Nghịch Lý của Chọn Lựa”.

  • Đặt ra cho mình một giới hạn trong việc nâng cấp :
    Bạn không định sở hữu mãi một chiếc máy ảnh KTS trong phần đời còn lại của mình. Ví dụ, đa phần máy tính xách tay và điện thoại thông minh đều hoạt động rất tốt trong thời gian khoảng 3 năm. Do đó, bạn hãy đặt ra cho mình một quy tắc : “Tôi không cho phép mình mua máy ảnh mới, trừ khi tôi đã sử dụng chiếc máy ảnh cũ được 3 năm”.
  • Đọc lại những bài viết cũ về chiếc máy ảnh mình đang sở hữu
    Hâm nóng lại niềm phấn khởi đã từng có khi mới sở hữu chiếc máy ảnh bạn đang dùng.
    Hãy hình dung ra tình huống bị mất máy ảnh : Giả như ngày mai bạn đánh mất máy ảnh (hoặc bị người khác lấy trộm), bạn sẽ cảm thấy thế nào ? Tôi cá là bạn sẽ trân trọng chiếc máy ảnh bạn đang có rất nhiều.
  • Đừng có nhiều hơn một máy ảnh và một ống kính:
    Tôi cho rằng thật là tốt khi sở hữu máy ảnh chất lượng cao và đắt tiền. Có điều, hãy cố đừng để mình có nhiều chiếc cùng một lúc. Bản thân tôi, trước đây, khi có hơn một máy ảnh và một ống kính, tôi không dứt khoát được là nên mang theo mình chiếc nào khi rời nhà để ra ngoài. Các tâm lý gia gọi là chứng “paralysis by analysis” (=có quá nhiều chọn lựa nên, rốt cục không chọn được cái nào; tiếng Việt có thành ngữ : ngày lắm mối, tối nằm không’). Nếu chỉ có duy nhất một máy ảnh và một ống kính, thì chẳng tội gì mà bạn phải “lăn tăn” (nguyên văn=bạn biết chắc là mình mang theo máy ảnh nào rồi).
klein-poster.jpg
Poster © William Klein

(Theo Tinh Tế)

Leave a Reply