Home > Thủ Thuật > Series Hiểu về Phơi sáng: ISO
Thủ ThuậtThủ Thuật Máy ảnhTin TứcTin Tức Máy Ảnh

Series Hiểu về Phơi sáng: ISO

mainiso

ISO là từ viết tắt của cụm từ “International Organization of Standards”, là phép đo độ nhạy của một tấm phim hoặc cảm biến ảnh số đối với ánh sáng.

Nếu bạn từng chụp phim, bạn sẽ quen thuộc với những con số khác nhau đề trên hộp đựng phim, ví dụ như Kodak Gold 200, Fujifilm Velvia 50, Agfa APX 400,… Con số trong tên gọi của phim chỉ tốc độ của nó, đôi khi còn được gọi là số ASA, và số này càng cao thì tức là phim càng nhạy sáng. Độ nhạy này là một chức năng của kích thước các hạt cảm quang trên một tấm phim, đồng thời là đặc tính của các hóa chất khác nhau được sử dụng để tạo ra phim.

Bài viết này thuộc series Hiểu về Phơi sáng. Xem toàn bộ series tại:

Tam giác phơi sáng

Khẩu độ

Tốc độ màn trập

ISO

product-shot-film

Có nhiều tiêu chuẩn quốc tế khác nhau áp dụng cho phim âm bản (color negative film), phim âm bản đen trắng (black-and-white negative film) và phim dương bản (color slide film) tuy nhiên hệ thống đánh số giữ nguyên.

Để điều chỉnh ISO, người chụp phim chỉ có một tùy chọn duy nhất là thay đổi tốc độ phim khác. Khi lắp phim vào thì ISO là cố định đối với cuộn phim đã lắp.

Khi nhiếp ảnh kỹ thuật số xuất hiện, ISO phát triển các chuẩn tốc độ riêng cho cảm biến ảnh số. May mắn là chúng vẫn tuân theo hệ thống số tương tự các cảm biến ảnh số tương tự chuẩn của dòng phim. Nếu bạn chưa bao giờ chụp phim, chắc chắn bạn sẽ không quan tâm liệu ISO có thay đổi gì không, nhưng với những ai chuyển tiếp từ phim sang kỹ thuật số, đây là một tiện ích đáng mừng.

Nhiếp ảnh số có một lợi thế lớn đó là có thể thay đổi độ nhạy sáng của cảm biến ảnh trong lúc chụp. ISO nay là một chức năng điện tử trong máy ảnh mà không còn là một giá trị cố định như đã từng tùy mỗi cuộn phim. Chỉ cần xoay hay gạt một nút, bạn đã có thể thay đổi thiết lập ISO của cảm biến máy ảnh cho từng bức ảnh nếu muốn.

top-camera

Chi tiết cách tính toán ISO thì phức tạp và không thực sự hữu dụng với mọi nhiếp ảnh gia, tuy nhiên điều quan trọng ở đây là cách những chỉ số ISO liên quan đến phơi sáng và các giá trị phơi sáng. Tương tự khẩu độ và tốc độ màn trập, chúng ta cần ISO hoạt động ở dạng EV, vì ta vẫn đang kiểm soát phơi sáng và muốn cả 3 chân của Tam giác phơi sáng nói cùng một ngôn ngữ.

Giống như tốc độ màn trập, ISO được sử dụng trực tiếp mà không cần đi qua công thức tính toán. Một tấm phim với ISO 200 bằng một nửa độ nhạy sáng của tấm phim có ISO 400. Gấp đôi ISO tức là gấp đôi độ nhạy sáng. ISO, ISO giảm đi một nửa thì độ nhạy sáng cũng vậy. Rất đơn giản.

Vậy nếu bạn thay đổi ISO máy ảnh từ 400 sang 200 hoặc đổi cuộn phim tốc 200 sang cuộn 400, nghĩa là bạn đã dịch đi -1 EV, cùng lúc khiến cảm biến ảnh số hoặc cuộn phim giảm độ nhạy xuống một nửa đối với ánh sáng nhận. ISO 800 đổi thành ISO 1600 thì độ nhạy sáng tăng gấp 2, tức +1 EV.

Giờ thì chúng ta sẽ bàn về các “tác dụng phụ” của ISO. Đối với phim, phim ISO càng cao thì hiệu ứng hạt grain càng lớn do bị tác động bởi số lượng photo lớn hơn. Grain càng lớn thì bức ảnh trông càng lấm chấm lỗ chỗ. Tùy loại ảnh hoặc phim mà hạt của phim có thể biến thành ưu điểm về họa tiết và cảm nhận cho bức ảnh. Bạn chỉ có thể trải nghiệm điểm này khi chụp phim, hiệu ứng hạt này có thể tăng tính nghệ thuật cho bức ảnh của bạn.

476x536_50x50_vorenkamp_631-0113_new_york_2 476x536_50x50_vorenkamp_631-0112_new_york1

2 bức ảnh chụp cảnh New York ở giá trị phơi sáng giống nhau, ảnh trước chụp tại ISO 200, ảnh sau chụp tại ISO 6400.

Đối với cảm biến ảnh số, khi ta điều chỉnh ISO, ta không thay đổi kích thước pixel mà là tăng độ nhạy sáng dưới dạng điện tử, nói một cách dễ hiểu thì là tăng điện áp đến cảm biến ảnh. Quá trình tăng ISO diễn ra nội bộ với sự kết hợp của phần mềm và cảm biến ảnh của máy ảnh, rất giống với việc tăng độ grain trên microphone. Thảo luận về ISO máy ảnh một hồi sẽ thấy càng phức tạp và khác biệt với những gì nó thể hiện, nhưng đối với phần lớn nhiếp ảnh gia, xem ISO là độ nhạy sáng của cảm biến ảnh là cách tốt nhất để tránh được những cơn đau đầu.

Một tác dụng phụ đáng tiếc của việc tăng ISO đó là nhiễu hạt số (noise). ISO càng cao thì nhiễu hạt số xuất hiện trong ảnh càng nhiều. Các nhà sản xuất máy ảnh vừa tăng thêm số MP trên các máy ảnh mới của họ, vừa nỗ lực làm giảm lượng noise tại ISO áp dụng. Grain chụp phim có thể cải thiện cảm giác và họa tiết cho bức ảnh, nhưng chưa có ai chứng minh được noise cảm biến là một cải tiến mang tính nghệ thuật cho ảnh chụp kỹ thuật số.

Về mảng số, có 3 loại ISO: gốc (native), mở rộng và mô phỏng. Native ISO là thiết lập ISO không cần máy ảnh tăng điện áp cho cảm biến ảnh, nó không thường được các nhà sản xuất công khai trong bảng thông số kỹ thuật của một chiếc máy ảnh nhưng vẫn có thể tra trên mạng rất nhanh, và không phải lúc nào nó cũng là ISO thấp nhất có trên máy ảnh. ISO mở rộng cần tăng điện áp lên cảm biến để đạt được, khi noise bắt đầu xuất hiện trong bức ảnh của bạn, ISO càng cao thì noise càng lớn. Cuối cùng là ISO mô phỏng là khi máy ảnh sử dụng thuật toán phần mềm nhằm mô phỏng các mức ISO thậm chí còn cao hơn hoặc thấp hơn. Bất kể ISO tăng do mở rộng hay mô phỏng thì bạn vẫn sẽ thấy được noise tăng so với thiết lập ISO gốc. Và dù là loại ISO nào, thì các con số vẫn dính với mối quan hệ tuyến tính tương tự với EV.

Mọi thứ xoay quanh EV!

Giờ thì chúng ta sẽ kết lại series này chứ nhỉ?

Qua 3 phần, chúng ta đã bàn về cách thức để kiểm soát lượng ánh sáng đánh vào bề mặt tấm phim hoặc cảm biến ảnh số, ta có 2 bộ công cụ điều khiển vật lý có thể trang bị trong máy ảnh gồm khẩu độ và tốc độ màn trập. Ta còn có thể kiểm soát hơn nữa trên độ nhạy của cảm biến bằng cách điều chỉnh ISO trên máy ảnh số (hoặc đổi cuộn phim để có ISO khác).

Ta cũng đã bàn về cách mỗi chân trong 3 yếu tố này có thể định dạng ở dạng giá trị phơi sáng, bằng cách gấp đôi hoặc giảm nửa lượng ánh sáng (khẩu và tốc) và bằng cách gấp đôi hoặc giảm nửa độ nhạy sáng của bề mặt phản quang (ISO), ta có thể chỉnh tăng hoặc giảm EV.

Để giữ được phơi sáng đang cần, bạn phải phơi sáng hợp lý hoặc tùy chỉnh overexpose/underexpose cho bức ảnh, khi bạn cho phép nhiều photon vào ảnh hơn hoặc tăng độ nhạy sáng của tấm phim hoặc cảm biến ảnh thì bạn sẽ cần cân bằng theo hướng ngược lại so với các công cụ điều khiển máy ảnh khác.

Cùng xem xét một số trường hợp chụp minh họa khi bạn cần điều chỉnh 1 trong 3 yếu tốt đã tìm hiểu này:

A wide aperture blurs the New York City skyline in this portrait.
Trong ảnh chân dung này, khẩu độ rộng đã làm mờ cảnh phía sau.

1) Chụp chân dung ngoài trời

Tôi ở ngoài trời dưới ánh nắng mặt trời và muốn chụp ảnh một người bạn. Tôi từng thấy vài bức chụp có hậu cảnh nhòe sau mẫu trông rất xinh, tôi cũng muốn có hiệu ứng tương tự trong ảnh của mình. Để làm được điều đó, tôi cần mở khẩu rộng đến mức có thể thu hẹp độ sâu trường ảnh. Khi tôi bật máy ảnh ở chế độ Auto, máy đề xuất chụp ở f/8 và 1/500 giây. Tôi thì lại muốn chụp tại f/2.8 để lấy hậu cảnh nhòe. Vì đang ở ngoài trời nắng đẹp nên máy ảnh hẳn phải ở ISO gốc và cũng không cần thay đổi gì thiết lập này. Lựa chọn của tôi là:

– Tôi có thể chuyển máy sang chế độ Aperture Priority và để máy tự tính tốc độ màn trập phù hợp để phơi sáng hợp lý.

– Tôi có thể chuyển sang chế độ Manual rồi tự nhẩm tính: khi nhảy từ f/8 sang f/2.8 nghĩa là tôi đã dịch +3 EV để phơi sáng do tôi mở 3 stop khẩu (f/8 đến f/5.6 đến f/4 đến f/2.8) rồi từ đó cho phép nhiều ánh sáng vào máy ảnh hơn. Để duy trì phơi sáng ổn định bằng tốc, tôi cần giảm thời lượng màn trập mở xuống -3 stop. Do đó tôi sẽ thay đổi tốc từ 1/500 thành 1/4000 giây (1/500 đến 1/1000 đến 1/2000 đến 1/4000).

Mount Shuksan in North Cascades National Park, taken from a US Navy Sikorsky UH-3H Sea King helicopter. A narrow aperture allows greater depth of field to keep the helicopter tail and mountain relatively sharp.
Nút Shuksan ở phía Bắc Công viên Quốc gia Cascades, được chụp từ máy bay trực thăng US Navy Sikorsky UH-3H Sea King. Khẩu hẹp cho phép độ sâu trường ảnh lớn giúp chụp được cả đuôi máy bay lẫn ngọn núi khá sắc nét.

2) Chụp phong cảnh

Tôi đang chụp ảnh những tòa nhà thành thị hay dãy nút phủ tuyết thì bạn tôi cũng muốn xuất hiện trong ảnh ở phần tiền cảnh. Tôi muốn bạn tôi lên hình sắc nét nhưng cũng muốn cảnh phía sau nét luôn. Máy ảnh lúc này đề xuất chụp tại f/4 và 1/1000 giây trên ISO gốc. Khi tôi muốn tăng độ sâu trường ảnh để giữ người bạn ở tiền cảnh được lấy nét đồng thời phải đảm bảo hậu cảnh không biến thành một mớ nhòe nhòe thì tôi sẽ chọn f/16. Lựa chọn của tôi là:

– Tôi có thể dùng chế độ Aperture Priority, đổi thiết lập sang f/16 và để máy ảnh quyết định tốc phù hợp.

– Tôi có thể dùng chế độ Manual rồi đổi qua f/16, giúp giảm kích thước khẩu mở đi 4 stop mà giờ tôi sẽ cần phải bù trừ với tốc. Tại sao tôi không thể bù trừ với ISO? Dĩ nhiên về lý thuyết thì được, nhưng nếu máy ảnh của bạn đã ở thiết lập ISO gốc thì chắc chắn bạn sẽ không thể giảm độ nhạy của cảm biến ảnh hay phim xuống nữa do cần 4 stop cho tình huống này. Như vậy, bạn sẽ cần bù trừ với tốc chậm hơn. 4 stop từ 1/1000 là 1/60 giây (1/1000 đến 1/500 đến 1/250 đến 1/125 đến 1/60).

High shutter speed freezes the action on a football pitch.
Tốc độ màn trập cao giúp đóng băng hành động trên sân bóng.

3) Trận bóng đá của bọn trẻ

Bạn cần chụp lại những khoảnh khắc tỏa sáng của bọn trẻ nhà bạn trên sân cỏ xanh cũng như muốn thử nghiệm ống kính tele mới mua. Mấu chốt của việc đóng băng hành động là tốc độ màn trập nhanh. Ánh sáng trên sân cỏ sẽ hơi gắt một chút nhưng đây lại là cơ hội tuyệt vời để sử dụng chế độ Shutter Priority hoặc Aperture Priority và cho phép máy ảnh tính EV hộ bạn với tốc độ cao. Chỉnh ISO trong những tình huống như thế này thường khó khăn nhưng lại rất thú vị.

– Nếu sử dụng chế độ Shutter Priority bạn có thể cài tốc độ màn trập thật nhanh, ví dụ 1/1000 giây. Bạn sẽ thấy máy ảnh cân bằng bằng cách mở khẩu gần hoặc hoàn toàn đến mức lớn nhất để thu nhận được càng nhiều ánh sáng càng tốt.

– Nếu dùng chế độ Aperture Priority bạn có thể mở khẩu lớn hết mức, máy ảnh sẽ cân bằng bằng cách chọn cho bạn tốc độ màn trập nhanh nhấp phù hợp với lượng ánh sáng cần nhận.

– Trường hợp ngày đó nhiều mây và bạn thấy ảnh chụp ở chế độ Shutter Priority (nếu bạn chụp bằng máy số và có thể xem lại ảnh ngay) trông tối hơn thiết lập đã đề xuất, còn ở chế độ Aperture Priority ảnh của bạn lại bị mờ do tốc không đủ để đóng băng hành động, vậy bạn phải làm gì? Đây là lúc bạn có thể tăng giá trị EV cho khẩu hoặc tốc khiến cảm biến ảnh trở nên nhạy hơn với các hạt photon. Xoay nút ISO lên nhiều EV nữa rồi xem thử việc đó có giúp ảnh chụp Shutter Priority có sáng hơn hay ảnh Aperture Priority có sắc nét hơn không. Nhưng phải cẩn thận, việc đẩy ISO lên quá cao cũng sẽ khiến hiện tượng nhiễu hạt xuất hiện.

A low-light, handheld image from a New York street. After opening my aperture to f/1.8, I had to increase my ISO to 800 to get the shutter speed sufficiently quick to avoid camera blur in the low light.
Ảnh chụp tay low-light trên đường phố. Sau khi mở khẩu rộng đến f/1.8, người chụp phải tăng ISO lên 800 để tốc độ màn trập đủ nhanh để ảnh không bị nhòe.

4) Ảnh chụp tay trong điều kiện thiếu sáng

Một trong những điều mà nhiều nhiếp ảnh gia ao ước chính là khả năng chụp ảnh trong không gian tối, ví dụ như quán bar hay nhà hàng, mà không cần dùng đèn flash để tăng ánh sáng hay cầm theo tripod cồng kềnh. Trước đây bạn sẽ cần phim (ISO cao) cực nhanh và một ống kính cho phép dùng khẩu độ rất lớn để chụp. Công thức thành phần ống kính vẫn tương tự với thời đại kỹ thuật số hiện nay, nhưng không hẳn nhiều bằng việc hiệu suất low-light của các bức ảnh số ISO cao ngày càng được cải thiện hơn. Đây là cách tôi đạt được một bức ảnh:

– Tùy vào độ tối của môi trường, độ lớn mà tôi có thể chỉnh khẩu độ và lượng thời gian tôi cần để thiết lập cho một bức ảnh, tôi sẽ bắt đầu ở ISO gốc hoặc tăng từ đó lên 1 hoặc 2 EV. Tiếp đó tôi sẽ mở khẩu đến đường kính lớn nhất của nó rồi xem máy ảnh chọn tốc độ màn trập nào ở chế độ Aperture Priority. Nếu tôi thấy tốc máy chọn vẫn quá chậm để loại bỏ được hiệu ứng nhòe do rung máy gây ra thì tôi sẽ tăng ISO lên dần.

– Bạn sẽ để ý thấy trong mọi ví dụ ở trên, tôi đều chỉnh máy ảnh theo thước full stop/EV. Rất nhiều máy ảnh cho phép bạn chọn và thay đổi thiết lập phơi sáng (ISO, khẩu, tốc và cân bằng phơi sáng) ở thước 1/2 stop hay thậm chí là 1/3 stop. Với những bạn chỉ cần tính toán đơn giản, tôi đề xuất bạn nên cài máy chụp trên thước full stop hoặc 1/2 stop. Một số bạn sẽ phản đối quan điểm này bởi có thể bạn sẽ phải chịu mất đi vài phần khả năng phơi sáng chuẩn mà thước chỉnh 1/3 step cho phép, nhưng tôi thà chấp nhận đánh đổi như vậy còn hơn đau đầu mải tính mà rốt cuộc vẫn không chụp được gì.

Lời kết

Hy vọng bạn đã thưởng thức series về phơi sáng này và biết cách làm thế nào để kiểm soát phơi sáng trên máy ảnh. Một điều quan trọng để chụp được loại ảnh bạn muốn đó là bạn phải biết những biến số khác nhau không chỉ tác động lẫn nhau khi phơi sáng một ảnh và còn biết thêm về các hiệu ứng phụ khác khi điều chỉnh từng biến số (độ sâu trường ảnh, nhòe chuyển động, nhiễu hạt,…) Như có viết ở đầu series, nhiếp ảnh là nghệ thuật. Bạn nên giữ mình cảm thấy tự do khi thử nghiệm các thiết lập máy ảnh nhằm đạt được tầm nhìn nghệ thuật của bạn bằng cách thay đổi các yếu tố phơi sáng, độ sâu trường ảnh, motion blur,… Chúc bạn may mắn, chụp ảnh thật vui và tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật.

Theo Todd Vorenkamp @ bhphotovideo