Home > Thủ Thuật > 100 lưu ý của các bậc thầy nhiếp ảnh đường phố (bài 5: 35 – 40)
Thủ Thuật

100 lưu ý của các bậc thầy nhiếp ảnh đường phố (bài 5: 35 – 40)

nhiep-anh-duong-pho

Hãy cầm máy đi ra ngoài và chụp thật nhiều. Đó là kinh nghiệm chia sẻ của rất nhiều người từng trải trong ngành nhiếp ảnh. “Your first 10,000 photographs are your worst.” ― Henri Cartier-Bresson ― bậc thầy nhiếp ảnh cũng nói như thế.

Nhưng, với những ai chưa vững vàng, những chia sẻ của người khác rất có thể là con đường tắt để mình đi nhanh hơn. Đó là những đúc kết ngắn gọn từ sự nghiệp nhiếp ảnh của Henri Cartier-Bresson, Josef Koudelka, Sebastião Salgado, Anders Petersen, William Klein … có thể khác biệt nhau, nhưng thấy đây cũng là những lưu ý cần thiết cho nhiều người.

14639658_349943032017203_738027675472065638_n.jpg

Cuộc đời như cái máy ảnh
Chỉ lấy nét điều quan trọng,
đúng thời điểm,
hình thành âm bản,
và, nếu có trục trặc,
chụp tấm khác!
[Daireth Winehouse]

35. Đừng chần chừ

Khi nhìn thấy người đàn ông này trong khu thương mại LA, tôi rất sợ đến gần để chụp ảnh anh ta. Tuy nhiên tôi đã lấy hết can đảm đến gần và đề nghị được chụp một vài bức chân dung.

Tuy trông có vẻ đáng sợ, nhưng anh ta lại cực kỳ thân thiện và chẳng tỏ ra chút khó chịu nào đối với việc tôi chụp ảnh. Tôi chụp liền hai tấm bằng đèn flash trên máy ảnh và rất vui vì đã nghe theo sự thôi thúc trong lòng và trực giác để để nghị được chụp ảnh người đàn ông ấy.

Nếu nhìn thấy điều gì đó có thể là một bức ảnh đẹp đối với bạn, bạn đừng chần chừ, cứ chụp đi. Hãy sống mà không phải hối tiếc.

36. Đừng cố trở thành một ai khác (Hãy là chính mình)

“Hãy chụp ảnh đúng theo phong cách riêng bạn !” – Bruce Gilden
”Photograph who you are!”

Một trong những nhiếp ảnh gia đường phố quyết đoán nhất chính là Bruce Gilden. Ai yêu ai ghét cũng mặc, ông vẫn cứ luôn là chính ông. Ông được sinh ra và lớn lên trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của Thành Phố New York và không hề giấu diếm việc bố ông là một tay “xã hội đen”. Bruce có một quan điểm dứt khoát là chụp rất gần bằng đèn flash với ống kính 28mm, và không cần giải thích biện bạch về cách chụp ảnh hoặc làm việc của mình cho ai cả.

camera.tinhte.vn.jpg
© Bruce Gilden / Magnum Photos

Nhiều người chỉ trích ông quá lạm dụng các chủ thể, hoặc tỏ ra coi thường ông. Bản thân tôi đã từng gặp ông và có thể nói được rằng ông luôn là chính ông thực sự: một con người táo tợn, mạnh bạo, nói là làm. Ấy thế mà ông lại chiếm được nhiều cảm tình nơi những người ông chụp ảnh.

“Tôi yêu những con người mà tôi chụp ảnh. Ý tôi muốn nói, họ đều là bạn của tôi. Tôi chưa từng gặp mặt hoặc biết chút gì đó về họ, tuy nhiên, qua các bức ảnh, tôi cùng chia sẻ cuộc sống với họ. Họ là những biểu tượng. Người trong các bức ảnh tôi chụp chẳng phải là ông X, ông Y hay gì gì đó, song là một ai đó đi ngang qua trên con đường tôi đi hoặc tôi đi ngang qua trên con đường của họ và, nhờ sự trung gian của nhiếp ảnh, tôi đã có thể chụp được bức ảnh đẹp về những cuộc tao ngộ ấy. Họ có riêng cuộc sống của họ, nhưng họ cũng là những biểu tượng. Tôi muốn nói rằng tôi tôn trọng người xem, nhưng không muốn nói hết mọi điều cho họ biết”. – Bruce Gilden.

Khi bắt đầu chụp ảnh đường phố, tôi cố bắt chước Henri Cartier-Bresson (người cực kỳ hướng nội và không thích tương tác với các chủ thể ông chụp). Nhưng nếu như vậy thì tôi không còn là chính mình, không còn chụp ảnh theo phong cách riêng của mình nữa. Tôi đang bắt chước một người chụp ảnh mà nhân cách và thế giới quan hoàn toàn khác tôi.

Sau nhiều năm, tôi đã khám phá ra phong cách nhiếp ảnh đường phố riêng cùa mình phản ảnh được tôi là một người hòa đồng, thích trò chuyện và gần gũi với người khác. Tự trong tâm khảm, tôi là một người hướng ngoại (thuộc ‘típ” ESFP theo bảng xếp loại của Myers-Briggs=thực dụng, mạnh mẽ, bị hấp dẫn bởi những gì khó khăn, đôi khi lỗ mãng và khiêu khích – Xem Họa Thuật Chín Điểm của hai tác giả : Renée Baron và Elizabeth Wagele).

Nói cho cùng, tôi thích gần gũi với các chủ thể khi chụp ảnh họ (kiểu như Bruce Gilden), và thích chụp cận cảnh cũng như sự mật thiết bằng cách gần gũi thân thiện.

Trong nhiếp ảnh, không có cách chụp “đúng” hoặc “sai”. Bạn hãy chụp theo phong cách riêng của bạn. Điều gì làm cho nhân cách của bạn trở nên độc đáo ? Nếu không thích tương tác với các chủ thể của mình, bạn hãy chụp từ xa và chụp một cách ngẫu nhiên. Nếu là người hướng ngoại và thích đàm luận, bạn đừng ngại nói chuyện với các chủ thể.

Người Hi-lạp cổ đại nói : “Hãy tự biết mình” (connait-toi toi même! – Socrate). Cũng vậy, bạn hãy tự biết chính mình trong khi chụp ảnh đường phố. Hãy chụp những gì phù hợp với nhân cách, tâm trạng, tính khí của ban và đừng quan tâm đến những gì người khác nói hay làm.

NYC16702.jpg
© Bruce / Magnum Photos

 

37. Đừng cứ mải theo một lối mòn

“Khi đến Tiếp Khắc (cũ), tôi đã trải nghiệm được hai sự thay đổi : thứ nhất, tình huống này không lặp lại lần thứ hai. Tôi không nhất thiết phải cần đến ống kính góc rộng. Tôi đã nắm vững thuật rất và cứ lặp lại chính mình, nay thì không còn muốn lặp lại nữa, tôi chỉ muốn thay đổi. Tôi dùng một máy ảnh Leica 50mm/35mmm. Thứ hai, tôi đã bắt đầu đi du lịch khắp nơi. Tôi có thể làm điều đó và đã có được một cái nhìn về thế giới”. – Josef Koudelka.

camera.tinhte.vn-2.jpg
Boemia, 1963 © Josef Koudelka / Magnum Photos

Luôn có một khoảng cách mong manh giữa sự lặp lại và sự linh động nơi người chụp ảnh và người họa sĩ. Một đằng, bạn muốn lặp đi lặp lại và nhất quán trong tác phẩm của mình hòng tạo ra cho mình một phong cách hay một tiếng nói riêng. Đằng khác, bạn muốn có sự thay đổi nhằm tránh cho bản thân (và người xem) khỏi nhàm chán.

Khi Josef Koudelka thực hiện bộ ảnh “Gypsies”, ông đã đi du lịch và sống với những người Di-gan trong vòng mười năm. Ông chỉ chụp bằng một chiếc SLR với ống kính 25mm. Cách này giúp ông dễ dàng thao tác trong các khu phố chật hẹp đông đúc và tạo ra được một tư liệu sâu sắc về cuộc sống của người Di-gan.

Khi Koudelka hoàn tất bộ ảnh tư liệu, ông nhận ra là không cần phải lặp lại chính mình nữa. Từ đó trở đi, ông chỉ tiếp tục khám phá và du lịch qua các nơi trên thế giới với một chiếc Leica 35mm/50mm.

Koudelka cũng muốn chuyển chủ đề chụp ảnh sang hướng khác :

“Tôi không muốn đạt đến chỗ mà từ đó tôi không biết phải làm thế nào để tiến xa hơn. Thật tốt khi đặt ra cho chính mình những giới hạn; nhưng rồi cũng có lúc chúng ta phải phá hủy những gì chúng ta đã xây nên”. – Josef Koudelka.

camera.tinhte.vn-3.jpg
Josef Koudelka / Magnum Photos

Có một quan niệm gọi là “phá cách” trong nghệ thuật và cuộc sống. Điều đó có nghĩa là bạn cần một khuôn khổ làm việc để giữ cho mình luôn tìm được nguồn cảm hứng trong công việc nghệ thuật của mình. Nhưng đến một giai đoạn nào đó, khuôn khổ ấy có thể trở nên như một chiếc lồng. Khi điều này xảy ra, bạn phải phá vỡ chiếc lồng đang giam nhốt chính bạn.

38. Hãy xin phép

“Tôi mang theo cuốn album nhỏ có chứa những bức ảnh này do tôi chụp. Tôi có ba sự chọn lựa. Một là, nếu nhìn thấy ai đó đang ở vào tư thế rất đẹp như trong cuốn album, tôi sẽ tiến thẳng đến và đề nghị họ, tôi muốn chụp lại biểu cảm ấy. Một khi đã nhận được sự đồng ý, tôi liền xin họ hãy thể hiện lại nó. Không một ai khác có thể làm được y hết như họ được. Hai là, trường hợp họ không đồng ý, tôi liền giở cuốn album ra cho họ nhìn thấy bức ảnh. Và ba là tôi cứ chụp rồi bỏ chạy “như bị ma rượt”. Tôi luôn có cho mình ba sự chọn lựa như thế”. – Bruce Davidson

Bruce Davidson là một nhiếp ảnh gia không ngại mở lời xin phép người khác để chụp ảnh. Ông là một người chụp ảnh đường phố luôn có được sự cảm thông nơi các chủ thể và cố gắng tạo ra những loạt ảnh kết nối ông với họ.

camera.tinhte.vn-4.jpgBruce Davidson USA. New York City. 1966. East 100th Street

Tuyển tập ảnh đầu tiên của Davidson là “East 100th Street”, trong đó, bằng một chiếc máy ảnh khổ lớn, ông đã ghi lại hình ảnh những con người và những gia đình khố rách áo ôm, một cách chân chực và đầy yêu thương. Trước khi có thể tạo được lòng tin nơi các chủ thể, ông thường hay lui tới nhiều lần để thăm những người lân cận. Một điều rất hay nơi ông là ông thường in ra các bức ảnh những người được ông chụp và tặng lại cho họ, thay vì chỉ việc chụp rồi bỏ đi mất dạng.

Sau công trình ấy, ông bắt đầu chụp ảnh màu cho công ty xe điện ngầm New York, bằng cách sử dụng một chiếc SLR và đèn flash đời 1980.

Nếu bạn xem các bức ảnh Davidson chụp trong bộ ảnh “Subway” của ông, thì đa phần trong số chúng đều có vẻ ngẫu nhiên và không có chuyện xin phép Nhưng trên thực tế, Davidson đã hỏi xin phép rất nhiều chủ thể trong đó. Ông mô tả phương pháp của mình nư sau :

“Thường thì tôi chỉ việc đến gần người ta: “Xin lỗi, tôi đang thực hiện một cuốn sách về xe điện ngầm và cho phép tôi được chụp ảnh ông (bà, bạn, cô, cậu…) nhé. Tôi sẽ gửi cho ông (bà, bạn, cô, cậu…) một tấm. Nếu họ phân vân, tôi sẽ đưa bộ ảnh ra và chỉ cho họ thấy công việc có liên quan đến xe điện ngầm của tôi; Cũng có khi họ từ chối, nhưng không phải luôn như vậy.

Davidson không phải lúc nào cũng xin phép. Nhưng đôi lúc chụp một cách ngẫu nhiên thì lại lôi kéo sự chú ý một cách không cần thiết :

Thi thoảng tôi chụp trước, xin lỗi sau, giải thích rằng tình huống ấy quá hấp dẫn, tôi không thể bỏ qua được và mong họ không phiền. Lúc khác, tôi chụp ảnh mà hoàn toàn chẳng nói gì.. Nhưng ngay cả với cách này, thì đèn flash cũng tố cáo sự có mặt của tôi. Khi nó lóe lên. mọi người trên xe đều biết đó là một pha chụp ảnh – ánh đèn đã chiếu vào một ai đó. Việc này cũng đánh động cho bọn trộm ngấm ngầm biết được đang có một chiếc máy ảnh ở đâu đấy. Rất cảnh giác về chuyện này nên tôi thường đổi sang xe khác sau khi chụp ảnh”. – Bruce Davidson.

Hãy biết rằng không có lý do gì để bạn phải ngại xin phép. Chỉ có tình huống xấu nhất là người ta từ chối lời đề nghị của bạn mà thôi.

Zoe Strauss, một nữ nhiếp ảnh gia trong nhóm Magnum, cũng bị nhiều người từ chối khi cô đề nghị được chụp ảnh họ :

“Tôi đã từng chặn đường hàng trăm người và xin phép đươc chụp ảnh họ. Nếu là một bức chân dung cận cảnh, tôi luôn ngỏ ý xin phép. Thường thì câu trả lời là ‘không’” – Zoe Strauss

camera.tinhte.vn-5.jpg
Zoe Strauss / Magnum Photos

Hỏi xin phép không phải là việc dễ dàng gì. Bạn tự đặt mình vào tình huống có thể bị tổn thương vì lời từ chối của người khác, nên không lấy làm tự tin cho lắm.

Điều tuyệt diệu đối với việc xin phép là tiến trình chụp ảnh trở nên một hợp tác giữa hai cá nhân với nhau, thay vì người chụp đơn giản chỉ “đánh cắp” bức ảnh từ chủ thể.

Nếu sợ đến gần người lạ và chụp ảnh họ mà không xin phép, bạn hãy bắt đầu bằng cách dò ý họ trước. Càng dò ý và càng bị từ chối, thì bạn càng tạo được cho mình sự tự tin hơn. Không chỉ có vậy, bạn còn cải thiện được kỹ năng của mình để tranh thủ được sự đồng ý của họ. Dưới đây là một số lời khuyên thực tiễn khi hỏi xin phép :

  • Bày tỏ lời khen
    Lần đầu đến gần chủ thể mình muốn chụp, bạn hãy đưa ra những lời khen ngợi bằng cách nói cho họ biết lý do tại sao bạn muốn chụp ảnh họ. Chẳng hạn, có thể là khen màu tóc hoặc màu mắt, cách ăn mặc, đồ trang sức hoặc chiếc kính râm của họ. Tôi đã từng nói, “Xin lỗi, thưa ông. Tôi rất thích gương mặt của ông. Ông có phiền khi tôi chụp một bức ảnh không ạ ?”, và đã thành công hưn cả mong đợi.Trường hợp nhận ra một ai đó có vẻ hơi buồn nhưng bạn vẫn cứ muốn chụp ảnh họ, thì đừng nói với họ những lời khen ngợi giả tạo. Tuy nhiên, bạn có thể nói một lời tích cực nào đó như, “Xin lỗi, thưa ông, trông ông hình như đang có tâm sự gì đó. Ông có phiền khi tôi chụp một bức ảnh không ạ ?”
  • “Ghi lại” so với “chớp” một bức ảnh
    Tôi cũng đã nhận ra rằng bằng cách nói “ghi lại” một bức ảnh (thay vì “chớp”), thì tôi càng nhận được sự đồng ý của người ta hơn. Tại sao vậy ? “Ghi lại” là một tiến trình có sự hợp tác và sáng tạo hơn. Còn “chớp” thì nghe giống như hớp hồn một ai đó vậy. (Tạm dịch= “make a photo” và “take a photo”, là hai động từ không có sự khác nhau nhiều lắm trong tiếng Việt).
  • “Chân dung” so với “tấm ảnh”
    Bằng cách nói là chụp “chân dung”, thay vì một “bức ảnh”, thì các chủ thể thường sẵn lòng hơn. Sao lại có sự khác nhau như thế ? “Chân dung” nghe có vẻ quý phái và trân trọng hơn. Đa phần người ta sẽ cảm thấy vinh dự khi được chụp “chân dung”. Trong khi đó, “bức ảnh” lại nghe không được chuyên nghiệp và có vẻ rờn rợn sao ấy. (Ở đây cũng tạm dịch chữ “portrait” và “picture”).
  • Chìa màn hình LCD cho người ta xem
    Nếu chủ thể trả lời “đồng ý” cho bạn chụp ảnh, thì hãy làm cho họ tham gia vào tiến trình chụp bằng cách chìa màn hình LCD cho họ xem sau khi bạn chụp xong. Hãy hỏi họ thích bức nào nhất, thậm chí còn sẵn lòng gửi nó cho họ một tấm.
  • Hỏi thăm về cuộc sống của họ
    Nói chung, khi tiến đến gần người khác để chụp ảnh mà không có chuyện gì để nói, tôi thường phá vỡ sự im lặng bằng cách dạm hỏi đôi chút về cuộc sống của họ. Việc này mở ra rất nhiều những câu chuyện thú vị và lúc nào bạn cũng có thể tìm được tiếng nói chung. Theo lối này, bạn có thể tìm ra cách để tiếp xúc với bất cứ người lạ nào trên đường phố, đồng thời chia sẻ với họ đôi chút về cuộc sống của chính bạn.

camera.tinhte.vn-6.jpg
Zoe Strauss / Magnum Photos

 

39. Hãy để cho mình nếm mùi bị từ chối

Chúng ta thường sợ bị từ chối hơn là lời từ chối.

Nếu muốn nhanh chóng đập vỡ “vỏ ốc” của mình trong nhiếp ảnh đường phố, bạn hãy bắt đầu bằng cách xin phép. Mục đích đặt ra là, cho đến cuối ngày, bạn có được 10 người “đồng ý” cho bạn chụp và 10 người “không đồng ý”.

Nếu chủ thể nói “đồng ý”, thì hãy chụp ít nhất 10 tấm và sau đó chìa màn hình LCD cho họ xem. Thậm chí còn sẵn lòng gửi ảnh cho họ.

Bạn cũng có thể hỏi xem họ thích bức chụp nào nhất. Việc này khiến chủ thể của bạn thấy thich thú và làm cho họ cảm thấy thoải mái hơn khi được chụp ảnh.

camera.tinhte.vn-8.jpgcamera.tinhte.vn-7.jpg
Toronto, 2015

40. Đừng định danh chính mình

“Ái chà ! có người tự cho mình là chụp ảnh tư liệu. Ngay cả đó là gì tôi cũng không biết. Nhiều người khác lại cho mình là phòng viên ảnh. Rất hiếm khi tôi cho đăng ảnh trên báo. Người khác nữa lại cho mình là nhiếp ảnh gia mỹ thuật. Đến lượt tôi, tôi bảo rằng tôi không phải như vậy. Tôi đang khao khát mình được trở thành một người chụp ảnh đúng nghĩa, thế thôi.” – Bruce Davidson.

Đừng phân loại chính mình bằng cách tự định nghĩa mình trong nhiếp ảnh (đặc biệt là “nhiếp ảnh đường phố”). Hầu hết những “người chụp ảnh đường phố” được nêu tên trong tập sách này đều không bao giờ tự gọi họ là “nhiếp ảnh gia đường phố”.

camera.tinhte.vn-9.jpg
Bruce Davidson / Magnum Photos / Steidl

“Chụp ảnh đường phố” chỉ là một từ ngữ chung chung được chúng ta sử dụng để mô tả thể loại ảnh chúng ta chụp người khác nơi công cộng (nhằm phân biệt chúng ta với những người chuyên chụp phong cảnh thiên nhiên).

Nhiếp ảnh là nhiếp ảnh. Có những ngày bạn muốn chụp “ảnh đường phố”, ngày khác bạn lại muốn chụp bạn bè, gia đình hoặc những buổi hoàng hôn. Đừng để cho những định nghĩa cầm chân bạn. Đừng quan tâm đến những “nhãn hiệu” người khác tìm cách gán cho bạn.

Bruce Davidson thường được xác định như một nhiếp ảnh gia “tư liệu” hoặc “đường phố”. Một số ảnh chụp của ông là “tư liệu” theo nghĩa ông dành nhiều thời gian cho một chủ đề duy nhất. Số khác lại là “nhiếp ảnh đường phố” theo nghĩa đôi lúc ông chụp những bức ảnh các chủ thể một cách ngẫu nhiên, ở những nơi công cộng. Bruce Davidson tự xem mình như một người “rất người” khi tiến hành công việc chụp ảnh, chứ không phải là bất cứ một kiểu “nhiếp ảnh gia” nào.

Bạn là một con người, đấy mới là điều quan trọng trong cuộc sống. Hãy chỉ nghĩ về mình như là một cá nhân yêu thích cuộc sống, và chỉ việc chụp ảnh. Khi đã gạt bỏ hết những định nghĩa, bấy giờ quan điểm của bạn mới rộng mở ra với thế giới. Bạn không còn tập trung vào việc chụp theo một chủ đề nhất định nào, bởi vì đấy không phải là “nhiếp ảnh đường phố”.

Hãy chụp bất cứ thứ gì có vẻ hơi hấp dẫn đối với bạn. Đừng sợ bức ảnh có thể “sáo rỗng” hoặc “chán ngắt”. Bạn đâu cần phải công bố tất cả những bức ảnh bạn chụp. Và nếu bạn chụp bằng KTS, thì không có gì là xấu khi tạo ra những bức ảnh “hơn cả mong đợi”.

Đừng cố quyết làm cho mình trở thành một “nhiếp ảnh gia đường phố”, mà hãy chọn mục đích trở thành một người chụp ảnh tài giỏi. Đừng hỏi những người chụp ảnh khác có nghĩ những bức ảnh bạn chụp là “ảnh đường phố” hay không. Hãy chỉ hỏi xem những bức ảnh có gây ra cảm xúc nơi họ hay không mà thôi.

Tai sao những người chụp ảnh cứ thích định nghĩa nhau và nhốt nhau vào những “chiếc hộp” như thế ? Việc đó làm cho người khác cảm thấy thoải mái với họ.

Khi đặt những người chụp ảnh khác “vào hộp”, bạn cảm thấy an toàn cho mình hơn. Thật là tham lam và ích kỷ khi áp đặt cho người khác định nghĩ riêng của bạn. Con người vốn khó chịu với tính chất lập lờ nước đôi, và lúc nào người ta cũng muốn thấy họ đang đứng ở vị trí nào so với bạn.

Tôi thường bị chê không phải là một “người chụp ảnh đường phố”. Thay vì biện bạch với họ, tôi chỉ khôi hài nói rằng, “Bạn đúng rồi, tôi không phải là người chụp ảnh đường phố, tôi chỉ là một người châu Á đi du lịch có mang theo máy ảnh, thế thôi”.

Để trở thành một người chụp ảnh giỏi, bạn hãy quan tâm đến đồng loại :

“Tôi hoàn toàn là một con người. Tôi chỉ ghi lại hoàn cảnh nhân sinh mà tôi bắt gặp đang diễn ra. Những hoàn cảnh mà có khi rất nghiêm túc, nhưng cũng có lúc ngang trái hoặc đầy dí dỏm hài hước. Tôi có chính kiến riêng của mình, nhưng không bày tỏ một cách công khai”. – Bruce Davidson.

Ngay đến Garry Winogrand cũng ghét cụm từ “nhiếp ảnh gia đường phố”. Trong một lần được phỏng vấn, ông đã nói đùa rằng người ta hỏi ông thuộc loại nhiếp ảnh nào, ông chỉ đáp lại rằng, ông là một “nhiếp ảnh gia vườn bách thú”.

Tóm lại, hãy lấy việc yêu thương người khác làm mục đích trước đã, sau đó mới tập trung vào việc chụp ảnh. Tôi tin rằng việc nối kết với người khác thì quan trọng hơn việc chụp ảnh nhiều.

PAR18964.jpg

Henri Cartier Bresson / Magnum Photos

Leave a Reply